Một clip ngắn mới đây gây xôn xao dư luận. Thực ra nó là chuyện thường ngày, liên quan đến câu chuyện giao thông: một người tưởng như không có chức năng gì, đứng ra phân làn giao thông hoặc chặn các xe đi ngược chiều với thái độ cương quyết.
Đã từng có một clip như thế khi một anh thanh niên bặm trợn, đầu trọc, quần đùi đỏ cầm điếu cày phân làn dạo nào.
Điều khác biệt, thay vì anh chàng cầm điếu cày là một ông “Tây ba lô”.
Nó không chỉ mang lại cảm giác ngạc nhiên mà còn xấu hổ. Hà Nội là Thủ đô, là ngàn năm văn hiến, thanh lịch. Chúng ta có cả một hệ thống khổng lồ và sự liên kết của nhiều bộ ngành trong vấn đề đảm bảo giao thông. Nhưng cuối cùng vẫn phải có sự góp mặt của một người xa lạ, một ông Tây.
Nó nhắc đến một câu chuyện cách đây chừng vài năm, có ông Tiến sỹ của Mỹ, sang Việt Nam bàn về khác phục vấn đề giao thông, chưa kịp họp hành thì bị tai nạn giao thông.
Điều gì bất bình thường nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần cũng trở nên bình thường.
Người ở Hà Nội, ở TP.HCM gặp cảnh tắc đường nhưng đa số tặc lưỡi: “tất cả đều thế, mình có làm được gì đâu và rồi vẫn chen lấn vào chỗ tắc”.
Nghĩa là ai cũng có thể nhìn thấy bất cập nhưng không ai làm.
Chuyện giao thông bây giờ, xem ra cũng giống sự lộn xộn trong quy hoạch bóng đá.
Ừ thì ai cũng muốn đội tuyển thành công, muốn đội U.22, U.23 có nhiều thắng lợi. Thế nhưng khi gặp thất bại, thời điểm này là thất bại một cách thường xuyên, minh chứng mới nhất là đội U.22 thua tan tác ở VL U.22 Châu Á.
Chỉ cần ngồi họp với nhau, người ta có thể chỉ ra hàng loạt nguyên nhân mà nguyên nhân nào cũng cũ và rất dễ nhận diện.
Cũng chỉ là chém gió thôi, chứ bắt tay vào thì sờ đâu cũng thấy vấn đề.
Chẳng hạn như chuyện đào tạo trẻ. Đã đã có những quy định về việc các đội phải có hệ thống trẻ này, hệ thống U kia. Nhưng thử hỏi VFF một năm trực tiếp đứng ra tổ chức được mấy giải và tổ chức như thế nào hay chỉ cứ hô hào ra điều kiện thế để rồi giao cho người khác và CLB đẻ thì phải nuôi?
BĐVN đang có vấn đề về bóng đá trẻ, một vài nhân tố tốt chưa đủ và không thể tạo ra những lạc quan mà phải là cả một thế hệ tốt. Thế nhưng câu hỏi vẫn là “ai làm”? Môi trường V.League vẫn là môi trường tốt nhất và hiệu quả nhất để đào tạo và khiến các cầu thủ qua tuổi 20 trưởng thành. Nhưng hầu hết những vị trí quan trọng ở CLB đều do cầu thủ ngoại nắm giữ. Ai sẽ đảm bảo quyền lợi quốc gia và cả CLB?
Trong khi đó, thị trường chuyển nhượng bát nháo đã tạo ra tâm lý rằng thà bỏ tiền ra mua cầu thủ còn hơn là đào tạo.
Thực trạng V.League hiện tại là rất ít hoặc không có khái niệm “thi đấu vì màu cờ sắc áo” ngay tại CLB. Vì thế kêu gọi chuyện này khi lên đội tuyển rất khó khăn.
Và hàng loạt những kế hoạch mang trung hạn và dài hạn ở tầm tổng thể: không có.
Bóng đá Việt giống giao thông ở chỗ mạnh ai nấy chạy trên những cung đường chật hẹp thiếu quy hoạch.
Thế nên, lại phải đặt ra vấn đề tìm một GĐKT, một ông Tây. Những con người Việt với tư duy Việt không làm được thì nhường chỗ cho một ông Tây phân làn bóng đá Việt, cho dù ông Tây ấy có thể là Tây… ba lô.
