(VTC News) – Bộ trưởng TN&MT “cảm thấy rất đau xót” về tình trạng tham nhũng phần lớn liên quan đến đất đai và nhìn nhận luật pháp về đất đai còn chưa chặt chẽ.
“Chúng tôi là những người trong ngành cảm thấy rất đau xót”, ông Quang cũng nhìn nhận, luật pháp về đất đai còn có những quy định chưa chặt chẽ.
- Theo ông, kẽ hở chính trong Luật đất đai dẫn đến tham nhũng liên quan đến đất đai là gì?
Phải nói là chuyển đổi mục đích sử dụng là rất quan trọng, như chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hay quy hoạch sử dụng đất, cấp cho dự án, đặc biệt là dự án về đô thị. Trước đây chúng ta cấp đất lớn quá, dễ dàng quá.
- Ông nói đất đai rất có giá và có ý nghĩa rất quan trọng nhưng nhiều nơi hiện vẫn đang để đất hoang hóa, ông thấy thế nào?
Việc này đã qua, giờ là trách nhiệm là phải kiểm tra, xử lý, không có cách nào khác. Thực tế có nhiều doanh nghiệp nhận đất rồi để đấy. Chúng tôi đã giao các tỉnh kiểm tra, qua đó chúng tôi tổng hợp và báo cáo Chính phủ để xử lý.
- Việc cấp đất dễ dàng quá là một trong những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, lãng phí – làm thế nào khắc phục tình trạng này?
Sau này có quỹ đất và sẽ đấu giá, các doanh nghiệp sẽ là những nhà đầu tư thứ cấp, bây giờ giao đất trắng cho họ là không ổn.
- Nhiều ý kiến còn băn khoăn về thời hạn giao đất, ông thấy thế nào?
Theo tôi, thời hạn giao đất sẽ mở rộng theo hướng là 50 năm, còn nếu bỏ thời hạn thì nhiều ý kiến cũng cho là không nên.
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến bức xúc liên quan đến đất đai là giá đất, ông có thể nói rõ hơn về nội dung này trong Luật đất đai sửa đổi?
Vấn đề giá là vấn đề cơ bản, cần nghiên cứu kỹ hơn. Nói giá thị trường nhưng không hề đơn giản. Đất đô thị thời gian qua nóng ghê gớm, nếu lấy thế làm căn cứ thì không có cơ sở.
Sửa luật thì sau này giá liên quan đến Quy định phân cấp thế nào, Nhà nước có tiếp tục nắm khung giá hay không…
- Theo ông bất cập trong việc thu hồi đất và mức đền bù là gì?
Vẫn là giá. Hiện chúng ta có hai hình thức thu hồi: một là nhà nước thu hồi với mục đích cho quốc phòng an ninh, dự án phát triển kinh tế lớn; hai là thỏa thuận.
Chính thỏa thuận tạo ra chênh lệch về giá, người dân có thắc mắc về chuyện này nhưng theo tôi không thể khác được, Nhà nước không thể đứng ra thu hồi tất cả cho các dự án.
Thực ra bây giờ có thể dự án nhỏ doanh nghiệp tự thỏa thuận là rất bình thường.
- Có những dự án thương mại mà đền bù đất chỉ 500.000 đồng/m, theo ông có quá rẻ khiến người dân phải khiếu kiện?
Vấn đề đấy phải tiếp tục nghiên cứu.
- Theo ông thì có nên xây dựng luật riêng về đền bù khi thu hồi đất?
Theo tôi không cần thiết, vấn đề là nội dung như thế nào, còn riêng hay chung thì có thể cụ thể hơn. Nhưng vấn đề này nằm trong luật hiện tại thì vẫn phù hợp.
Kiều Minh (ghi)
Chiều 7/6, trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội về ý kiến của một số ĐBQH phát biểu khi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội cho rằng đất đai là lĩnh vực phát sinh tham nhũng nhiều nhất, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang nhận định, trong cơ chế thị trường phát triển như hiện nay thì đất đai rất có giá, có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, tình trạng khiếu kiện và tham nhũng liên quan đến đất đai hiện cũng khá phổ biến.
Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang (Ảnh: chinhphu.vn) |
- Theo ông, kẽ hở chính trong Luật đất đai dẫn đến tham nhũng liên quan đến đất đai là gì?
Phải nói là chuyển đổi mục đích sử dụng là rất quan trọng, như chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hay quy hoạch sử dụng đất, cấp cho dự án, đặc biệt là dự án về đô thị. Trước đây chúng ta cấp đất lớn quá, dễ dàng quá.
- Ông nói đất đai rất có giá và có ý nghĩa rất quan trọng nhưng nhiều nơi hiện vẫn đang để đất hoang hóa, ông thấy thế nào?
Việc này đã qua, giờ là trách nhiệm là phải kiểm tra, xử lý, không có cách nào khác. Thực tế có nhiều doanh nghiệp nhận đất rồi để đấy. Chúng tôi đã giao các tỉnh kiểm tra, qua đó chúng tôi tổng hợp và báo cáo Chính phủ để xử lý.
- Việc cấp đất dễ dàng quá là một trong những nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, lãng phí – làm thế nào khắc phục tình trạng này?
Sau này có quỹ đất và sẽ đấu giá, các doanh nghiệp sẽ là những nhà đầu tư thứ cấp, bây giờ giao đất trắng cho họ là không ổn.
- Nhiều ý kiến còn băn khoăn về thời hạn giao đất, ông thấy thế nào?
Theo tôi, thời hạn giao đất sẽ mở rộng theo hướng là 50 năm, còn nếu bỏ thời hạn thì nhiều ý kiến cũng cho là không nên.
- Một trong những nguyên nhân dẫn đến bức xúc liên quan đến đất đai là giá đất, ông có thể nói rõ hơn về nội dung này trong Luật đất đai sửa đổi?
Vấn đề giá là vấn đề cơ bản, cần nghiên cứu kỹ hơn. Nói giá thị trường nhưng không hề đơn giản. Đất đô thị thời gian qua nóng ghê gớm, nếu lấy thế làm căn cứ thì không có cơ sở.
Sửa luật thì sau này giá liên quan đến Quy định phân cấp thế nào, Nhà nước có tiếp tục nắm khung giá hay không…
- Theo ông bất cập trong việc thu hồi đất và mức đền bù là gì?
Vẫn là giá. Hiện chúng ta có hai hình thức thu hồi: một là nhà nước thu hồi với mục đích cho quốc phòng an ninh, dự án phát triển kinh tế lớn; hai là thỏa thuận.
Chính thỏa thuận tạo ra chênh lệch về giá, người dân có thắc mắc về chuyện này nhưng theo tôi không thể khác được, Nhà nước không thể đứng ra thu hồi tất cả cho các dự án.
Thực ra bây giờ có thể dự án nhỏ doanh nghiệp tự thỏa thuận là rất bình thường.
- Có những dự án thương mại mà đền bù đất chỉ 500.000 đồng/m, theo ông có quá rẻ khiến người dân phải khiếu kiện?
Vấn đề đấy phải tiếp tục nghiên cứu.
- Theo ông thì có nên xây dựng luật riêng về đền bù khi thu hồi đất?
Theo tôi không cần thiết, vấn đề là nội dung như thế nào, còn riêng hay chung thì có thể cụ thể hơn. Nhưng vấn đề này nằm trong luật hiện tại thì vẫn phù hợp.
Kiều Minh (ghi)
Bình luận