• Zalo

Bùn lầy đã khiến chiếc Leopard đầu tiên bị 'hạ gục' trên chiến trường Ukraine

Quân sựChủ Nhật, 16/04/2023 06:56:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Chiếc Leopard đã bị quân đội Ukraine bỏ lại do bùn lầy và những binh sĩ Nga đã phá hủy chiếc xe này, đó là lời của một sĩ quan trinh sát nói với RIA Novosti.

Theo BulgarianMilitary, xe tăng Leopard do Đức sản xuất đã chính thức tham chiến trong cuộc xung đột ở Ukraine. Một sĩ quan Nga nói với RIA Novosti rằng, xe tăng Leopard đã xuất hiện ở vùng Kherson.

RIA Novosti cho biết người sĩ quan giấu tên này là một chỉ huy đơn vị trinh sát của Nga. Các đơn vị này thường hoạt động ở tiền tuyến hoặc ở hậu phương của Ukraine. Vị sĩ quan này cho biết: "Các phát bắn từ xe tăng Leopard đã được ghi nhận nhiều lần". 

Vị sĩ quan còn chia sẻ với RIA Novosti rằng đơn vị của anh ta đã “bắt được một chiếc Leopard”. Thời tiết xấu và bùn lầy cũng như tình hình chiến đấu không cho phép đội kéo xe tăng tiếp cận để kéo chiếc xe tăng này về. Vì lý do này, đơn vị của anh ta buộc phải "nhấn chìm chiếc xe tăng trong bùn" , biến nó thành một phương tiện chiến đấu không thể sử dụng được.

Bùn lầy đã khiến chiếc Leopard đầu tiên bị 'hạ gục' trên chiến trường Ukraine - 1

Xe tăng Leopard

Anh cho biết thêm rằng các hệ thống máy bay và tên lửa của Đức cũng đang hoạt động trong khu vực. Chúng được các lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng. Các hệ thống này bị phát hiện nhờ một cặp máy bay chiến đấu tuần tra trên không của Nga.

Các tuyên bố của RIA Novosti vẫn chưa thể được xác nhận rõ ràng. Các nhà phân tích của tạp chí BulgarianMilitary vẫn chưa thể kết luận người sĩ quan Nga này có tồn tại hay không, nếu anh ta tồn tại thì điều anh ta nói có đúng là sự thật hay không. Vì vậy thông tin về một chiếc xe tăng Leopard của Đức chìm trong bùn còn là một dấu hỏi lớn.

Những “con đường tử thần”

Tuy nhiên, có nhiều video cho thấy các thiết bị quân sự bị mắc kẹt trong bùn trên chiến trường Ukraine. Các video đang lan truyền cho thấy nhiều phương tiện chiến đấu bị sa lầy và trúng tên lửa hoặc đạn pháo. Nga rõ ràng đang tận dụng thời tiết, vùng đất ngập nước và địa lý để chống lại các lực lượng vũ trang Ukraine trong khu vực.

Trên các mạng xã hội, một số video xuất hiện cho thấy sự di chuyển của các xe bọc thép do Liên Xô sản xuất của quân đội Ukraine. Chúng di chuyển rất khó khăn do bùn lầy, cũng như mặt đất trơn trượt, nhiều phương tiện bị bỏ lại bên đường.

Xe bọc théo MPAP do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất và viện trợ cũng được nhìn thấy chung số phận với các phương tiện trước đó. Những cánh cửa mở cho thấy những người lính chỉ đơn giản là rời khỏi phương tiện và bỏ rơi chúng, chứ không phải chúng bị tấn công và hư hỏng. Nhiều người đặt tên cho những con đường này là “con đường tử thần”. 

Bùn lầy đã khiến chiếc Leopard đầu tiên bị 'hạ gục' trên chiến trường Ukraine - 2

Một chiếc xe quân sự bị kẹt trong bùn

Chiến thuật quen thuộc

Nếu ngược dòng lịch sử, chúng ta sẽ nhận thấy chính người Nga đã sử dụng chiến thuật này trong một giai đoạn nhất định của Thế chiến thứ hai. Tờ EurAsian Times nhắc lại Chiến dịch Barbados nổi tiếng của Đức Quốc xã vào mùa hè năm 1941. 

