(VTC News) - Trong khi dây đai xiết cổ, “thanh đao” nhọn xuyên thủng má, thì chàng trai kỳ dị Lê Thái Bình vẫn bình thản hành lễ.
Kỳ 2: Buổi biểu diễn kinh dị
Ngày cuối năm dương lịch, tôi và chị Nguyễn Thị Thu Hương (Giám đốc Trung tâm truyền thông tâm linh, trực thuộc UIA) tìm về địa chỉ mà Lê Thái Bình cung cấp. Đó là ngôi đền lớn thờ nhà Trần. Trong đền đã có mặt mấy chục người, sắp lễ rình rang, hương khói nghi ngút. Ngoài các cụ già trong làng, cán bộ địa phương, thì có cả cán bộ ngành văn hóa, và một số nhà nghiên cứu những hiện tượng dị thường.
Vào đền, mấy học viên của lớp thiền khênh theo một chiếc thùng gỗ. Trong thùng gỗ có bộ quần áo sắc đỏ - vàng lòe loẹt, chiếc mũ đỏ. Lê Thái Bình mặc bộ quần áo, trông như một ông quan thời xưa.
Lê Thái Bình thắp nhang, đến trước bàn thờ Đức Thánh Trần, khấn vái bài bản một lượt, rồi lùi ra phía sau, cách ban thờ một đoạn. Bỗng dưng Lê Thái Bình như một người khác. Anh chắp tay nói những ngôn ngữ đặc biệt, như thể những câu thần chú, mà không ai hiểu được.
Bất thình lình, đôi mắt Bình quắc thước, dữ dằn. Bình nhặt chiếc đĩa sứ đựng trầu, hắt trầu cau đi, rồi đập mạnh chiếc đĩa xuống nền gạch. Sức đập mạnh đến nỗi chiếc đĩa vỡ nát, mảnh bắn lung tung.
Cảnh tượng diễn ra khiến tất cả mọi người đều lắc đầu lẽ lưỡi: Lê Thái Bình nhặt mảnh đĩa sắc lẹm, lè cái lưỡi ra ngoài, rồi rạch một cái thật mạnh. Mấy người yếu vía nhìn cảnh đó thì rú lên, mặt tái xanh. Vài người hãi quá không dám nhìn, lấy tay bịt mắt lại.
Rạch lưỡi xong, Lê Thái Bình nhặt mấy tấm giấy bản (loại giấy làm thủ công) phun máu vào. Mấy mảnh giấy thấm máu màu đỏ. Nhìn cảnh máu tràn trong miệng Lê Thái Bình, ai cũng hãi hùng, lo lắng chàng thanh niên kỳ lạ này sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Lê Thái Bình còn lè lưỡi cho mọi người nhìn thấy vết rạch khiến lưỡi rách rất sâu, máu vẫn tràn ra thành dòng.
Sau khi mọi người đã chứng kiến đầy đủ cảnh kinh dị đó, Lê Thái Bình cầm nén nhang đang cháy ngoáy mấy đường trên miệng chén rượu đã rót sẵn. Bình cầm chén rượu nhấp một ngụm, ngậm một lát, rồi nuốt luôn.
Uống xong ngụm rượu, Lê Thái Bình lè lười. Điều kinh ngạc xảy ra, là không thấy vết rách lớn ở mặt lưỡi đâu nữa, cũng không thấy máu chảy. Nhìn cảnh tượng đó, ai cũng thở phào nhẹ nhõm. Riêng mấy người phụ nữ nghĩ Bình là thánh thần nhập vào, lên cứ chắp tay vái như bổ củi.
Sau buổi biểu diễn kinh dị, Lê Thái Bình kể: “Lúc đó, em cũng không biết vì sao mình lại có hành động kỳ quặc như vậy, tức là cầm mảnh sành rạch lưỡi của mình. Bình thường, nghĩ đến chuyện đó, đã dựng cả tóc gáy lên rồi, chứ sao dám làm.
Em chỉ biết, khi đứng trước ban thờ nhà Trần, thắp nhang và đọc thần chú như sư phụ dạy, thì hành động đó diễn ra mà mình không kiểm soát được. Lúc em rạch lưỡi mình, em cảm nhận rõ máu tuôn đầy trong miệng. Nhưng máu cứ ra, thì em lại nuốt hết vào bụng.
Bản thân lúc đó cũng sợ lắm, nhưng cứ làm theo bản năng, theo vô thức thôi. Em cầm que nhang huơ trên mặt chén rượu vẽ hai chữ “Cấm thủy”, tất nhiên là chữ Nho vẽ vào hư không thôi. Nhưng điều lạ, là khi em uống chén rượu vẽ “hư chữ” đó, thì vết rạch ở lưỡi lập tức liền lại, không chảy máu nữa. Chuyện này, em cũng không giải thích được”.
Sau khi biểu diễn màn rạch lưỡi dựng tóc gáy, thì hai học viên lớp thiền mang chiếc đai thượng, là miếng vải dày, màu đỏ, dài độ 2 mét từ chiếc hòm gỗ ra.
Chị Nguyễn Thị Thu Hương chọn hai người khỏe mạnh ở làng làm công việc tưởng như… giết người. Chiếc dây đai quấn quanh cổ Lê Thái Bình, rồi hai người nắm hai đầu kéo thật mạnh, khiến dây thít lại, như kiểu thắt cổ.
Hình ảnh ấy khiến mọi người nhốn nháo, sợ hãi. Có người sợ Bình tắc thở mà chết, nên ra sức khuyên can. Tuy nhiên, Bình yêu cầu phải kéo mạnh hơn nữa. Hai người kéo mạnh đến nỗi đu cả người lên dây.
Khi hai người đang kéo sợ dây rất mạnh, thì Lê Thái Bình vẫn hành lễ bình thường, miệng lẩm nhẩm đọc thần chú, nhưng không phát ra tiếng. Khoảng 10 phút sau, do sợi dây thít cổ đã lâu, khuôn mặt Bình phù lên, mắt trợn ngược, nhìn rất hãi. Trong nghi lễ biểu diễn kỳ quái này, khuôn mặt đó gọi là “hổ phù”.
Khi mọi người còn đang hồn xiêu phách lạc, cậu học viên đưa cho Lê Thái Bình hai chiếc que sắt nhỏ bằng cái đũa. Nhìn kỹ thì đó chính là một thanh đao nhỏ, đúc bằng đồng, gồm một đầu như lưỡi đao sắc, một đầu nhọn hoắt như dùi.
Hai tay Lê Thái Bình cầm hai “thanh đao”, rồi cắm mạnh vào hai bên má. Tôi đứng gần, còn nghe rõ tiếng “sụt”. Bình há miệng ra, ai cũng nhìn thấy đầu que sắt nhọn hoắt xuyên qua má vào tận trọng miệng. Đầu lưỡi đao của “thanh đao” được cột chặt trên chiếc mũ màu đỏ.
Trong khi dây đai xiết cổ, “thanh đao” nhọn xuyên thủng má, thì chàng trai kỳ dị Lê Thái Bình vẫn hành lễ tới mấy phút nữa. Xong việc, Bình rút chiếc đao nhọn ra khỏi má, tháo chiếc dây thít cổ. Điều kinh ngạc là không thấy có giọt máu nào chảy ra ngoài má hoặc trong miệng.
Nhưng, điều ngạc nhiên hơn nữa, là lỗ thủng nhỏ trên má co dần lại. Lê Thái Bình dùng bàn tay vuốt vào hai bên má một cái, thì vết thủng biến mất.
