(VTC News) – Sau khi tử cung hoàn thành nhiệm vụ của mình (tức khi đứa bé đã được sinh ra đời), nó sẽ được lấy ra khỏi cơ thể của người mẹ.
Theo các nhà khoa học này thì một người trong số họ đã phải cắt bỏ tử cung cách đây vài năm vì ung thư cổ tử cung, còn trường hợp kia thì khi sinh ra đã không có bộ phận này.
Cuộc phẫu thuật đầy phức tạp và mang tính đột phá trên đã phải cần đến một đội ngũ của hơn 10 nhà phẫu thuật có tay nghề cao, vốn được đào tạo từ năm 1999 để thực hiện những cuộc phẫu thuật như thế.
Khi tử cung được lấy ra khỏi cơ thể người hiến tặng, nó sẽ được ướp lạnh trong khi chờ đợi cấy ghép. Phải mất từ 20- 40 phút sau khi được đặt vào cơ thể của người nhận thì các mạch máu mới bắt đầu hoạt động.
Khi mạch máu bắt đầu hoạt động một cách hiệu quả, tử cung sẽ kết nối với âm đạo của bệnh nhân và được cố định trong khung chậu.
Điểm đáng chú ý là sau khi tử cung hoàn thành nhiệm vụ của mình (tức khi đứa bé đã được sinh ra đời), nó sẽ được lấy ra khỏi cơ thể của người mẹ để họ không cần phải tiếp tục uống thuốc chống đào thải.
Giáo sư Mats Brannstrom- trưởng nhóm phẫu thuật cho biết: cả 2 phụ nữ trên đều khá khỏe mạnh, tuy nhiên có hơi mệt sau cuộc phẫu thuật. Trong khi những người mẹ hiến tặng thì có sự phục hồi khá tốt, đã có thể đi lại được. Tuy nhiên họ vẫn cần được chăm sóc tại bệnh viện trong vòng vài ngày.
Được biết năm vừa rồi các bác sĩ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thành công trong ca cấy ghép tương tự, mà người hiến tặng là một phụ nữ đã tử vong.
Thành công từ những ca phẫu thuật trên đã mang lại hy vọng có em bé cho hàng nghìn người phụ nữ vốn được sinh ra bị khiếm khuyết bộ phận này hay buộc phải cắt bỏ vì ung thư. Các nhà khoa học có thể lấy làm tự hào rằng thách thức y học khá hóc búa này đã được vượt qua.
Khi phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh ở độ tuổi khoảng 50, buồng trứng sẽ ngừng sản xuất trứng. Tuy nhiên tử cung của họ vẫn hoạt động khá hiệu quả và hoàn toàn có thể hiến tặng.
Theo các nhà khoa học này thì một người trong số họ đã phải cắt bỏ tử cung cách đây vài năm vì ung thư cổ tử cung, còn trường hợp kia thì khi sinh ra đã không có bộ phận này.
Cuộc phẫu thuật đầy phức tạp và mang tính đột phá trên đã phải cần đến một đội ngũ của hơn 10 nhà phẫu thuật có tay nghề cao, vốn được đào tạo từ năm 1999 để thực hiện những cuộc phẫu thuật như thế.
Khi tử cung được lấy ra khỏi cơ thể người hiến tặng, nó sẽ được ướp lạnh trong khi chờ đợi cấy ghép. Phải mất từ 20- 40 phút sau khi được đặt vào cơ thể của người nhận thì các mạch máu mới bắt đầu hoạt động.
Khi mạch máu bắt đầu hoạt động một cách hiệu quả, tử cung sẽ kết nối với âm đạo của bệnh nhân và được cố định trong khung chậu.
Điểm đáng chú ý là sau khi tử cung hoàn thành nhiệm vụ của mình (tức khi đứa bé đã được sinh ra đời), nó sẽ được lấy ra khỏi cơ thể của người mẹ để họ không cần phải tiếp tục uống thuốc chống đào thải.
Giáo sư Mats Brannstrom- trưởng nhóm phẫu thuật cho biết: cả 2 phụ nữ trên đều khá khỏe mạnh, tuy nhiên có hơi mệt sau cuộc phẫu thuật. Trong khi những người mẹ hiến tặng thì có sự phục hồi khá tốt, đã có thể đi lại được. Tuy nhiên họ vẫn cần được chăm sóc tại bệnh viện trong vòng vài ngày.
Được biết năm vừa rồi các bác sĩ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thành công trong ca cấy ghép tương tự, mà người hiến tặng là một phụ nữ đã tử vong.
Thành công từ những ca phẫu thuật trên đã mang lại hy vọng có em bé cho hàng nghìn người phụ nữ vốn được sinh ra bị khiếm khuyết bộ phận này hay buộc phải cắt bỏ vì ung thư. Các nhà khoa học có thể lấy làm tự hào rằng thách thức y học khá hóc búa này đã được vượt qua.
Khi phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh ở độ tuổi khoảng 50, buồng trứng sẽ ngừng sản xuất trứng. Tuy nhiên tử cung của họ vẫn hoạt động khá hiệu quả và hoàn toàn có thể hiến tặng.
Phương Hiền
Bình luận