Việc đội tuyển chỉ chăm chăm phá bóng mà ít khi tạo được thế phản công trong hiệp một ở trận thua Thái Lan với tỉ số 0-1 có phải do việc dụng quân của ông Miura?
Thắc mắc nhiều nhất là tại sao và như thế nào HLV Miura lại không dùng Văn Quyết và thậm chí cả Quang Hải, Minh Tuấn, mà lại tin dùng Hải Anh (sau đó là Mạc Hồng Quân).
Mạc Hồng Quân, đã chứng tỏ là mắt xích của lối chơi phản công từ trận đá với Triều Tiên |
Cần hiểu rằng Văn Quyết vừa mới tập trở lại sau thời gian nghỉ phép làm đám cưới; Quang Hải vẫn đang sống chung với chấn thương thoát vị đĩa đệm, còn Minh Tuấn mất phong độ trong thời gian vừa qua. Và vấn đề cốt lõi khác, HLV Miura đã chọn chơi với sơ đồ 4-5-1 (nhiều thời điểm là 6-3-1), nên nói thẳng, ở đội tuyển lúc này, ai đá trung phong cắm tốt hơn Hải Anh?
Nền tảng thể lực, cùng độ lì lợm của Hải Anh và Trọng Hoàng, cho phép Công Vinh rảnh chân hơn nhiều, trong việc xuyên phá và thu hút sự chú ý. Chính Hải Anh, trong một pha lùi về sâu phần sân nhà tham gia phòng ngự như yêu cầu, chuyền bóng cực kỳ thông minh để Công Vinh thoát xuống đối diện với thủ môn Thái Lan (phút 53), khiến hơn 5 vạn CĐV Thái ở Rajamangala một phen hú vía.
Cần phải có một phép so sánh cụ thể hơn, để thấy sự lựa chọn và những quyết định điều chỉnh của HLV trưởng là rất quan trọng. Năm 2008, trận bán kết lượt về với Singapore, HLV Calisto rút Việt Thắng ra, để thay bằng Quang Hải, khi nhận thấy “điều gì đó”. Trận chung kết gặp Thái Lan, Thắng trở lại đội hình xuất phát và góp công lớn, rồi lại rời sân. Hải Anh khó so với Thắng “bế”, nhưng cùng một kiểu chơi.
Nhưng Việt Nam thua Thái Lan đâu chỉ thua vì một hai sự lựa chọn con người, mà thực tế đã lấm lưng trắng bụng.
Video Thái Lan 1-0 Việt Nam
thethao/2015/05/25/HL-Thi-Lan-1-0-Vit-Nam-1432507425.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
Và lời giải cho nền bóng đá
Như đề cập ở đầu bài viết, bóng đá Thái Lan không khác gì một tấm gương, phản chiếu một cách đầy đủ tất cả những gì chúng ta có thể thấy ở trong đó. Họ không “đánh quả lẻ” bằng một vài trận đấu – giải đấu ngắn ngày cấp khu vực, ngay cả khi vẫn thừa hưởng rất nhiều lứa cầu thủ tài năng (thế hệ của Thonglao chẳng hạn), cũng như mời về được nhiều danh tướng cỡ Bryan Robson, Peter Reid…
Thái Lan đã tạm quên các danh hiệu cấp khu vực gần chục năm qua, để đầu tư cho mục tiêu lâu dài. Tại Rajamangala, đội tuyển Việt Nam có thể đã gây ra cho họ một chút khó khăn, bằng sự kháng cự quyết liệt, nhưng hãy nhìn HLV Kiatisuk dụng binh và cách người Thái đón nhận thành quả, họ khá bình thản. Đơn giản, bởi Thái Lan đã chuẩn bị cho điều này từ 10 năm qua.
Còn Việt Nam, chúng ta vẫn giữ thói quen “gặt lúa trời” và bất cứ lúc nào phát hiện một lứa cầu thủ tiềm năng là ngay lập tức đặt chỉ tiêu. Mỗi HLV đều có phương pháp làm chiến thuật không giống nhau, nhưng cần chắc rằng, trong tay HLV Miura lúc này không phải tập hợp một lứa cầu thủ tốt nhất, chí ít là so với những người tiền nhiệm như Alfred Riedl hay Henrique Calisto.
Và có phải chỉ vì thế mà 20 năm trước, chúng ta từng đá chung kết với Thái Lan và có thể nói là đã gần tiệm cận được đẳng cấp của họ, nhưng 20 năm sau, nền bóng đá đã tụt lại?
Nguồn: Thể thao văn hóa
Bình luận