Các ngân hàng vẫn sẽ phải ra sức xử lý nợ xấu để khơi thông dòng chảy tín dụng cũng như đảm bảo mục tiêu lợi nhuận trong năm 2016, dù nợ xấu đã dưới ngưỡng 3% từ cuối quý III/2015.
Tăng tốc xử lý, thu hồi nợ
Cùng với việc bán nợ cho VAMC, các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro và tích cực triển khai thu hồi nợ. Vietcombank là ngân hàng điển hình về tự xử lý nợ. 8 tháng đầu năm 2015, Ngân hàng đã tự xử lý được hơn 8.400 tỷ đồng nợ xấu, vượt 50% kế hoạch đề ra.
Trong khi đó, cùng thời điểm, BIDV tự xử lý được hơn 4.200 tỷ đồng nợ xấu, hoàn thành 65% kế hoạch cả năm; MB hoàn thành tự xử lý nợ hơn 3.000 tỷ đồng; hay VPBank tự xử lý được hơn 2.000 tỷ đồng nợ xấu.
Tại ACB, Tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn cho hay, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015, Ngân hàng đã thu hồi được 900 tỷ đồng nợ xấu. Ngoài ra, ACB có kế hoạch bán cho VAMC 1.000 tỷ nợ xấu trong năm 2015 và đã hoàn tất kế hoạch này vào cuối tháng 9, nâng tổng lượng nợ xấu bán cho VAMC trong 2 năm 2014 - 2015 lên 2.000 tỷ đồng, với mục tiêu kiểm soát nợ xấu về dưới 1% vào cuối năm 2015.
Hiện ACB còn khoản nợ “bầu” Kiên để lại chưa giải quyết xong. Trả lời ĐTCK về vấn đề này, lãnh đạo cấp cao ACB cho biết, các khoản nợ xấu liên quan đến “bầu” Kiên hiện vẫn được ACB trích lập dự phòng đầy đủ và đang từng bước xử lý theo đề án đã trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Tình hình khó khăn chung của thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng trong những năm gần đây, nhất là khi ngành đang trải qua cuộc “đại phẫu” và đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Vì vậy, với các ngân hàng, để đảm bảo trong hoạt động và muốn làm sạch được nợ xấu, đòi hỏi tăng trích lập dự phòng rủi ro khiến lợi nhuận teo tóp, đồng thời cổ đông cũng phải hy sinh lợi nhuận.
Trường hợp điển hình phải kể đến là Eximbank, kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong 2 năm gần đây không đạt kế hoạch do tăng trích lập dự phòng (dự phòng rủi ro tăng mạnh từ 84 tỷ đồng cùng kỳ năm trước lên 332 tỷ đồng, nên tổng lợi nhuận trước thuế quý III/2015 chỉ còn 110 tỷ đồng, giảm 61% so với quý cùng kỳ).
Trong 11 tháng đầu năm 2015, Eximbank đã trích lập dự phòng rủi ro lên đến 1.172 tỷ đồng nên lợi nhuận còn lại 552 tỷ đồng trước thuế, đạt 55,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm (1.000 tỷ đồng).
Eximbank đang nỗ lực tái cơ cấu, trong đó vấn đề chính vẫn là giải quyết nợ xấu và cải thiện chất lượng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng giảm xuống 1,82% và cho vay khách hàng giảm 3% so với cuối năm 2014.
Theo giải thích của ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó tổng giám đốc Eximbank, Ngân hàng đã giảm cho vay tín chấp và danh mục cho vay sản phẩm tài chính lãi suất thấp và bán nợ xấu cho VAMC. Nếu loại trừ cho vay tín chấp và cho vay sản phẩm tài chính, tăng trưởng dư nợ cho vay thực tế đạt 11%, trong đó cho vay bán lẻ tăng 36%.
“Trước mắt, có thể lợi nhuận của Ngân hàng thấp, các cổ đông sẽ không nhận được cổ tức, nhưng trong tương lai, khi thu hồi được các khoản nợ xấu, các khoản dự phòng đã trích sẽ được hoàn nhập vào lợi nhuận, cổ tức sẽ tăng lên”, ông Vũ nói.
