(VTC News) - Tôi nghĩ việc sửa phim không khó, nếu cho tôi sửa Bụi đời Chợ Lớn sẽ được chiếu - PGS TS Trần Duy Hinh, người từng có nhiều năm giảng dạy và nghiên cứu về điện ảnh chia sẻ quan điểm về bộ phim Bụi đời Chợ Lớn đang gây ồn ào dư luận.
PGS TS Trần Duy Hinh |
- Dư luận đang ồn ào quanh bộ phim 'Bụi đời Chợ Lớn' bị cấm chiếu. Nhiều ý kiến cho rằng dù có nhiều cảnh chém giết đẫm máu và bạo lực, nhưng những lột tả trên màn ảnh ấy so với thực tế xã hội còn thua xa nên 'Bụi đời Chợ Lớn' không đáng bị cấm, ông có đồng tình với suy nghĩ trên không?
Với quan điểm của cá nhân tôi, Bụi đời Chợ Lớn bị cấm chiếu hoàn toàn chính xác và có lý do của nó.
Nếu chỉ nói về khía cạnh những cảnh chém giết đẫm máu và bạo lực, hỏi rằng nó đã là tận cùng của cái ác chưa? Tôi nghĩ là chưa.
Có thể những lột tả trên màn ảnh ấy so với thực tế xã hội, chưa phản ảnh được hết, hay thậm chí còn thua xa, nhưng một bộ phim mà từ đầu đến cuối chỉ có xã hội đen hoành hành một cách vô chính phủ, có nghĩa là nhà làm phim đang tự mình phủ định toàn bộ xã hội này, đất nước này.
Nên nhớ đất nước chúng ta có chính phủ, có luật pháp mà luật pháp ấy mỗi năm đều được hoàn thiện lên.
Tất cả những đối tượng xã hội đen chỉ là ung nhọt của xã hội, mà trên đời này không có một cơ thể nào mà không có ung nhọt, không có cái gì là trơn tru. Nhưng phải nhớ bên cạnh xã hội đen ấy còn có một cái ngược lại mà tôi gọi là ‘xã hội trắng’, tức là xã hội hiện hành, xã hội được chế ngự bởi luật pháp. Điều quan trọng nhất, xã hội đen phải chui xuống dưới, chịu sự kiểm soát của 'xã hội trắng'.
Với quan điểm của cá nhân tôi, Bụi đời Chợ Lớn bị cấm chiếu hoàn toàn chính xác và có lý do của nó.
Nếu chỉ nói về khía cạnh những cảnh chém giết đẫm máu và bạo lực, hỏi rằng nó đã là tận cùng của cái ác chưa? Tôi nghĩ là chưa.
Có thể những lột tả trên màn ảnh ấy so với thực tế xã hội, chưa phản ảnh được hết, hay thậm chí còn thua xa, nhưng một bộ phim mà từ đầu đến cuối chỉ có xã hội đen hoành hành một cách vô chính phủ, có nghĩa là nhà làm phim đang tự mình phủ định toàn bộ xã hội này, đất nước này.
Nên nhớ đất nước chúng ta có chính phủ, có luật pháp mà luật pháp ấy mỗi năm đều được hoàn thiện lên.
Tất cả những đối tượng xã hội đen chỉ là ung nhọt của xã hội, mà trên đời này không có một cơ thể nào mà không có ung nhọt, không có cái gì là trơn tru. Nhưng phải nhớ bên cạnh xã hội đen ấy còn có một cái ngược lại mà tôi gọi là ‘xã hội trắng’, tức là xã hội hiện hành, xã hội được chế ngự bởi luật pháp. Điều quan trọng nhất, xã hội đen phải chui xuống dưới, chịu sự kiểm soát của 'xã hội trắng'.
Một bộ phim bạo lực đến tận cùng, rất hoan nghênh, nhưng không thể vô chính phủ |
Một bộ phim bạo lực đến tận cùng, rất hoan nghênh, vì họ đã chủ trương xây dựng một phim vô chính phủ nói lên toàn bộ thối nát ở vùng đen của xã hội, nhưng dù có ác đến đâu, cũng phải có chân lý, có chính phủ, có luật pháp của đất nước này.
