Trên diễn đàn của một đội bóng ở Hà Nội mới xuất hiện những dòng tâm sự rất thật trước khi đội bóng thi đấu sân khách- cách Hà Nội hơn 700km.
Đại ý lời tâm sự dù rất muốn đi theo đội bóng nhưng vì điều kiện kinh tế khó khăn nên phải ở nhà: “Thật ra những chuyến đi thế này ai cũng muốn đi, nhưng có lẽ hầu như những ai ko đi được đều mắc vấn đề " đầu tiên ", dù cố gắng và lòng nhiệt tình có thừa.
Thiết nghĩ đôi khi trong những dịp đi đá sân khách xa nhà thế này, và với tấm lòng nhiệt thành của hội CĐV nhà, nên chăng có một chút sự quan tâm và tạo điều kiện của clãnh đạo với CĐV, chỉ là hỗ trợ và tạo điều kiện để đội ngũ CĐV được đông đảo hơn mỗi khi đá sân khách. Ví dụ chuyến đi lần này CLB có thể tài trợ xe để di chuyển chẳng hạn, em tin là sẽ có nhiều người đi được hơn. Cụ thể chi phí đi rơi vào khoảng 1-2 triệu thì những người còn khó khăn về kinh tế như em, hoặc một số em học sinh, sinh viên còn có thể cố gắng để được cháy hết mình cùng đam mê và tình yêu với đội nhà, nhưng 4 triệu thì nói thật là quá sức…”
Câu chuyện được nhiều CĐV khác ủng hộ bởi ít nhiều nó đã nói lên cái khoảng cách còn rất xa trong mối quan hệ giữa CLB và người hâm mộ, đặc biệt là những CĐV chính thức của họ.
Ở Thanh Hóa, người ta còn cho in dòng chữ đậm: “Người hâm mộ là tài sản của CLB”. Thế nhưng với hầu hết các CLB, đó là thứ tài sản không cần chăm bón.
Ở Nghệ An, cái gọi là tình yêu bóng đá vừa bị dội một gáo nước lạnh bởi tinh thần thi đấu bạc nhược của đội nhà.
Ở Hà Nội, một đội bóng mạnh như HN T&T cũng phải tìm cách mua CĐV, tức là trả tiền cho các học sinh, các bà nội trợ đến sân cổ vũ. CĐV cũng không đông và cũng không bền.
Có ông chủ CLB than rằng: “Cũng muốn người hâm mộ đến sân đông lắm chứ, nhưng khó”. Khó là bởi không biết cách làm, hay đơn giản chỉ là khẩu hiệu?
Tưởng chừng như nghịch lý nhưng vẫn tồn tại là câu chuyện có lực lượng đông đảo giới trẻ quay sang thần tượng các nhóm nhạc K-Pop khiến người ta phải đưa nội dung vào đề thi tuyển sinh Đại học. Trong khi đó nhiều lĩnh vực văn hóa Việt bị các bạn trẻ dửng dưng.
Bóng đá, đôi khi là câu chuyện của cuộc sống.
CLB nào cũng gào lên “chúng tôi cần người hâm mộ, chúng tôi đá vì người hâm mộ” nhưng cách đối đãi lại không kéo hai đối tượng này thực sự đến với nhau gần hơn.
Thời điểm này, những khái niệm lớn lao như tình yêu nước, quý mến từng mét đất, từng km vuông biển đảo cần được đẩy mạnh, lan tỏa để mỗi người cảm thấy đó là những vấn đề thật sự gần gũi.
Tình yêu ấy, ai cũng có, ai cũng nồng nàn nhưng người ta lại bị phân tâm bởi những mối quan tâm nhỏ hơn: những khó khăn về kinh tế ảnh hưởng tới cả bát cơm trong gia đình, xăng có thể giảm một chút nhưng giá điện sẽ tăng. Lớn như vấn đề viện phí đồng nghĩa tăng thêm nhiều lần gách nặng cho dân. Nhỏ như chiếc vì xe bus cũng chuẩn bị dập dòm tăng.
Bóng đá: có yêu đội bóng không? Có. Nhưng chúng tôi vẫn phải nhìn vào túi tiền.
Cuộc sống: có quan tâm tới những vấn đề nghị sự lớn không? Có. Nhưng cho tôi bớt những lo toan trong cuộc sống gia đình…
Kêu gọi tình yêu không khó, nhưng đừng bắt nó phải trả quá nhiều tiền.
