Một hình ảnh rất ấn tượng lưu lại sau trận Liverpool thắng Manchester City hồi cuối tuần vừa rồi: Thủ quân Steven Gerrard đã tập hợp các đồng đội và nói trong nước mắt: “Trận này đã xong. Chúng ta phải tới Norwich và làm được như thế”.
Chuyện của những người đàn ông
Steven Gerrard là biểu tượng của đội bóng thành phố Cảng Liverpool, biểu tượng về sự đam mê, cống hiến là lòng trung thành tuyệt đối với đội bóng mình gắn bó. 15 năm ròng rã ở Liverpool, Gerrard bỏ qua tất cả những lời ve vãn của những đội bóng khác với bản hợp đồng kỷ lục.
“Đây là 90 phút dài nhất trong cuộc đời tôi” - Steven Gerrard đã nói như vậy. Đó chính là chiến thắng khiến Liverpool gần với chức vô địch nhất trong vòng 20 năm qua. Với Steven Gerrard đợi chờ đã mang lại hạnh phúc dù họ còn tới 4 nấc thang nữa để lên “thiên đàng”. Song quyền tự quyết đang trong tay Steven Gerrard và các đồng đội. So với các cầu thủ cùng biên chế tuyển Anh như Lampard, Rooney… thì Steven Gerrard không kém cạnh về tài năng nhưng thành công vẫn như xa lánh anh.
Nước mắt của Steven Gerrard mang đến những cái nhìn khác về bóng đá, nơi người ta tưởng chừng là môn thể thao chỉ dành cho những gã đàn ông thô mộc, khô cạn cảm xúc, chỉ biết lao theo trái bóng để kiếm tiền. Thực tế thì không phải như vậy! Hóa ra các cầu thủ lại là những người khá mau nước mắt.
Hồi đầu năm, siêu sao Ronaldo cũng đã khiến người hâm mộ “ngỡ ngàng” khi òa khóc như trẻ con khi lên bục nhận danh hiệu “Quả bóng vàng FIFA”. Đây là danh hiệu sau 4 năm mòn mỏi, Ronaldo phải núp bóng Messi - ngôi sao người Argentina.
Tuy vậy, sau đó, Ronaldo đã cố nói lái đi: “Tôi đã nhìn người mẹ của mình, khi ấy bà đang khóc. Tôi đã cố kìm nén bản thân nhưng cuối cùng tôi cũng phải bật khóc. Danh hiệu “Quả bóng Vàng” đầu tiên đã lớn nhưng lần này còn lớn hơn bởi cảm xúc vì tôi đang đứng trước người mẹ và đứa con trai của mình”.
Phía trong con người mỗi cầu thủ giỏi đều ẩn chứa một nghệ sĩ. Bóng đá với nghệ thuật gần nhau chính ở sự mong manh của cảm xúc. Một pha bóng đẹp, một cú sút nghệ thuật, một trận đấu hay, một trận thua tức tưởi… đều có thể đẫm nước mắt.
Nước mắt của bóng đá Việt
Cũng là một khoảng thời gian mà bóng đá Việt cũng thấm đẫm những giọt nước mắt. Đó là câu chuyện xung quanh những cầu thủ tiêu cực trong nghi án cá độ của các cầu thủ V.Ninh Bình. Có ít nhất 6 cầu thủ từng khoác áo Đội tuyển QG và U.23 dính vào vụ cá độ trong khuôn khổ AFC Cup.
Vụ việc phát lộ, công an đã có lệnh khởi tố vụ án, những cầu thủ hoang mang lo lắng. Thật khó lý giải tại sao họ lại có thể dại dột đánh mất tương lai của mình chỉ để đổi lấy khoản tiền chỉ nhỉnh hơn lương tháng?
Câu hỏi này đã được Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa trả lời trong một cuộc giao lưu với một báo điện tử, nhân chuyến thăm Việt Nam của ông. Bạn đọc hỏi: “Kính thưa Pháp Vương, làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi?”.
Ngài nói: “Sợ hãi đến từ lòng tham và tham vọng của mỗi người. Nếu bạn có quá nhiều tham vọng, nỗi sợ hãi sẽ xuất hiện. Nên chúng ta đừng quá tham vọng thì sẽ ít sợ hãi. Chẳng hạn, chúng ta mong đạt được 100% nhưng thực tế chỉ đạt được 10% thôi, thì 90% còn lại sẽ là sợ hãi. Chúng ta cần biết hài lòng với 10% đạt được thì chúng ta sẽ chế ngự được nỗi sợ hãi”.