'Bụi đời Chợ Lớn' bạo lực đến thế, nhưng có thật nó đang làm loạn cả xã hội không? Không, nó đang nằm trong trật tự, sự kiểm soát của xã hội, đó là công an, đó là chính quyền, đó là các cơ quan pháp luật, nó vẫn nằm dưới đấy chứ.
Điều nhà sản xuất Bụi đời Chợ Lớn làm được là biết cách tạo nên sự chờ đợi háo hức của khán giả bởi họ câu khách bằng những pha đấm đá rất ghê gớm, những cảnh quay tàn bạo, lột tả được đúng mặt thật của xã hội đen, chỉ có điều, điểm nhìn của người đạo diễn bị lệch.
Những người nhận thức kém, có thể người ta sẽ thích, nhưng người nhận thức trung bình, hoặc là người hiểu biết một tí, họ sẽ nhận ra ngay lập tức: Nhà làm phim đang phủ nhận hoàn toàn xã hội minh bạch, như thế thì làm phim để làm gì?
'Bụi đời Chợ Lớn' bạo lực đến thế, nhưng có thật nó đang làm loạn cả xã hội không? Không, nó đang nằm trong trật tự, sự kiểm soát của xã hội, đó là công an, đó là chính quyền, đó là các cơ quan pháp luật, nó vẫn nằm dưới đấy chứ.
Điều nhà sản xuất Bụi đời Chợ Lớn làm được là biết cách tạo nên sự chờ đợi háo hức của khán giả bởi họ câu khách bằng những pha đấm đá rất ghê gớm, những cảnh quay tàn bạo, lột tả được đúng mặt thật của xã hội đen, chỉ có điều, điểm nhìn của người đạo diễn bị lệch.
Những người nhận thức kém, có thể người ta sẽ thích, nhưng người nhận thức trung bình, hoặc là người hiểu biết một tí, họ sẽ nhận ra ngay lập tức: Nhà làm phim đang phủ nhận hoàn toàn xã hội minh bạch, như thế thì làm phim để làm gì?
|
Vì sao? Vì bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào, dù nhỏ dù lớn, dù đề tài này hay đề tài khác, ngành này ngành khác đều là tấm gương phản ánh của xã hội. Ấy thế mà anh chỉ thấy mảng đen của nó là không chấp nhận được. Người làm ra tác phẩm nghệ thuật phải đưa cả sáng cả tối vào trong ấy, thậm chí là cái tối kia nó tối vừa thôi, và cái ánh sáng ấy thì nó rọi cả vào bóng tối ấy, thì xã hội mới tồn tại được.
- Ông có lời nào muốn chia sẻ với ê kíp làm phim 'Bụi đời Chợ Lớn' ?
Theo tôi bộ phim đã phản ánh được một phần bộ mặt xã hội. Phần ấy còn ít nhiều chưa được biết tới. Bỏ bộ phim này đi quả là rất phí. Tôi nghĩ việc sửa chữa phim này không khó.
Tôi chỉ lấy ví dụ trong một cảnh đấm đá chém giết, chỉ cần có một người kêu lên: Công an tới kìa! Rồi tất cả bỏ chạy ngay lập tức, chứ cũng chưa cần đến sự xuất hiện của công an thật, đã nói lên được sức mạnh của luật pháp khiến xã hội đen run sợ.
Nếu cho tôi sửa, phim sẽ được chiếu.
- Nhiều ý kiến cũng cho rằng, phim Mỹ dù bạo lực đến mấy vẫn được chiếu ở Việt Nam, còn phim bạo lực Việt Nam lại không được chiếu. Ông nhận thấy tính bạo lực trong phim Mỹ hiện nay ở mức độ nào? Có đáng báo động không?
Trước hết phải nói rằng, phim Mỹ dù có bạo lực đến mấy, vẫn nằm dưới sự kiểm soát của pháp luật và các thể chế xã hội.