Áp lực trước khối lượng lớn nợ xấu
Không chỉ với nhà băng lớn, mà ngân hàng quy mô vừa và nhỏ cũng đang nỗ lực xử lý và thu hồi nợ. Các số ngân hàng đã vượt kế hoạch cả năm về tự xử lý nợ, còn có OCB, SHB… Trong đó, SHB vượt gấp 2 lần kế hoạch (kế hoạch xử lý 500 tỷ đồng, nhưng thực hiện được hơn 1.100 tỷ đồng). Hay ABBank đến cuối tháng 8 thu hồi được 398 tỷ đồng nợ xấu, nhưng đến cuối tháng 9 đã đạt 656 tỷ đồng.
Trong khi đó, vẫn có những nhà băng còn cách xa mục tiêu tự xử lý nợ như SeABank mới hoàn thành được 14% chỉ tiêu, Kienlongbank đạt 23% chỉ tiêu... Tuy nhiên, với khối lượng nợ xấu gần 230.000 tỷ đồng mà VAMC “gom” về từ các ngân hàng, đến nay mới xử lý được hơn một nửa, đòi hỏi các nhà băng phải tăng trích dự phòng rủi ro, nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu mới có thể làm sạch nợ xấu, khơi thông dòng chảy tín dụng.
Theo nguồn tin từ NHNN, nhiều đơn vị đã vượt 100%, thậm chí 200%, có nơi còn vượt gần 600% chỉ tiêu bán nợ. BIDV bán nợ nhiều nhất cho VAMC, với tổng cộng hơn 11.000 tỷ đồng, vượt 25% so với kế hoạch đề ra (kế hoạch 9.000 tỷ đồng). Tiếp đến là MaritimeBank khi bán gần 6.000 tỷ đồng, trong khi kế hoạch bán nợ chỉ 4.600 tỷ đồng. Vietcombank, MB, VPBank, LienVietPostBank, ACB, mỗi ngân hàng đặt chỉ tiêu bán 1.000 tỷ đồng nợ xấu, song đến 30/9/2015 thì các nhà băng trên hoàn tất…
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN cho hay, đến cuối tháng 11/2015, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống được đưa về mức 2,72%. Đặc biệt, từ quý I/2015, không còn tồn tại 2 số liệu nợ xấu (số liệu theo báo cáo của các ngân hàng và số liệu kết quả giám sát của NHNN). NHNN cho biết, VAMC đang phát huy vai trò là công cụ đặc biệt của Nhà nước, tuy nhiên, xử lý bài toán nợ xấu vẫn phải thuộc về trách nhiệm của ngân hàng.
Lãnh đạo các nhà băng lo ngại, nợ xấu chỉ mới giảm trên sổ sách, do trong 2 quý cuối năm 2015, các nhà băng đẩy mạnh việc bán nợ xấu cho VAMC theo chỉ tiêu NHNN áp đầu năm, còn việc xử lý nợ xấu xem ra còn nhiều khó khăn.
Phó tổng giám đốc một ngân hàng cho biết, với chỉ tiêu xử lý nợ được đưa ra trong năm nay ở mức 1.500 – 2.000 tỷ đồng, nhưng 9 tháng đầu năm, Ngân hàng chỉ mới giải quyết được một nửa. Việc xử lý nợ xấu chưa thể như kỳ vọng là do thủ tục phát mãi tài sản bằng bất động sản rất nhiều khê và chưa có giải pháp đầu ra.
Các ngân hàng kỳ vọng, thị trường bất động sản hồi phục là điều kiện tốt để đẩy mạnh quá trình xử lý nợ xấu trong năm 2016, tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Mở TP. HCM, thị trường nhà đất thời gian qua có hiện tượng sốt “ảo”.
Thông tư 14/2015/TT-NHNN vừa ban hành dù được nhiều người kỳ vọng là lối ra cho bài toán xử lý nợ xấu trong năm tới, song theo nhận định của TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, việc mua - bán nợ xấu lẽ ra phải thực hiện trên cơ sở mua đứt bán đoạn thì hình như Thông tư chưa đáp ứng được yêu cầu này.