Các cầu thủ Việt Nam quá nhiều tham vọng trong khi giá trị thực của họ có hạn. Tham vọng, cụ thể ở đây là tham lam đồng tiền đã khiến họ phải trả giá.
Món quà những cầu thủ đã nhận và sẽ nhận là những án kỷ luật thì họ không thể chối từ…
Trong sự sợ hãi, một nhóm cầu thủ đã đến nhà ông chủ - bầu Trường vào lúc nửa đêm. Họ khóc và xin được tha thứ, xin được làm lại. Thế nhưng, như người ta nói: “Bát nước hắt xuống đất thì không thể đong lại đầy”. Ông bầu Hoàng Mạnh Trường đã bỏ ra hàng chục tỉ đồng để đầu tư vào đội bóng và không ngờ chính những cầu thủ mà ông bỏ ra cả chục tỉ đồng mỗi người đã chuyển nhượng lại “phản bội” sự tin tưởng của ông bầu. Lúc này, nước mắt không giúp gì được họ.
Ngược lại họ - những cầu thủ tính chuyện kiếm tiền bằng con đường cá độ đã khiến những người thân trong gia đình họ, đặc biệt là những người mẹ cũng phải khóc khô nước mắt vì chính những đứa con của mình.
Nhưng nỗi đau, lại dồn về phía HLV Nguyễn Văn Sỹ - người thầy của nhóm học trò cá độ. Sau khi nghe tin đến hơn nửa đội cá độ, Nguyễn Văn Sỹ - tưởng chừng như đã rất chai sạn với bóng đá đã mất ngủ suốt đêm với hai hàng nước mắt.
Khi phóng viên hỏi Nguyễn Văn Sỹ rằng anh có tin tưởng học trò của mình không, Sỹ trả lời rất thật: “Tôi không một chút nghi ngờ nào. HLV không được phép nghi ngờ. Việc của họ là đánh giá phong độ cầu thủ và quyết định dùng cầu thủ nào, thay cầu thủ nào, đá với chiến thuật gì…”. Sỹ đã đúng, nếu cứ để nghi ngờ lởn vởn, anh không thể làm bóng đá, hoặc là nắm tay nhau chơi, hoặc thôi. Nhưng bóng đá là một môi trường phức tạp và đầy cám dỗ và khi không bước qua nổi ranh giới của lòng tham, thì cái giá phải trả còn lớn hơn nước mắt.
Những giọt nước mắt trong bóng đá ẩn chứa những màu sắc khác nhau. Và thật tiếc, bóng đá Việt Nam là những giọt nước mắt màu xám, thay vì những giọt nước mắt ánh hồng như của Steven Gerrard, Ronaldo…
Theo Laodong
Chuyện của những người đàn ông
Steven Gerrard là biểu tượng của đội bóng thành phố Cảng Liverpool, biểu tượng về sự đam mê, cống hiến là lòng trung thành tuyệt đối với đội bóng mình gắn bó. 15 năm ròng rã ở Liverpool, Gerrard bỏ qua tất cả những lời ve vãn của những đội bóng khác với bản hợp đồng kỷ lục.
Nước mắt Gerrard |
“Đây là 90 phút dài nhất trong cuộc đời tôi” - Steven Gerrard đã nói như vậy. Đó chính là chiến thắng khiến Liverpool gần với chức vô địch nhất trong vòng 20 năm qua. Với Steven Gerrard đợi chờ đã mang lại hạnh phúc dù họ còn tới 4 nấc thang nữa để lên “thiên đàng”. Song quyền tự quyết đang trong tay Steven Gerrard và các đồng đội. So với các cầu thủ cùng biên chế tuyển Anh như Lampard, Rooney… thì Steven Gerrard không kém cạnh về tài năng nhưng thành công vẫn như xa lánh anh.
Nước mắt của Steven Gerrard mang đến những cái nhìn khác về bóng đá, nơi người ta tưởng chừng là môn thể thao chỉ dành cho những gã đàn ông thô mộc, khô cạn cảm xúc, chỉ biết lao theo trái bóng để kiếm tiền. Thực tế thì không phải như vậy! Hóa ra các cầu thủ lại là những người khá mau nước mắt.
|
Tuy vậy, sau đó, Ronaldo đã cố nói lái đi: “Tôi đã nhìn người mẹ của mình, khi ấy bà đang khóc. Tôi đã cố kìm nén bản thân nhưng cuối cùng tôi cũng phải bật khóc. Danh hiệu “Quả bóng Vàng” đầu tiên đã lớn nhưng lần này còn lớn hơn bởi cảm xúc vì tôi đang đứng trước người mẹ và đứa con trai của mình”.