Sau đợt tấn công bất ngờ, Đức Quốc xã vượt qua nhiều hệ thống phòng ngự của Liên Xô và tiến hơn 800 km vào nước Nga. Khi chỉ còn cách Moscow khoảng 200 km, chiến dịch đã phải dừng lại và thất bại trước mùa đông khắc nghiệt. 

Lý do một phần đến từ sự kháng cự của Hồng quân Liên Xô và bên cạnh đó là thời tiết cũng như bùn đất đã cản trở bước tiến của quân Đức. Những gì diễn ra trong lịch sử rất giống với tình hình thời tiết trên chiến trường Ukraine: bùn và bùn buộc quân Đức phải từ bỏ phương tiện của họ.

Bùn lầy đã khiến chiếc Leopard đầu tiên bị 'hạ gục' trên chiến trường Ukraine - 3

"Con đường tử thần" trong Thế chiến 2

Mối đe dọa từ bùn lầy

Trên thực tế, nhiều chuyên gia phân tích cũng đã từng nói về điều kiện thời tiết bất lợi của Ukraine và sự đáng sợ của "bùn Ukraine". Quân đội Nga và Ukraine không xa lạ gì với điều kiện chiến trường như vậy. 

Tuy nhiên đối với các đồng minh phương Tây của Ukraine lại là một thử thách lớn, trong hơn 70 năm qua họ chỉ chủ yếu di chuyển qua các sa mạc cát ở Trung Đông, Syria và Libya.

Một số cư dân địa phương của Donbass cũng chỉ ra những thách thức khi phương tiện quân sự đối mặt với bùn lầy. “Mulyaka” - đó là tên của bùn ở Donbass. Người Donbass giải thích rằng bùn nhanh chóng và dễ dàng dính vào bánh xe và hệ thống xích của phương tiện.

Nhưng đó không phải là vấn đề, những gì tiếp theo mới phức tạp. Bùn khô nhanh sau đó, biến nó cứng như đá theo đúng nghĩa đen. Nếu không rửa kịp thời sẽ làm bánh xe và kết cấu mất cân đối, dẫn tới chuyển động trở nên bất khả thi.

Bùn lầy đã khiến chiếc Leopard đầu tiên bị 'hạ gục' trên chiến trường Ukraine - 4

Xe tăng T-62 của Nga 

Nga đã phản ứng thế nào?

Nga không phản ứng gì cả. Sau khi Ukraine, Đức, Mỹ và các đồng minh khác tuyên bố chuyển giao xe tăng cho phương Tây, Moscow tỏ ra bình tĩnh lạnh lùng. Họ chỉ tiếp tục đưa xe tăng T-90M Proriv, ​​trực thăng Ka-52M và các loại xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép vào hoạt động.

Tuy nhiên, các chuyên gia phương Tây bắt đầu cười nhạo quyết định của Nga về việc đưa xe tăng T-62 ra khỏi kho và đưa nó vào hoạt động ở Ukraine. Tất nhiên, những chiếc xe tăng này không phải là đối thủ của xe tăng phương Tây. Nhưng những chiếc xe tăng này có từ thời Chiến tranh Lạnh, được thiết kế dựa trên những bài học từ Chiến tranh thế giới thứ hai.

T-62 hiện đã đến Ukraine với phiên bản nâng cấp bao gồm hệ thống quang học cải tiến, hệ thống liên lạc mới và áo giáp bổ sung (bộ giáp bảo vệ năng động mới nhất). Theo nhận định của một số chuyên gia, trong điều kiện bùn, thời tiết xấu và sương mù, T-62 trong phiên bản hiện đại hóa đang trở thành một vũ khí thực sự nguy hiểm của Nga.

Lê Hưng
Bình luận
vtcnews.vn