Nguồn: Đầu tư Chứng khoán
Tăng tốc xử lý, thu hồi nợ
Cùng với việc bán nợ cho VAMC, các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng rủi ro và tích cực triển khai thu hồi nợ. Vietcombank là ngân hàng điển hình về tự xử lý nợ. 8 tháng đầu năm 2015, Ngân hàng đã tự xử lý được hơn 8.400 tỷ đồng nợ xấu, vượt 50% kế hoạch đề ra.
Trong khi đó, cùng thời điểm, BIDV tự xử lý được hơn 4.200 tỷ đồng nợ xấu, hoàn thành 65% kế hoạch cả năm; MB hoàn thành tự xử lý nợ hơn 3.000 tỷ đồng; hay VPBank tự xử lý được hơn 2.000 tỷ đồng nợ xấu.
Tại ACB, Tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn cho hay, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2015, Ngân hàng đã thu hồi được 900 tỷ đồng nợ xấu. Ngoài ra, ACB có kế hoạch bán cho VAMC 1.000 tỷ nợ xấu trong năm 2015 và đã hoàn tất kế hoạch này vào cuối tháng 9, nâng tổng lượng nợ xấu bán cho VAMC trong 2 năm 2014 - 2015 lên 2.000 tỷ đồng, với mục tiêu kiểm soát nợ xấu về dưới 1% vào cuối năm 2015.
Hiện ACB còn khoản nợ “bầu” Kiên để lại chưa giải quyết xong. Trả lời ĐTCK về vấn đề này, lãnh đạo cấp cao ACB cho biết, các khoản nợ xấu liên quan đến “bầu” Kiên hiện vẫn được ACB trích lập dự phòng đầy đủ và đang từng bước xử lý theo đề án đã trình Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Việc xử lý nợ xấu chưa thể như kỳ vọng là do khâu phát mãi tài sản bằng bất động sản rất nhiều khê và chưa có giải pháp đầu ra - Ảnh minh họa |
Trường hợp điển hình phải kể đến là Eximbank, kết quả kinh doanh của Ngân hàng trong 2 năm gần đây không đạt kế hoạch do tăng trích lập dự phòng (dự phòng rủi ro tăng mạnh từ 84 tỷ đồng cùng kỳ năm trước lên 332 tỷ đồng, nên tổng lợi nhuận trước thuế quý III/2015 chỉ còn 110 tỷ đồng, giảm 61% so với quý cùng kỳ).
Trong 11 tháng đầu năm 2015, Eximbank đã trích lập dự phòng rủi ro lên đến 1.172 tỷ đồng nên lợi nhuận còn lại 552 tỷ đồng trước thuế, đạt 55,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm (1.000 tỷ đồng).
Eximbank đang nỗ lực tái cơ cấu, trong đó vấn đề chính vẫn là giải quyết nợ xấu và cải thiện chất lượng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng giảm xuống 1,82% và cho vay khách hàng giảm 3% so với cuối năm 2014.
Theo giải thích của ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó tổng giám đốc Eximbank, Ngân hàng đã giảm cho vay tín chấp và danh mục cho vay sản phẩm tài chính lãi suất thấp và bán nợ xấu cho VAMC. Nếu loại trừ cho vay tín chấp và cho vay sản phẩm tài chính, tăng trưởng dư nợ cho vay thực tế đạt 11%, trong đó cho vay bán lẻ tăng 36%.
“Trước mắt, có thể lợi nhuận của Ngân hàng thấp, các cổ đông sẽ không nhận được cổ tức, nhưng trong tương lai, khi thu hồi được các khoản nợ xấu, các khoản dự phòng đã trích sẽ được hoàn nhập vào lợi nhuận, cổ tức sẽ tăng lên”, ông Vũ nói.