Phía trong con người mỗi cầu thủ giỏi đều ẩn chứa một nghệ sĩ. Bóng đá với nghệ thuật gần nhau chính ở sự mong manh của cảm xúc. Một pha bóng đẹp, một cú sút nghệ thuật, một trận đấu hay, một trận thua tức tưởi… đều có thể đẫm nước mắt.
Nước mắt của bóng đá Việt
Cũng là một khoảng thời gian mà bóng đá Việt cũng thấm đẫm những giọt nước mắt. Đó là câu chuyện xung quanh những cầu thủ tiêu cực trong nghi án cá độ của các cầu thủ V.Ninh Bình. Có ít nhất 6 cầu thủ từng khoác áo Đội tuyển QG và U.23 dính vào vụ cá độ trong khuôn khổ AFC Cup.
V.Ninh Bình tan nát vì bán độ |
Câu hỏi này đã được Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa trả lời trong một cuộc giao lưu với một báo điện tử, nhân chuyến thăm Việt Nam của ông. Bạn đọc hỏi: “Kính thưa Pháp Vương, làm thế nào để vượt qua nỗi sợ hãi?”.
Ngài nói: “Sợ hãi đến từ lòng tham và tham vọng của mỗi người. Nếu bạn có quá nhiều tham vọng, nỗi sợ hãi sẽ xuất hiện. Nên chúng ta đừng quá tham vọng thì sẽ ít sợ hãi. Chẳng hạn, chúng ta mong đạt được 100% nhưng thực tế chỉ đạt được 10% thôi, thì 90% còn lại sẽ là sợ hãi. Chúng ta cần biết hài lòng với 10% đạt được thì chúng ta sẽ chế ngự được nỗi sợ hãi”.
Các cầu thủ Việt Nam quá nhiều tham vọng trong khi giá trị thực của họ có hạn. Tham vọng, cụ thể ở đây là tham lam đồng tiền đã khiến họ phải trả giá.
Văn Quyến giải nghệ sau cú sốc tại V.Ninh Bình |
Món quà những cầu thủ đã nhận và sẽ nhận là những án kỷ luật thì họ không thể chối từ…
Trong sự sợ hãi, một nhóm cầu thủ đã đến nhà ông chủ - bầu Trường vào lúc nửa đêm. Họ khóc và xin được tha thứ, xin được làm lại. Thế nhưng, như người ta nói: “Bát nước hắt xuống đất thì không thể đong lại đầy”. Ông bầu Hoàng Mạnh Trường đã bỏ ra hàng chục tỉ đồng để đầu tư vào đội bóng và không ngờ chính những cầu thủ mà ông bỏ ra cả chục tỉ đồng mỗi người đã chuyển nhượng lại “phản bội” sự tin tưởng của ông bầu. Lúc này, nước mắt không giúp gì được họ.
Ngược lại họ - những cầu thủ tính chuyện kiếm tiền bằng con đường cá độ đã khiến những người thân trong gia đình họ, đặc biệt là những người mẹ cũng phải khóc khô nước mắt vì chính những đứa con của mình.
Nhưng nỗi đau, lại dồn về phía HLV Nguyễn Văn Sỹ - người thầy của nhóm học trò cá độ. Sau khi nghe tin đến hơn nửa đội cá độ, Nguyễn Văn Sỹ - tưởng chừng như đã rất chai sạn với bóng đá đã mất ngủ suốt đêm với hai hàng nước mắt.
Khi phóng viên hỏi Nguyễn Văn Sỹ rằng anh có tin tưởng học trò của mình không, Sỹ trả lời rất thật: “Tôi không một chút nghi ngờ nào. HLV không được phép nghi ngờ. Việc của họ là đánh giá phong độ cầu thủ và quyết định dùng cầu thủ nào, thay cầu thủ nào, đá với chiến thuật gì…”. Sỹ đã đúng, nếu cứ để nghi ngờ lởn vởn, anh không thể làm bóng đá, hoặc là nắm tay nhau chơi, hoặc thôi. Nhưng bóng đá là một môi trường phức tạp và đầy cám dỗ và khi không bước qua nổi ranh giới của lòng tham, thì cái giá phải trả còn lớn hơn nước mắt.
Những giọt nước mắt trong bóng đá ẩn chứa những màu sắc khác nhau. Và thật tiếc, bóng đá Việt Nam là những giọt nước mắt màu xám, thay vì những giọt nước mắt ánh hồng như của Steven Gerrard, Ronaldo…
Theo Laodong
Bình luận