Vì sao chúng ta thích xem phim bạo lực Mỹ? Vì trình độ viết kịch bản, điều khiển một bộ phim đi như thế nào cho tới đích đều nằm trong tay đạo diễn. Vì diễn viên của họ diễn xuất tốt, kỹ xảo hình ảnh, âm thanh, cấu tứ, nghệ thuật sáng tác và ngôn ngữ điện ảnh của họ ở một trình độ khác, làm mãn nhãn người xem.
Nhưng nên nhớ tính bạo lực trong phim Mỹ dù có đến mức nào, cũng là có liều lượng và tiết chế so với xã hội Mỹ. Còn một Bụi đời Chợ Lớn vô chính phủ phủ nhận hoàn toàn xã hội hiện hành, thì đó lại là một câu chuyện khác.
- Ông có lời nào muốn chia sẻ với ê kíp làm phim 'Bụi đời Chợ Lớn' ?
Theo tôi bộ phim đã phản ánh được một phần bộ mặt xã hội. Phần ấy còn ít nhiều chưa được biết tới. Bỏ bộ phim này đi quả là rất phí. Tôi nghĩ việc sửa chữa phim này không khó.
Tôi chỉ lấy ví dụ trong một cảnh đấm đá chém giết, chỉ cần có một người kêu lên: Công an tới kìa! Rồi tất cả bỏ chạy ngay lập tức, chứ cũng chưa cần đến sự xuất hiện của công an thật, đã nói lên được sức mạnh của luật pháp khiến xã hội đen run sợ.
Nếu cho tôi sửa, phim sẽ được chiếu.
- Nhiều ý kiến cũng cho rằng, phim Mỹ dù bạo lực đến mấy vẫn được chiếu ở Việt Nam, còn phim bạo lực Việt Nam lại không được chiếu. Ông nhận thấy tính bạo lực trong phim Mỹ hiện nay ở mức độ nào? Có đáng báo động không?
Trước hết phải nói rằng, phim Mỹ dù có bạo lực đến mấy, vẫn nằm dưới sự kiểm soát của pháp luật và các thể chế xã hội.
Vì sao chúng ta thích xem phim bạo lực Mỹ? Vì trình độ viết kịch bản, điều khiển một bộ phim đi như thế nào cho tới đích đều nằm trong tay đạo diễn. Vì diễn viên của họ diễn xuất tốt, kỹ xảo hình ảnh, âm thanh, cấu tứ, nghệ thuật sáng tác và ngôn ngữ điện ảnh của họ ở một trình độ khác, làm mãn nhãn người xem.
Nhưng nên nhớ tính bạo lực trong phim Mỹ dù có đến mức nào, cũng là có liều lượng và tiết chế so với xã hội Mỹ. Còn một Bụi đời Chợ Lớn vô chính phủ phủ nhận hoàn toàn xã hội hiện hành, thì đó lại là một câu chuyện khác.
Ở Bụi đời Chợ Lớn, là một câu chuyện khác |
- Trong các phim hành động Mỹ, ông có nhận thấy tính nhân văn, hướng thiện cho người xem bên cạnh những pha đấm đá, chém giết ngạt thở không?
Tôi cảm nhận rõ tính nhân văn hướng thiện ấy dù xem một bộ phim hành động đẫm máu. Nhà làm phim Mỹ rất thông minh, họ cho người xem thấy tính nhân văn cao đẹp ở những chi tiết nhỏ nhất, và bộ phim nào kết thúc cũng đầy ý nghĩa, luôn vì con người.
Họ không lên gân lên cốt giảng giải về triết lý nhân sinh hay truyền tải thông điệp gì cả, tất cả đều đi vào lòng người xem một cách tự nhiên nhất, và điều còn lại sau tất cả, vẫn là lòng tin vào một xã hội Mỹ tốt đẹp và cao thượng hơn.