Áp lực trước khối lượng lớn nợ xấu
Không chỉ với nhà băng lớn, mà ngân hàng quy mô vừa và nhỏ cũng đang nỗ lực xử lý và thu hồi nợ. Các số ngân hàng đã vượt kế hoạch cả năm về tự xử lý nợ, còn có OCB, SHB… Trong đó, SHB vượt gấp 2 lần kế hoạch (kế hoạch xử lý 500 tỷ đồng, nhưng thực hiện được hơn 1.100 tỷ đồng). Hay ABBank đến cuối tháng 8 thu hồi được 398 tỷ đồng nợ xấu, nhưng đến cuối tháng 9 đã đạt 656 tỷ đồng.
Trong khi đó, vẫn có những nhà băng còn cách xa mục tiêu tự xử lý nợ như SeABank mới hoàn thành được 14% chỉ tiêu, Kienlongbank đạt 23% chỉ tiêu... Tuy nhiên, với khối lượng nợ xấu gần 230.000 tỷ đồng mà VAMC “gom” về từ các ngân hàng, đến nay mới xử lý được hơn một nửa, đòi hỏi các nhà băng phải tăng trích dự phòng rủi ro, nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu mới có thể làm sạch nợ xấu, khơi thông dòng chảy tín dụng.
Theo nguồn tin từ NHNN, nhiều đơn vị đã vượt 100%, thậm chí 200%, có nơi còn vượt gần 600% chỉ tiêu bán nợ. BIDV bán nợ nhiều nhất cho VAMC, với tổng cộng hơn 11.000 tỷ đồng, vượt 25% so với kế hoạch đề ra (kế hoạch 9.000 tỷ đồng). Tiếp đến là MaritimeBank khi bán gần 6.000 tỷ đồng, trong khi kế hoạch bán nợ chỉ 4.600 tỷ đồng. Vietcombank, MB, VPBank, LienVietPostBank, ACB, mỗi ngân hàng đặt chỉ tiêu bán 1.000 tỷ đồng nợ xấu, song đến 30/9/2015 thì các nhà băng trên hoàn tất…
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN cho hay, đến cuối tháng 11/2015, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống được đưa về mức 2,72%. Đặc biệt, từ quý I/2015, không còn tồn tại 2 số liệu nợ xấu (số liệu theo báo cáo của các ngân hàng và số liệu kết quả giám sát của NHNN). NHNN cho biết, VAMC đang phát huy vai trò là công cụ đặc biệt của Nhà nước, tuy nhiên, xử lý bài toán nợ xấu vẫn phải thuộc về trách nhiệm của ngân hàng.
Lãnh đạo các nhà băng lo ngại, nợ xấu chỉ mới giảm trên sổ sách, do trong 2 quý cuối năm 2015, các nhà băng đẩy mạnh việc bán nợ xấu cho VAMC theo chỉ tiêu NHNN áp đầu năm, còn việc xử lý nợ xấu xem ra còn nhiều khó khăn.
Phó tổng giám đốc một ngân hàng cho biết, với chỉ tiêu xử lý nợ được đưa ra trong năm nay ở mức 1.500 – 2.000 tỷ đồng, nhưng 9 tháng đầu năm, Ngân hàng chỉ mới giải quyết được một nửa. Việc xử lý nợ xấu chưa thể như kỳ vọng là do thủ tục phát mãi tài sản bằng bất động sản rất nhiều khê và chưa có giải pháp đầu ra.
Các ngân hàng kỳ vọng, thị trường bất động sản hồi phục là điều kiện tốt để đẩy mạnh quá trình xử lý nợ xấu trong năm 2016, tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Mở TP. HCM, thị trường nhà đất thời gian qua có hiện tượng sốt “ảo”.
Thông tư 14/2015/TT-NHNN vừa ban hành dù được nhiều người kỳ vọng là lối ra cho bài toán xử lý nợ xấu trong năm tới, song theo nhận định của TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, việc mua - bán nợ xấu lẽ ra phải thực hiện trên cơ sở mua đứt bán đoạn thì hình như Thông tư chưa đáp ứng được yêu cầu này.
Nguồn: Đầu tư Chứng khoán
Bình luận