22 năm trước, 1 cầu thủ thuộc diện vô danh là Jean-Marc Bosman đã tạo nên bước ngoặt trong lịch sử bóng đá khi khởi kiện CLB RFC Liege (Bỉ) về việc đã ngăn cản quyền tự do lao động của anh sau khi hết hạn hợp đồng.
Vấn đề của Lương với Vinh là nếu ở lại theo bản hợp đồng đã ký thì họ sẽ phải chấm dứt niềm đam mê của mình, hay nói cách khác là điều kiện làm việc của họ sẽ khó đảm bảo như lúc họ được phía bên kia cam kết, ít nhất là bằng miệng.
Bởi lẽ, đến thời điểm này, sau khi cả hai đội bóng của bầu Kiên không đăng ký dự mùa giải tới thì khả năng chơi bóng chuyên nghiệp tại đội bóng này đã không còn. Chẳng lẽ, 2 cầu thủ sở hữu tổng cộng 5 Quả bóng vàng Việt Nam này lại phải ngồi ngoài cả mùa bóng hoặc chơi bóng ở các giải phong trào như giải hạng Ba? Nếu thế đó sẽ là… tội ác.
Rất nhiều người đặt ra vấn đề là Vinh và Lương có quyền khởi kiện để giành lấy quyền tự do chơi bóng của mình như Bosman hay không? 22 năm trước, ai cũng bảo Bosman là Don Quihote lao đầu vào cối xay gió nhưng cuối cùng “chàng Don Quihote” đó đã giành chiến thắng.
Lần này cuộc đấu khó khăn hơn rất nhiều, bởi cơ sở để 2 cầu thủ này bám víu quá ít. Bản hợp đồng mà họ ký với phía đội bóng bầu Kiên vẫn còn sờ sờ, thậm chí câu chữ trong hợp đồng cũng được căn chỉnh sao cho có lợi nhất cho người sử dụng người lao động. Đội bóng của họ cũng không ngăn cấm họ ra đi mà chỉ có yêu cầu là “trả lại một phần khoản tiền lót tay mà họ đã nhận trước đây”.
Đây mới là cái khó của trường hợp này và khiến vụ việc đi vào bế tắc. Ai sẽ giải quyết được bế tắc này? Chắc sẽ không phải trên tòa như trường hợp của Bosman bên trời Âu.
Sau đúng 5 năm, đạo luật Bosman đã ra đời. Theo đó, các cầu thủ sau khi hết hạn hợp đồng sẽ được quyền ra đi tự do đến CLB khác mà CLB cũ không có quyền ngăn cản. Đạo luật này ra đời đã mang lại lợi ích cực lớn cho giới cầu thủ, vốn vẫn bị các CLB trước đây xem như là một dạng “nô lệ thời hiện đại”.
Trường hợp của Thành Lương và Công Vinh lại có nét khác biệt là cả 2 đều còn hợp đồng với đơn vị chủ quản của mình nhưng giống với trường hợp Bosman là họ đều có khao khát được tự do theo đuổi niềm đam mê với trái bóng của mình.
Công Vinh, Thành Lương trước nguy cơ ngồi ngoài xem thiên hạ đá bóng cả mùa |
Vấn đề của Lương với Vinh là nếu ở lại theo bản hợp đồng đã ký thì họ sẽ phải chấm dứt niềm đam mê của mình, hay nói cách khác là điều kiện làm việc của họ sẽ khó đảm bảo như lúc họ được phía bên kia cam kết, ít nhất là bằng miệng.
Bởi lẽ, đến thời điểm này, sau khi cả hai đội bóng của bầu Kiên không đăng ký dự mùa giải tới thì khả năng chơi bóng chuyên nghiệp tại đội bóng này đã không còn. Chẳng lẽ, 2 cầu thủ sở hữu tổng cộng 5 Quả bóng vàng Việt Nam này lại phải ngồi ngoài cả mùa bóng hoặc chơi bóng ở các giải phong trào như giải hạng Ba? Nếu thế đó sẽ là… tội ác.
Rất nhiều người đặt ra vấn đề là Vinh và Lương có quyền khởi kiện để giành lấy quyền tự do chơi bóng của mình như Bosman hay không? 22 năm trước, ai cũng bảo Bosman là Don Quihote lao đầu vào cối xay gió nhưng cuối cùng “chàng Don Quihote” đó đã giành chiến thắng.
Lần này cuộc đấu khó khăn hơn rất nhiều, bởi cơ sở để 2 cầu thủ này bám víu quá ít. Bản hợp đồng mà họ ký với phía đội bóng bầu Kiên vẫn còn sờ sờ, thậm chí câu chữ trong hợp đồng cũng được căn chỉnh sao cho có lợi nhất cho người sử dụng người lao động. Đội bóng của họ cũng không ngăn cấm họ ra đi mà chỉ có yêu cầu là “trả lại một phần khoản tiền lót tay mà họ đã nhận trước đây”.
Đây mới là cái khó của trường hợp này và khiến vụ việc đi vào bế tắc. Ai sẽ giải quyết được bế tắc này? Chắc sẽ không phải trên tòa như trường hợp của Bosman bên trời Âu.
Hồng Vân (Thể thao 24h)
Bình luận