Đã từng có một clip như thế khi một anh thanh niên bặm trợn, đầu trọc, quần đùi đỏ cầm điếu cày phân làn dạo nào.
Điều khác biệt, thay vì anh chàng cầm điếu cày là một ông “Tây ba lô”.
Nó không chỉ mang lại cảm giác ngạc nhiên mà còn xấu hổ. Hà Nội là Thủ đô, là ngàn năm văn hiến, thanh lịch. Chúng ta có cả một hệ thống khổng lồ và sự liên kết của nhiều bộ ngành trong vấn đề đảm bảo giao thông. Nhưng cuối cùng vẫn phải có sự góp mặt của một người xa lạ, một ông Tây.
Nó nhắc đến một câu chuyện cách đây chừng vài năm, có ông Tiến sỹ của Mỹ, sang Việt Nam bàn về khác phục vấn đề giao thông, chưa kịp họp hành thì bị tai nạn giao thông.
Điều gì bất bình thường nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần cũng trở nên bình thường.
Người ở Hà Nội, ở TP.HCM gặp cảnh tắc đường nhưng đa số tặc lưỡi: “tất cả đều thế, mình có làm được gì đâu và rồi vẫn chen lấn vào chỗ tắc”.
Nghĩa là ai cũng có thể nhìn thấy bất cập nhưng không ai làm.
Chuyện giao thông bây giờ, xem ra cũng giống sự lộn xộn trong quy hoạch bóng đá.
Ừ thì ai cũng muốn đội tuyển thành công, muốn đội U.22, U.23 có nhiều thắng lợi. Thế nhưng khi gặp thất bại, thời điểm này là thất bại một cách thường xuyên, minh chứng mới nhất là đội U.22 thua tan tác ở VL U.22 Châu Á.
Chỉ cần ngồi họp với nhau, người ta có thể chỉ ra hàng loạt nguyên nhân mà nguyên nhân nào cũng cũ và rất dễ nhận diện.
Cũng chỉ là chém gió thôi, chứ bắt tay vào thì sờ đâu cũng thấy vấn đề.
Chẳng hạn như chuyện đào tạo trẻ. Đã đã có những quy định về việc các đội phải có hệ thống trẻ này, hệ thống U kia. Nhưng thử hỏi VFF một năm trực tiếp đứng ra tổ chức được mấy giải và tổ chức như thế nào hay chỉ cứ hô hào ra điều kiện thế để rồi giao cho người khác và CLB đẻ thì phải nuôi?
BĐVN đang có vấn đề về bóng đá trẻ, một vài nhân tố tốt chưa đủ và không thể tạo ra những lạc quan mà phải là cả một thế hệ tốt. Thế nhưng câu hỏi vẫn là “ai làm”? Môi trường V.League vẫn là môi trường tốt nhất và hiệu quả nhất để đào tạo và khiến các cầu thủ qua tuổi 20 trưởng thành. Nhưng hầu hết những vị trí quan trọng ở CLB đều do cầu thủ ngoại nắm giữ. Ai sẽ đảm bảo quyền lợi quốc gia và cả CLB?
Trong khi đó, thị trường chuyển nhượng bát nháo đã tạo ra tâm lý rằng thà bỏ tiền ra mua cầu thủ còn hơn là đào tạo.
Thực trạng V.League hiện tại là rất ít hoặc không có khái niệm “thi đấu vì màu cờ sắc áo” ngay tại CLB. Vì thế kêu gọi chuyện này khi lên đội tuyển rất khó khăn.
Và hàng loạt những kế hoạch mang trung hạn và dài hạn ở tầm tổng thể: không có.
Bóng đá Việt giống giao thông ở chỗ mạnh ai nấy chạy trên những cung đường chật hẹp thiếu quy hoạch.
Thế nên, lại phải đặt ra vấn đề tìm một GĐKT, một ông Tây. Những con người Việt với tư duy Việt không làm được thì nhường chỗ cho một ông Tây phân làn bóng đá Việt, cho dù ông Tây ấy có thể là Tây… ba lô.
Song An - Thể thao 24h
Bình luận