Tôi còn nhớ ngay từ đầu những năm 1990, đạo diễn Việt kiều Trần Anh Hùng đã về nước làm phim, và ghi dấu ấn bằng Mùi đu đủ xanh.PGS. TS Trần Duy Hinh
Đây là bộ phim duy nhất cho đến thời điểm này của điện ảnh Việt Nam lọt vào danh sách đề cử rút gọn của Giải Oscar cho phim ngoại ngữ hay nhất. Sau đó là những Xích lô, Mùa hè chiều thẳng đứng…được xây dựng với ngôn ngữ điện ảnh mới.
Đó có thể được coi như một bước đột phá, điện ảnh Việt mở ra dòng phim mang tên dòng phim Việt kiều. Dòng phim này rất tuyệt vời, nó mang phù sa, mang màu mỡ và làm cho nền điện ảnh Việt thăng hoa trong khi cả đất nước mới bước ra khỏi thời kỳ bao cấp cách đó chưa lâu.
Không thể phủ nhận dòng phim Việt kiều đã mang hình ảnh của đất nước Việt Nam ra với thế giới nhiều hơn là những phim của các nhà điện ảnh ở trong nước đưa ra cho thế giới.
Bởi họ đứng từ bên ngoài, họ khai thác được sự khác lạ, giới thiệu sự giàu có về mặt thẩm mỹ, đời sống, văn hóa của dân tộc. Họ cũng cho bạn bè thế giới biết đến một Việt Nam không chỉ biết cầm súng, không chỉ có chiến tranh và nghèo đói.
Nếu để ý sẽ thấy những bộ phim Việt kiều đưa ra nước ngoài rất ăn khách, được giải cao tại các liên hoan phim, các cuộc bình chọn giải thưởng điện ảnh quốc tế, nhưng đôi khi mang về nước, lại không đươc đón nhận như vậy.
Vậy vấn đề nằm ở chỗ nào? Đó là do các nhà làm phim Việt kiều rời xa Tổ quốc lâu, họ thoát ly khỏi nền tảng xã hội Việt Nam, nên phần nào lạc lõng trong suy nghĩ về đất nước.
Cái nhìn lệch lạc của đạo diễn đã khiến Bụi đời Chợ Lớn bị cấm chiếu |
Việt Nam có những nét đẹp truyền thống, nét độc đáo của văn hóa để bạn bè thế giới chúng ta đã có một thời như thế. Nhưng Việt Nam còn tiến về phía trước với sự hội nhập và phát triển.
Những năm gần đây, dòng phim Việt kiều phát triển mạnh mẽ, và đi theo hướng giải trí và thương mại nhiều hơn. Giải trí và thương mại không xấu, giải trí mà khán giả vẫn khóc được, cười được, nhẩy cẫng được, thì ít nhất đã gieo vào lòng người xem những điều đẹp đẽ.
|
Nhưng giải trí hay thương mại cũng phải trong khuôn khổ, trong sự thống nhất của văn hóa và xã hội Việt Nam hiện đại.
Không phủ nhận, càng ngày, những nhà làm phim Việt kiều càng mang tới cho đời sống điện ảnh Việt Nam một làn gió mới, sáng sáng, lạ lạ, hay hay chứ nó không cũ kỹ như trong nước. Nó hợp lưu với dòng chảy trong nước làm điện ảnh Việt Nam tốt hơn, thăng hoa hơn.
Chắc nhiều người sẽ đặt câu hỏi liệu có thể trông chờ vào thế hệ đạo diễn Việt kiều hiện nay không, thì tôi có thể nói, chúng ta đã trông chờ, đang trông chờ và sẽ còn trông chờ họ mang về thêm những điều mới mẻ.
Họ mang kinh phí, máy móc, trí tuệ, nghề nghiệp mà chúng ta chưa đào tạo được về đóng góp cho đất nước. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là họ có tiền, và họ muốn làm gì thì làm. Bộ phim Bẫy cấp 3 và mới đây nhất là Bụi đời Chợ Lớn bị cấm chiếu đã cảnh tỉnh cho những nhà làm phim Việt kiều.
Một số đạo diễn đang đi lệch và nhìn lệch so với quỹ đạo chung, nhưng họ đang sống bằng luật pháp của chúng ta, nên chỉ cần tuýt còi, mời anh đi đúng luật cho tôi, thì chắc chắn, sẽ có nhiều tác phẩm điện ảnh được đầu tư, và được công chiếu rộng rãi.
'Bẫy cấp 3' cũng từng bị cấm chiếu. |
Nói lại về phim Bụi đời Chợ Lớn, đó là một bộ phim được đầu tư công phu nhưng họ quên mất rằng người sáng tác là người đứng ở giữa, phê, chê, khen và hướng thiện, nên phải có sự khách quan, đừng nhập cuộc vào một bên nào, đừng úp mặt vào bảng đen.
Điểm nhìn lệch lạc về xã hội đã khiến bộ phim bị cấm chiếu một cách rất đáng tiếc.
PGS. TS Trần Duy Hinh
Bình luận