Các nhóm vấn đề được Bộ trưởng báo cáo là về thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả khám bệnh, chữa bệnh; vấn đề giá thuốc và quản lý nhà nước về giá thuốc, cung ứng thuốc tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; việc đầu tư cho y tế cơ sở để giảm tải cho bệnh viện tuyến trên; thực trạng đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, đặc biệt tại các địa bàn miền núi, các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn...
Trong phần đăng đàn của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ có sự tham gia, chia lửa của các Bộ trưởng Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Chủ nhiệm UB Dân tộc. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng tiếp tục đồng hành với Bộ trưởng Y tế để trả lời những chất vấn thuộc trách nhiệm chung của Chính phủ về lĩnh vực quản lý này.
Đơn giản hóa 3/4 quy trình khám bệnh
Ở khu vực nội trú, năm 2016, tỷ lệ bệnh viện có tình trạng nằm ghép từ 3 người trở lên trên 1 giường bệnh chỉ chiếm 4,4% (tuyến tỉnh), 7,3% (tuyến huyện) và 1,5% (bệnh viện tư nhân và y tế các Bộ/ngành). Tỷ lệ nằm ghép năm 2012 ở tuyến tỉnh lên tới 47%.
Tỷ lệ chuyển tuyến từ tuyến dưới lên tuyến trên cũng đã giảm, với 37,5% số bệnh viện trong Đề án bệnh viện vệ tinh đang giảm dần tỷ lệ chuyển tuyến lên tuyến trên đối với các trường hợp bệnh viện tuyến dưới đủ năng lực xử lý.
Mặc dù vậy, người đứng đầu ngành Y tế cũng thừa nhận, hiện tượng quá tải bệnh viện vẫn còn xảy ra ở một số chuyên khoa Ung bướu, Tim mạch, Nhi khoa, Chấn thương,…
Trong một số cơ sở khám chữa bệnh tuyến Trung ương, bệnh viện tuyến cuối vẫn còn hiện tượng quá tải, như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện Nhi Đồng của TPHCM.
Bằng 9 nhóm giải pháp thực hiện các mục tiêu đề ra trong Đề án giảm quá tải bệnh viện như tăng số bệnh viện và số giường bệnh; quan tâm, đầu tư xây dựng, mở rộng bệnh viện; khuyến khích các hình thức xã hội hóa để đầu tư xây dựng, cải thiện cơ sở hạ tầng bệnh viện..., Bộ trưởng Y tế cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu từ năm 2020 trở đi không còn tình trạng quá tải bệnh viện.
Tăng mức đóng bảo hiểm y tế từ năm 2019?
Hiện nay, Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) vẫn có khả năng cân đối được đến hết 2018, nhưng theo lộ trình điều chỉnh giá khám chữa bênh BHYT thì cần phải nghiên cứu, đề xuất mức đóng từ bây giờ, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết.
Bộ trưởng Bộ Y tế đề nghị các Ủy ban của Quốc hội và Quốc hội ủng hộ để Chính phủ xem xét điều chỉnh mức đóng BHYT từ 2019. Hiện tại, Luật quy định mức đóng tối đa là 6% lương, hiện nay đang áp dụng mức 4,5%.
Video: Họp báo nguyên nhân tai biến 8 người chết ở Hòa Bình
Cụ thể, dự kiến 2 phương án. Ở phương án 1 sẽ điều chỉnh với mức 0,3%/năm: dự kiến 2019 là 4,8%, 2020 là 5,1%, 2022 là 5,4%, 2023 là 5,7%, 2024 là 6%. Phương án 2, điều chỉnh với mức 0,5%/năm: 2019 là 5%, 2020 là 5,5%, 2021 là 6%.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đề nghị tiếp tục tăng đầu tư cho y tế từ ngân sách nhà nước năm 2018 theo Nghị quyết 18 của Quốc hội, phần tăng thêm bố trí cho y tế dự phòng, mua thẻ BHYT cho nhân dân xã đảo, huyện đảo, hỗ trợ người cận nghèo, tăng chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia...
Vấn đề tai biến y khoa đang nổi lên như một vấn đề nóng, đặc biệt sau vụ nhiều bệnh nhân chạy thận tại tỉnh Hòa Bình bị tử vong. Tuy nhiên vấn đề này chỉ được đề cập đến ngắn gọn trong báo cáo: “Tai biến y khoa xảy ra rải rác tại các bệnh viện cả tuyến dưới và tuyến trên”.
Bình luận