- Nhưng cũng có ý kiến cho rằng xã hội Mỹ những năm gần đây đối mặt với rất nhiều bạo lực, các vụ xả súng giết người hàng loạt. Người ta nói đó là một trong những cái giá phải trả khi màn ảnh Mỹ ngập tràn phim bạo lực. Ý kiến của ông thế nào?
Phim Mỹ biết tiết chế và tiết chế rất thông minh trong việc tạo ra những cảnh quay dù bạo lực tận cùng hay đẫm máu. Nhưng mật độ sản xuất những bộ phim này lại quá dày, khiến cho người xem có cảm giác màn ảnh Mỹ chỉ ngập tràn những bộ phim hành động kiểu này.
Chính việc sản xuất tràn lan này đã dẫn đến phản ứng ngược, như một cách tuyên truyền bạo lực trên màn ảnh. Cái bạo lực ấy ngấm vào xã hội, vào suy nghĩa của nhiều thế hệ, nên xã hội đã trả lời ngay lập tức bằng những vụ bạo động, xả súng…
Thế nên nếu Việt Nam cũng đi theo kiểu sản xuất nhiều bộ phim hành động như thế, thì năm, bảy năm nữa chưa chắc xã hội chúng ta đã yên ổn như thế này đâu.
Nói như thế không có nghĩa là chúng ta cấm đoán hay kỳ thị phim bạo lực, nhưng tất cả phải điều tiết ở mức vừa phải.
Bạo lực là cần trong một tác phẩm điện ảnh, vì cái đó giống như men say hấp dẫn người xem, nhưng nó giống như ớt, như hồ tiêu, như mù tạt, nếu không có cái đó người ta thấy bữa ăn không đậm vị, nhưng quá đi thì hỏng bữa ăn.
Tôi cảm nhận rõ tính nhân văn hướng thiện ấy dù xem một bộ phim hành động đẫm máu. Nhà làm phim Mỹ rất thông minh, họ cho người xem thấy tính nhân văn cao đẹp ở những chi tiết nhỏ nhất, và bộ phim nào kết thúc cũng đầy ý nghĩa, luôn vì con người.
Họ không lên gân lên cốt giảng giải về triết lý nhân sinh hay truyền tải thông điệp gì cả, tất cả đều đi vào lòng người xem một cách tự nhiên nhất, và điều còn lại sau tất cả, vẫn là lòng tin vào một xã hội Mỹ tốt đẹp và cao thượng hơn.
- Nhưng cũng có ý kiến cho rằng xã hội Mỹ những năm gần đây đối mặt với rất nhiều bạo lực, các vụ xả súng giết người hàng loạt. Người ta nói đó là một trong những cái giá phải trả khi màn ảnh Mỹ ngập tràn phim bạo lực. Ý kiến của ông thế nào?
Phim Mỹ biết tiết chế và tiết chế rất thông minh trong việc tạo ra những cảnh quay dù bạo lực tận cùng hay đẫm máu. Nhưng mật độ sản xuất những bộ phim này lại quá dày, khiến cho người xem có cảm giác màn ảnh Mỹ chỉ ngập tràn những bộ phim hành động kiểu này.
Chính việc sản xuất tràn lan này đã dẫn đến phản ứng ngược, như một cách tuyên truyền bạo lực trên màn ảnh. Cái bạo lực ấy ngấm vào xã hội, vào suy nghĩa của nhiều thế hệ, nên xã hội đã trả lời ngay lập tức bằng những vụ bạo động, xả súng…
Thế nên nếu Việt Nam cũng đi theo kiểu sản xuất nhiều bộ phim hành động như thế, thì năm, bảy năm nữa chưa chắc xã hội chúng ta đã yên ổn như thế này đâu.
Nói như thế không có nghĩa là chúng ta cấm đoán hay kỳ thị phim bạo lực, nhưng tất cả phải điều tiết ở mức vừa phải.
Bạo lực là cần trong một tác phẩm điện ảnh, vì cái đó giống như men say hấp dẫn người xem, nhưng nó giống như ớt, như hồ tiêu, như mù tạt, nếu không có cái đó người ta thấy bữa ăn không đậm vị, nhưng quá đi thì hỏng bữa ăn.
