Ngân hàng thế giớivừa có một báo cáo dựa trên số liệu từ năm 2001 đến 2007 đã kết luận rằng GDP – thu nhập bình quân đầu người/năm của Việt Nam kém Thái La95 năm và kém Singapore 158 năm.
Tất nhiên, các nhà kinh tế Việt Nam đâu có chịu và đưa ra lập luận rằng, đánh giá đó là một sự thiệt thòi và nếu lấy số liệu trong giai đoạn 20 năm, từ 1990 đến 2010 thì Việt Nam chỉ kém có 17 năm và kém Singapore 45 năm thôi.
Thực ra câu chuyện thua Thái Lan hay Singapore đến mấy chục năm cũng mang lại chút gì đó gọi là cay cú. Giống như trong bóng đá, một thời Việt Nam đứng sau Thái Lan trên BXH FIFA lẫn các giải Đông Nam Á. Mỗi lần như thế, các chuyên gia bóng đá nước nhà lại thúc “làm sao để học Thái lan?”. Học từ thái độ chuyên nghiệp tới cách làm bóng đá.
Tuyển VN vùng vẫy ở ao làng Đông Nam Á (Ảnh: Quang Minh) |
Ấy thế mà “đùng một cái” FIFA thay đổi lại cách tính điểm và đội tuyển Việt Nam “bỗng nhiên” vượt mặt Thái Lan hiên ngang đứng số 1 khu vực. Thậm chí không đá trận nào, hay thua tan nát ở giải AFF Cup vẫn cứ đứng thứ nhất.
Nhất đấy nhưng người hâm mộ Việt Nam không cảm thấy vui vẻ hơn so với thời kỳ đuổi theo Thái Lan với thế hệ Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Công Minh….
Trận đấu với Hồng Kông gần đây, đội tuyển Việt Nam thua một đội kém hơn mấy chục bậc trên BXH FIFA. Nhìn chung BXH FIFA không làm đội tuyển Việt Nam cao hơn. Điều mà người hâm mộ chờ đợi là thái độ, là những trận thắng từ ý chí, tinh thần Việt Nam chứ không phải mãi là những cuộc thi đấu học hỏi.
Ở góc độ bóng đá, đánh giá của World Bank là sai hoàn toàn. Nếu Việt Nam thua (nói nôm na là nghèo hơn) Thái Lan thì tại sao các ngôi sao bóng đá Thái Lan từng sang V.League kiếm thu nhập? Các đồng nghiệp Thái Lan, Singapore đôi khi phải nhìn về V.League với thái độ thèm thuồng?
Thế mới nói có những trận đấu mà người hâm mộ Việt Nam tin rằng đó là một đội tuyển có giá 200 tỷ, tức tương đương 10 triệu USD. Có thể đó là đội tuyển đắt nhất, thậm chí giàu nhất Đông Nam Á nhưng thực lực và trình độ chỉ nằm trong top 4.
Hai cầu thủ Việt kiều khó lòng về chơi ở V-League (Ảnh: VSI) |
Đây là thời điểm mà bóng đá chịu nhiều tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế nhất. Chuyện cầu thủ bị chậm lương, nợ lương tới mức “đình công” không thi đấu có thể là một thứ virus ở V.League.
Cũng giống như câu chuyện kinh tế, người dân không quan tâm lắm tới chuyện GDP thua Thái Lan, Singapore bao năm. Đó là câu chuyện của bài toán vĩ mô. Họ đơn giản là chỉ cần đồng lương ổn định,đúng hạn không chấp chới bởi các loại phí, không lo lắng khi giá điện, giá ga… có thể tăng bất cứ lúc nào. Còn những người có khả năng thì mong một môi trường lành mạnh để có thể làm giàu.
Vấn đề của bóng đá Việt Nam không phải là đứng ở đâu trên BXH FIFA, mà là chuyện người hâm mộ không tiếc tiền với tấm vé vào sân, không tiếc thời gian chứng kiến trận đấu và không phải ngẩn ngơ xem liệu đây là trận đấu thật hay giả…
Cũng giống như câu chuyện kinh tế, người dân không quan tâm lắm tới chuyện GDP thua Thái Lan, Singapore bao năm. Đó là câu chuyện của bài toán vĩ mô. Họ đơn giản là chỉ cần đồng lương ổn định,đúng hạn không chấp chới bởi các loại phí, không lo lắng khi giá điện, giá ga… có thể tăng bất cứ lúc nào. Còn những người có khả năng thì mong một môi trường lành mạnh để có thể làm giàu.
Vấn đề của bóng đá Việt Nam không phải là đứng ở đâu trên BXH FIFA, mà là chuyện người hâm mộ không tiếc tiền với tấm vé vào sân, không tiếc thời gian chứng kiến trận đấu và không phải ngẩn ngơ xem liệu đây là trận đấu thật hay giả…
Vẫn còn chờ ở V-League và bóng đá Việt Nam.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận