20 năm trôi qua, kể từ sự kiện tuyển Việt Nam giành HCB SEA Games 1995, bóng đá Việt Nam vẫn đang trên đường tìm lại chính mình.
Từ Sea Games 18 đến AFF Cup 2008: 13 năm mới có vàng
Đây được xem là giai đoạn thành công nhất của bóng đá VN, bắt đầu bằng chiếc HCB ở Sea Games 18 của những Minh Chiến, Huỳnh Đức, Hữu Đang… và kết thúc bằng chức vô địch AFF Cup năm 2008 trên sân Mỹ Đình.
Giai đoạn này bóng đá Việt Nam sản sinh ra rất nhiều cầu thủ tài năng, ngoài thế hệ vàng của những Minh Chiến, Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Công Minh…còn có lứa Minh Phương, Tài Em, Công Vinh…những người đã mang về chức vô địch AFF Cup lần đầu tiên.
Đây là cũng là giai đoạn mà chúng ta thường xuyên góp mặt trong những trận chung kết Sea Games lẫn AFF Cup. Một dấu ấn đáng nhớ nữa là đội tuyển VN lần đầu tiên lọt vào tứ kết sân chơi khu vực ở Asian Cup 2007.
Đấy được xem là đỉnh cao của bóng đá VN cho đến thời điểm này. Điều đáng nói các thành tích của bóng đá Việt Nam ở sân chơi khu vực và châu lục đều gắn liền với các HLV ngoại, trong đó Calisto và Alfred Riedl là những người để lại dấu ấn đậm nét nhất.
Tất nhiên để có được một thế hệ cầu thủ xuất sắc cùng những thành tích đáng nhớ đó, chúng ta đã có những bước chuyển mình tích cực, tổ chức được giải vô địch quốc gia từng được xếp vào loại “sôi động” nhất khu vực.
Đó là nguồn cung cấp cầu thủ dồi dào tạo tiền đề cho đội tuyển quốc gia từng bước cất cánh ở sân chơi quốc tế. Tất nhiên đây là thời điểm nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, các ông bầu không tiếc tiền đầu tư vào bóng đá và tạo nên một giải chuyên nghiệp giàu chất cạnh tranh có lúc vào tốp đầu khu vực.
Tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm cho đội tuyển có đủ sức mạnh để cạnh tranh danh hiệu với các đội bóng ở sân chơi khu vực.
Thoái trào và “tái cơ cấu” để tìm lại mình
Sau đỉnh cao với chức vô địch AFF Cup 2008, bóng đá Việt Nam bắt đầu thoái trào. Chúng ta liên tiếp thất bại ở đấu trường AFF Cup lẫn Sea Games. Tất cả đều nhìn nhận thấy thực tế sau một thời gian dài phát triển quá nóng, thiếu định hướng và chiến lược rõ ràng, nhất quán, bóng đá VN bắt đầu tụt hậu so với các đối thủ trong khu vực.
Và như một quy luật tất yếu, khi không có được một giải vô địch mạnh, giàu tính cạnh tranh thì không thể có được một đội tuyển mạnh đủ sức chinh phục các danh hiệu. Các ông bầu lũ lượt tháo chạy khỏi bóng đá, các đội bóng đua nhau giải thể, cầu thủ thất nghiệp hàng loạt, những vụ bán độ đầy tai tiếng…, tất cả khiến cho nền bóng đá trở nên bị nhiễu loạn.
Bản thân những người đứng đầu VFF cũng có thời điểm như mất phương hướng, không tìm thấy lối thoát cho nền bóng đá.
Việc này dẫn đến việc đội tuyển VN thất thế ở nhiều giải đấu ngay tại khu vực, chúng ta dần trở thành đối thủ tầm thường có thể bị đánh bại bất cứ lúc nào. Việc đội tuyển lọt vào bán kết AFF Cup 2014 cùng với những tín hiệu lạc quan từ lứa cầu thủ trẻ của HAGL làm cho bầu không khí bóng đá nước nhà đã trở nên sôi động hơn.
Nhưng để trở lại với quá khứ “hoàng kim”, bóng đá Việt Nam cần nhiều hơn thế. Đó là một chiến lược phát triển bài bản lâu dài, một giải vô địch giàu sức cạnh tranh, một hệ thống đào tạo trẻ chuyên nghiệp…, và tất nhiên là một nguồn tài chính mạnh, ổn định để phát triển bóng đá lâu dài.
Bóng đá Việt Nam đang chuyển đổi sau một quá trình phát triển quá nóng, hay nói đúng hơn chúng ta đang “tái cơ cấu” nền bóng đá nước nhà trong hành trình tìm lại chính mình để những dấu mốc như tấm HCB SEA Games 1995, hay ngôi vua AFF Cup 2008 không chỉ mãi là những hoài niệm của quá khứ.
Nguồn: Khám phá
Từ Sea Games 18 đến AFF Cup 2008: 13 năm mới có vàng
Đây được xem là giai đoạn thành công nhất của bóng đá VN, bắt đầu bằng chiếc HCB ở Sea Games 18 của những Minh Chiến, Huỳnh Đức, Hữu Đang… và kết thúc bằng chức vô địch AFF Cup năm 2008 trên sân Mỹ Đình.
Giai đoạn này bóng đá Việt Nam sản sinh ra rất nhiều cầu thủ tài năng, ngoài thế hệ vàng của những Minh Chiến, Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Công Minh…còn có lứa Minh Phương, Tài Em, Công Vinh…những người đã mang về chức vô địch AFF Cup lần đầu tiên.
Tấm huy chương lịch sử của bóng đá VN |
Đấy được xem là đỉnh cao của bóng đá VN cho đến thời điểm này. Điều đáng nói các thành tích của bóng đá Việt Nam ở sân chơi khu vực và châu lục đều gắn liền với các HLV ngoại, trong đó Calisto và Alfred Riedl là những người để lại dấu ấn đậm nét nhất.
Tất nhiên để có được một thế hệ cầu thủ xuất sắc cùng những thành tích đáng nhớ đó, chúng ta đã có những bước chuyển mình tích cực, tổ chức được giải vô địch quốc gia từng được xếp vào loại “sôi động” nhất khu vực.
Đó là nguồn cung cấp cầu thủ dồi dào tạo tiền đề cho đội tuyển quốc gia từng bước cất cánh ở sân chơi quốc tế. Tất nhiên đây là thời điểm nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, các ông bầu không tiếc tiền đầu tư vào bóng đá và tạo nên một giải chuyên nghiệp giàu chất cạnh tranh có lúc vào tốp đầu khu vực.
Tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm cho đội tuyển có đủ sức mạnh để cạnh tranh danh hiệu với các đội bóng ở sân chơi khu vực.
Thoái trào và “tái cơ cấu” để tìm lại mình
Sau đỉnh cao với chức vô địch AFF Cup 2008, bóng đá Việt Nam bắt đầu thoái trào. Chúng ta liên tiếp thất bại ở đấu trường AFF Cup lẫn Sea Games. Tất cả đều nhìn nhận thấy thực tế sau một thời gian dài phát triển quá nóng, thiếu định hướng và chiến lược rõ ràng, nhất quán, bóng đá VN bắt đầu tụt hậu so với các đối thủ trong khu vực.
Bóng đá Việt sẽ hồi sinh với lứa Công Phượng? |
Bản thân những người đứng đầu VFF cũng có thời điểm như mất phương hướng, không tìm thấy lối thoát cho nền bóng đá.
Việc này dẫn đến việc đội tuyển VN thất thế ở nhiều giải đấu ngay tại khu vực, chúng ta dần trở thành đối thủ tầm thường có thể bị đánh bại bất cứ lúc nào. Việc đội tuyển lọt vào bán kết AFF Cup 2014 cùng với những tín hiệu lạc quan từ lứa cầu thủ trẻ của HAGL làm cho bầu không khí bóng đá nước nhà đã trở nên sôi động hơn.
Nhưng để trở lại với quá khứ “hoàng kim”, bóng đá Việt Nam cần nhiều hơn thế. Đó là một chiến lược phát triển bài bản lâu dài, một giải vô địch giàu sức cạnh tranh, một hệ thống đào tạo trẻ chuyên nghiệp…, và tất nhiên là một nguồn tài chính mạnh, ổn định để phát triển bóng đá lâu dài.
Bóng đá Việt Nam đang chuyển đổi sau một quá trình phát triển quá nóng, hay nói đúng hơn chúng ta đang “tái cơ cấu” nền bóng đá nước nhà trong hành trình tìm lại chính mình để những dấu mốc như tấm HCB SEA Games 1995, hay ngôi vua AFF Cup 2008 không chỉ mãi là những hoài niệm của quá khứ.
Nguồn: Khám phá
Bình luận