Điều còn lại sau mỗi bộ phim, vẫn là lòng tin vào một xã hội Mỹ tốt đẹp và cao thượng hơn. (Cảnh trong Fast and furious 6) |
- Các phim gần đây như 'Fast and furious 6',… đều có những cảnh bạo lực đẫm máu. Nhưng tựu chung lại đều có những thế lực chống lại cái ác và sự lương thiện luôn thắng. Nhiều ý kiến cho rằng, xã hội có cả 2 mặt thiện - ác. Phim ảnh cũng nên để cả 2 mặt đó song hành tồn tại. Không nhất thiết cứ thiện thắng ác. Ông có đồng tình với xu hướng này không ạ?
Đúng, phim ảnh cần tồn tại song song cả hai thứ này, bởi nó phản ảnh đúng hiện thực, cái thiện – cái ác luôn đi cùng với nhau. Đã qua rồi cái thời chúng ta chỉ đưa màu hồng lên phim ảnh, để hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ, đó chỉ là một giai đoạn cần phải làm như vậy. Phim ảnh giờ là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội một cách khách quan nhất.
Nhưng cái thiện, cái ác ấy nó phải phù hợp với văn hóa, truyền thống và thể chế xã hội mà chúng ta đang sống, chứ không phải cái ác lấn át hoàn toàn cái thiện.
- Dưới góc độ của một người giảng dậy và nghiên cứu điện ảnh lâu năm, ông có thể cho biết ý nghĩa của một bộ phim (xin mở ngoặc là các phim giải trí đang chiếu tràn lan ngoài rạp), ngoài tính giải trí thì các nhà làm phim còn cần đưa người xem hướng đến những mục đích sống lương thiện và cao đẹp hơn không thưa ông?
Tôi nghĩ rằng các bộ phim đang chiếu ngoài rạp, phim nào cũng có tính nhân văn, bất cứ người đạo diễn nào đặt bút viết chắc chắn cũng đều để ý tới điều đó. Nhưng có điều họ có đủ tài để người xem cảm nhận nó hay không mà thôi.
Còn mục đích sống lương thiện, cao đẹp là cái mà tất cả loài người đều hướng tới. Nếu một bộ phim ngoài ý nghĩa giải trí, mà người xem còn cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc phía sau nó, thì càng thành công.
Xin cảm ơn ông!
Đúng, phim ảnh cần tồn tại song song cả hai thứ này, bởi nó phản ảnh đúng hiện thực, cái thiện – cái ác luôn đi cùng với nhau. Đã qua rồi cái thời chúng ta chỉ đưa màu hồng lên phim ảnh, để hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ, đó chỉ là một giai đoạn cần phải làm như vậy. Phim ảnh giờ là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội một cách khách quan nhất.
Nhưng cái thiện, cái ác ấy nó phải phù hợp với văn hóa, truyền thống và thể chế xã hội mà chúng ta đang sống, chứ không phải cái ác lấn át hoàn toàn cái thiện.
- Dưới góc độ của một người giảng dậy và nghiên cứu điện ảnh lâu năm, ông có thể cho biết ý nghĩa của một bộ phim (xin mở ngoặc là các phim giải trí đang chiếu tràn lan ngoài rạp), ngoài tính giải trí thì các nhà làm phim còn cần đưa người xem hướng đến những mục đích sống lương thiện và cao đẹp hơn không thưa ông?
Tôi nghĩ rằng các bộ phim đang chiếu ngoài rạp, phim nào cũng có tính nhân văn, bất cứ người đạo diễn nào đặt bút viết chắc chắn cũng đều để ý tới điều đó. Nhưng có điều họ có đủ tài để người xem cảm nhận nó hay không mà thôi.
Còn mục đích sống lương thiện, cao đẹp là cái mà tất cả loài người đều hướng tới. Nếu một bộ phim ngoài ý nghĩa giải trí, mà người xem còn cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc phía sau nó, thì càng thành công.
Xin cảm ơn ông!
An Yên (thực hiện)
Bình luận