Tôi dành nhiều câu hỏi và thắc mắc, nhưng không nhận được những giải thích thỏa mãn từ phía Lê Thái Bình. “Dị nhân” có khả năng kỳ quái này bảo rằng: “Em đã biểu diễn trò xiên lình (xuyên thép qua má) nhiều lần rồi. Đã có mấy lần biểu diễn trước sự chứng kiến của các nhà khoa học, các giáo sư tiến sĩ. Mọi người cũng đưa ra nhiều cách giải thích. Người thì bảo em tiêm, bôi, ngậm thuốc tê, thuốc cầm máu, nhưng thực sự là em không dùng thứ thuốc nào cả, cũng không có tiểu xảo nào khác.
Thậm chí, có ông còn giải mã rằng do cơ địa ở má khá đặc biệt, không có mạch máu, nên máu không trào ra khi xuyên que nhọn vào. Em bảo, vậy bác thử nặn cái mụn trứng cá ở má, xem có ra máu không, hoặc dùng dao cạo râu cạo mạnh một cái, xước chút da, thì ông ấy không trả lời được.
Thực sự với anh, là bản thân em cũng không giải thích được chuyện này. Bình thường, ai mà dùng dây thít cổ như thế, thì chỉ có tắc thở mà chết. Đằng này, dù thít cổ suốt 15 phút, không thở được, máu không lưu thông, khiến mặt sưng phù lên, mà em không thấy cảm giác gì, không thấy ngộp thở, cũng là điều lạ lùng lắm.
Còn chuyện đâm lình (que sắt nhọn) vào má thì không phải kỹ xảo hay ảo thuật gì đâu, lúc đó cứ đâm lung tung thôi, chứ không nhằm vào chỗ nào an toàn, hay không có mạch máu.
Vì sao đâm thủng má mà không chảy máu, rồi rút lình ra vết thủng lại liền thì em cũng không giải thích được. Ngay cả thầy em cũng không bao giờ giải thích chuyện đó.
Em chỉ biết rằng, kỹ thuật rạch lưỡi, xiên lình có từ thời xa xưa, đặc biệt là các pháp sư thời Trần ai cũng biết biểu diễn cả. Ngày xưa, các pháp sư biểu diễn trò này trong cung đình hoặc các lễ hội để xua đuổi ma tà, cho bùa chữa bệnh (phun máu Thánh vào giấy bản để làm bùa chữa bệnh, đuổi tà ma), còn ngày nay thì biểu diễn như một nét văn hóa, nghi lễ tối cổ.
Em cũng được sư phụ nói rằng, chỉ những pháp sư có nguồn gốc từ thời Trần thì mới làm được trò rạch lưỡi, xiên lình”.
Còn tiếp…
Dương Phong – Nguyệt Phong
Kỳ 2: Buổi biểu diễn kinh dị
Ngày cuối năm dương lịch, tôi và chị Nguyễn Thị Thu Hương (Giám đốc Trung tâm truyền thông tâm linh, trực thuộc UIA) tìm về địa chỉ mà Lê Thái Bình cung cấp. Đó là ngôi đền lớn thờ nhà Trần. Trong đền đã có mặt mấy chục người, sắp lễ rình rang, hương khói nghi ngút. Ngoài các cụ già trong làng, cán bộ địa phương, thì có cả cán bộ ngành văn hóa, và một số nhà nghiên cứu những hiện tượng dị thường.
Vào đền, mấy học viên của lớp thiền khênh theo một chiếc thùng gỗ. Trong thùng gỗ có bộ quần áo sắc đỏ - vàng lòe loẹt, chiếc mũ đỏ. Lê Thái Bình mặc bộ quần áo, trông như một ông quan thời xưa.
Lê Thái Bình thắp nhang, đến trước bàn thờ Đức Thánh Trần, khấn vái bài bản một lượt, rồi lùi ra phía sau, cách ban thờ một đoạn. Bỗng dưng Lê Thái Bình như một người khác. Anh chắp tay nói những ngôn ngữ đặc biệt, như thể những câu thần chú, mà không ai hiểu được.