Đại ý lời tâm sự dù rất muốn đi theo đội bóng nhưng vì điều kiện kinh tế khó khăn nên phải ở nhà: “Thật ra những chuyến đi thế này ai cũng muốn đi, nhưng có lẽ hầu như những ai ko đi được đều mắc vấn đề " đầu tiên ", dù cố gắng và lòng nhiệt tình có thừa.
Thiết nghĩ đôi khi trong những dịp đi đá sân khách xa nhà thế này, và với tấm lòng nhiệt thành của hội CĐV nhà, nên chăng có một chút sự quan tâm và tạo điều kiện của clãnh đạo với CĐV, chỉ là hỗ trợ và tạo điều kiện để đội ngũ CĐV được đông đảo hơn mỗi khi đá sân khách. Ví dụ chuyến đi lần này CLB có thể tài trợ xe để di chuyển chẳng hạn, em tin là sẽ có nhiều người đi được hơn. Cụ thể chi phí đi rơi vào khoảng 1-2 triệu thì những người còn khó khăn về kinh tế như em, hoặc một số em học sinh, sinh viên còn có thể cố gắng để được cháy hết mình cùng đam mê và tình yêu với đội nhà, nhưng 4 triệu thì nói thật là quá sức…”
Tình yêu bóng đá của CĐV Việt Nam thật đáng trân trọng (Ảnh: Q.M) |
Câu chuyện được nhiều CĐV khác ủng hộ bởi ít nhiều nó đã nói lên cái khoảng cách còn rất xa trong mối quan hệ giữa CLB và người hâm mộ, đặc biệt là những CĐV chính thức của họ.
Ở Thanh Hóa, người ta còn cho in dòng chữ đậm: “Người hâm mộ là tài sản của CLB”. Thế nhưng với hầu hết các CLB, đó là thứ tài sản không cần chăm bón.
Ở Nghệ An, cái gọi là tình yêu bóng đá vừa bị dội một gáo nước lạnh bởi tinh thần thi đấu bạc nhược của đội nhà.
Ở Hà Nội, một đội bóng mạnh như HN T&T cũng phải tìm cách mua CĐV, tức là trả tiền cho các học sinh, các bà nội trợ đến sân cổ vũ. CĐV cũng không đông và cũng không bền.
Có ông chủ CLB than rằng: “Cũng muốn người hâm mộ đến sân đông lắm chứ, nhưng khó”. Khó là bởi không biết cách làm, hay đơn giản chỉ là khẩu hiệu?
Khán đài giờ là nơi... bày tỏ ý kiến như thế này (Ảnh: VSI) |
Tưởng chừng như nghịch lý nhưng vẫn tồn tại là câu chuyện có lực lượng đông đảo giới trẻ quay sang thần tượng các nhóm nhạc K-Pop khiến người ta phải đưa nội dung vào đề thi tuyển sinh Đại học. Trong khi đó nhiều lĩnh vực văn hóa Việt bị các bạn trẻ dửng dưng.
Bóng đá, đôi khi là câu chuyện của cuộc sống.
CLB nào cũng gào lên “chúng tôi cần người hâm mộ, chúng tôi đá vì người hâm mộ” nhưng cách đối đãi lại không kéo hai đối tượng này thực sự đến với nhau gần hơn.
Thời điểm này, những khái niệm lớn lao như tình yêu nước, quý mến từng mét đất, từng km vuông biển đảo cần được đẩy mạnh, lan tỏa để mỗi người cảm thấy đó là những vấn đề thật sự gần gũi.
Tình yêu ấy, ai cũng có, ai cũng nồng nàn nhưng người ta lại bị phân tâm bởi những mối quan tâm nhỏ hơn: những khó khăn về kinh tế ảnh hưởng tới cả bát cơm trong gia đình, xăng có thể giảm một chút nhưng giá điện sẽ tăng. Lớn như vấn đề viện phí đồng nghĩa tăng thêm nhiều lần gách nặng cho dân. Nhỏ như chiếc vì xe bus cũng chuẩn bị dập dòm tăng.
Bóng đá: có yêu đội bóng không? Có. Nhưng chúng tôi vẫn phải nhìn vào túi tiền.
Cuộc sống: có quan tâm tới những vấn đề nghị sự lớn không? Có. Nhưng cho tôi bớt những lo toan trong cuộc sống gia đình…
Kêu gọi tình yêu không khó, nhưng đừng bắt nó phải trả quá nhiều tiền.
Song An (Thể thao 24h)
Bình luận