Bất thình lình, đôi mắt Bình quắc thước, dữ dằn. Bình nhặt chiếc đĩa sứ đựng trầu, hắt trầu cau đi, rồi đập mạnh chiếc đĩa xuống nền gạch. Sức đập mạnh đến nỗi chiếc đĩa vỡ nát, mảnh bắn lung tung.
Thiền theo phương pháp Thiền Việt |
Rạch lưỡi xong, Lê Thái Bình nhặt mấy tấm giấy bản (loại giấy làm thủ công) phun máu vào. Mấy mảnh giấy thấm máu màu đỏ. Nhìn cảnh máu tràn trong miệng Lê Thái Bình, ai cũng hãi hùng, lo lắng chàng thanh niên kỳ lạ này sẽ gặp nguy hiểm đến tính mạng. Lê Thái Bình còn lè lưỡi cho mọi người nhìn thấy vết rạch khiến lưỡi rách rất sâu, máu vẫn tràn ra thành dòng.
Sau khi mọi người đã chứng kiến đầy đủ cảnh kinh dị đó, Lê Thái Bình cầm nén nhang đang cháy ngoáy mấy đường trên miệng chén rượu đã rót sẵn. Bình cầm chén rượu nhấp một ngụm, ngậm một lát, rồi nuốt luôn.
Uống xong ngụm rượu, Lê Thái Bình lè lười. Điều kinh ngạc xảy ra, là không thấy vết rách lớn ở mặt lưỡi đâu nữa, cũng không thấy máu chảy. Nhìn cảnh tượng đó, ai cũng thở phào nhẹ nhõm. Riêng mấy người phụ nữ nghĩ Bình là thánh thần nhập vào, lên cứ chắp tay vái như bổ củi.
Sau buổi biểu diễn kinh dị, Lê Thái Bình kể: “Lúc đó, em cũng không biết vì sao mình lại có hành động kỳ quặc như vậy, tức là cầm mảnh sành rạch lưỡi của mình. Bình thường, nghĩ đến chuyện đó, đã dựng cả tóc gáy lên rồi, chứ sao dám làm.
Em chỉ biết, khi đứng trước ban thờ nhà Trần, thắp nhang và đọc thần chú như sư phụ dạy, thì hành động đó diễn ra mà mình không kiểm soát được. Lúc em rạch lưỡi mình, em cảm nhận rõ máu tuôn đầy trong miệng. Nhưng máu cứ ra, thì em lại nuốt hết vào bụng.
Bản thân lúc đó cũng sợ lắm, nhưng cứ làm theo bản năng, theo vô thức thôi. Em cầm que nhang huơ trên mặt chén rượu vẽ hai chữ “Cấm thủy”, tất nhiên là chữ Nho vẽ vào hư không thôi. Nhưng điều lạ, là khi em uống chén rượu vẽ “hư chữ” đó, thì vết rạch ở lưỡi lập tức liền lại, không chảy máu nữa. Chuyện này, em cũng không giải thích được”.
Sau khi biểu diễn màn rạch lưỡi dựng tóc gáy, thì hai học viên lớp thiền mang chiếc đai thượng, là miếng vải dày, màu đỏ, dài độ 2 mét từ chiếc hòm gỗ ra.
Lê Thái Bình trong một chuyến làm từ thiện |
Hình ảnh ấy khiến mọi người nhốn nháo, sợ hãi. Có người sợ Bình tắc thở mà chết, nên ra sức khuyên can. Tuy nhiên, Bình yêu cầu phải kéo mạnh hơn nữa. Hai người kéo mạnh đến nỗi đu cả người lên dây.
Khi hai người đang kéo sợ dây rất mạnh, thì Lê Thái Bình vẫn hành lễ bình thường, miệng lẩm nhẩm đọc thần chú, nhưng không phát ra tiếng. Khoảng 10 phút sau, do sợi dây thít cổ đã lâu, khuôn mặt Bình phù lên, mắt trợn ngược, nhìn rất hãi. Trong nghi lễ biểu diễn kỳ quái này, khuôn mặt đó gọi là “hổ phù”.
Khi mọi người còn đang hồn xiêu phách lạc, cậu học viên đưa cho Lê Thái Bình hai chiếc que sắt nhỏ bằng cái đũa. Nhìn kỹ thì đó chính là một thanh đao nhỏ, đúc bằng đồng, gồm một đầu như lưỡi đao sắc, một đầu nhọn hoắt như dùi.
Hai tay Lê Thái Bình cầm hai “thanh đao”, rồi cắm mạnh vào hai bên má. Tôi đứng gần, còn nghe rõ tiếng “sụt”. Bình há miệng ra, ai cũng nhìn thấy đầu que sắt nhọn hoắt xuyên qua má vào tận trọng miệng. Đầu lưỡi đao của “thanh đao” được cột chặt trên chiếc mũ màu đỏ.
Lê Thái Bình biểu diễn trò xiên lình, chọc 2 chiếc dùi nhọn vào má |
Nhưng, điều ngạc nhiên hơn nữa, là lỗ thủng nhỏ trên má co dần lại. Lê Thái Bình dùng bàn tay vuốt vào hai bên má một cái, thì vết thủng biến mất.
Tôi dành nhiều câu hỏi và thắc mắc, nhưng không nhận được những giải thích thỏa mãn từ phía Lê Thái Bình. “Dị nhân” có khả năng kỳ quái này bảo rằng: “Em đã biểu diễn trò xiên lình (xuyên thép qua má) nhiều lần rồi. Đã có mấy lần biểu diễn trước sự chứng kiến của các nhà khoa học, các giáo sư tiến sĩ. Mọi người cũng đưa ra nhiều cách giải thích. Người thì bảo em tiêm, bôi, ngậm thuốc tê, thuốc cầm máu, nhưng thực sự là em không dùng thứ thuốc nào cả, cũng không có tiểu xảo nào khác.
Lê Thái Bình tổ chức rất nhiều lớp học thiền miễn phí để chữa bệnh |
Thực sự với anh, là bản thân em cũng không giải thích được chuyện này. Bình thường, ai mà dùng dây thít cổ như thế, thì chỉ có tắc thở mà chết. Đằng này, dù thít cổ suốt 15 phút, không thở được, máu không lưu thông, khiến mặt sưng phù lên, mà em không thấy cảm giác gì, không thấy ngộp thở, cũng là điều lạ lùng lắm.
Còn chuyện đâm lình (que sắt nhọn) vào má thì không phải kỹ xảo hay ảo thuật gì đâu, lúc đó cứ đâm lung tung thôi, chứ không nhằm vào chỗ nào an toàn, hay không có mạch máu.
Vì sao đâm thủng má mà không chảy máu, rồi rút lình ra vết thủng lại liền thì em cũng không giải thích được. Ngay cả thầy em cũng không bao giờ giải thích chuyện đó.
Em chỉ biết rằng, kỹ thuật rạch lưỡi, xiên lình có từ thời xa xưa, đặc biệt là các pháp sư thời Trần ai cũng biết biểu diễn cả. Ngày xưa, các pháp sư biểu diễn trò này trong cung đình hoặc các lễ hội để xua đuổi ma tà, cho bùa chữa bệnh (phun máu Thánh vào giấy bản để làm bùa chữa bệnh, đuổi tà ma), còn ngày nay thì biểu diễn như một nét văn hóa, nghi lễ tối cổ.
Em cũng được sư phụ nói rằng, chỉ những pháp sư có nguồn gốc từ thời Trần thì mới làm được trò rạch lưỡi, xiên lình”.
Còn tiếp…
Dương Phong – Nguyệt Phong
Bình luận