Nhiều ý kiến bàn luận trái chiều xung quanh hình ảnh Bộ trưởng Đinh la Thăng đu dây xuống hiện trường vụ tai nạn Sa Pa diễn ra đêm hôm 1/9.
Blogger Truyền thông Xã hội Nguyễn Ngọc Long bày tỏ quan điểm trước những ý kiến bàn luận trái chiều xung quanh hình ảnh Bộ trưởng Đinh La Thăng đu dây xuống hiện trường vụ tai nạn Sa Pa diễn ra đêm hôm 1/9 vừa qua. Dưới đây là bài trả lời phỏng vấn của anh.
- Vụ tai nạn thảm khốc vừa diễn ra hôm qua, đang thu hút sự quan tâm của người dân Việt và các cấp lãnh đạo ban ngành. Hành động "Bộ trưởng Thăng đu dây, xuống tận hiện trường tai nạn" cũng được xã hội rất quan tâm rất nhiều. Từ góc độ cá nhân, anh nhìn nhận thế nào về vấn đề này?
Đây là một việc làm rất ý nghĩa và thiết thực của Bộ trưởng Thăng. Nó không chỉ mang tính biểu tượng, khích lệ và đánh động mà còn có giá trị thực tế trong công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả.
Hình ảnh một tư lệnh ngành ăn mặc giản dị, đội mũ cối, bám dây thừng lần từng bước xuống đáy vực sâu gửi đi một tín hiệu rất rõ ràng về mức độ nghiêm trọng của vụ việc, thu hút sự chú ý của người dân, lãnh đạo nhiều ban ngành liên quan cùng tham gia cứu nạn, cứu hộ, cũng như thể hiện sự cầu thị của ngành giao thông trong một tai nạn không ai mong muốn.
Tất nhiên, Bộ trưởng Thăng không thể xuống hiện trường tất cả các vụ tai nạn giao thông, ông có thể chỉ đạo từ xa, lắng nghe báo cáo và lựa chọn các giải pháp "ở dưới đưa lên". Nhưng mắt thấy, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi bao giờ cũng là cách thức để có thông tin chính xác nhất.
Trong vụ tai nạn lần này, tôi tin rằng Bộ trưởng Thăng là một trong số ít người có đánh giá chân thực nhất về hậu quả của vụ tai nạn. Hơn tất cả những người đọc báo, xem truyền hình hoặc không đưa tin tại hiện trường. Đó là cơ sở để Bộ trưởng Thăng đưa ra các chỉ đạo tiếp theo.
- Có ý kiến cho rằng báo chí đã "quá lời" khi nói về Bộ trưởng Đinh La Thăng trong sự kiện này, anh nghĩ sao?
Để đánh giá một vấn đề cần nhìn nhận ở nhiều khía cạnh và đặt trong bức tranh tổng thể. Cho nên, tôi liên hệ hành động bám dây thừng lần xuống vực của Bộ trưởng Thăng với chỉ đạo thu hồi giấy phép tạm thời của nhà xe Sao Việt, chỉ đạo sớm lập tuyến đường mới đi Sapa, trao tặng tiền thưởng cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai, động viên công tác cứu hộ của tỉnh, xem xét việc cấm xe giường nằm đi đường đèo núi. Chưa kể các hành động thiết thực và quyết liệt của Bộ trưởng Thăng trong giai đoạn trước.
Một hành động "đu dây" riêng lẻ có thể nghiêng nhiều về hình thức (dù hình thức trong trường hợp này không phải là vô giá trị), nhưng đi kèm với đó là hàng loạt việc làm không "đu dây" khác nữa thể hiện sự quyết liệt của Bộ trưởng Thăng. Vậy báo chí có khen là hoàn toàn đúng chứ sao lại nói báo chí quá lời?
- Phải nói rằng việc chấp nhận nguy hiểm, phản ứng rất nhanh của Bộ trưởng Thăng là việc làm rất đáng hoan nghênh và có tác động đến xã hội. Anh đồng ý với quan điểm: hành động này có nhiều "cái được" không?
Xã hội tập trung chú ý nhiều hơn vào vụ tai nạn, tìm hiểu thông tin rồi sẽ tự giác nâng cao ý thức khi tham gia giao thông. Các công ty, tổ chức chú ý vào hành động của Bộ trưởng sẽ phát sinh mong muốn chung tay, quyên tiền ủng hộ. Các đơn vị liên quan thấy rõ sự "nghiêm trọng" sẽ tích cực khẩn trương khắc phục hậu quả, cứu người, tổ chức thăm hỏi chia buồn.
Các Uỷ ban an toàn giao thông thấy Bộ trưởng quan tâm đặc biệt đến việc này tự khắc phải đi rà soát những nguy cơ tiềm ẩn trong lĩnh vực vận tải với các phương tiện khác. Hình ảnh cơ quan quản lý Nhà nước "ghi điểm" và nhận được sự đồng thuận từ nhân dân, gia tăng sự tin tưởng và ủng hộ... Đó là những "cái được" đơn giản nhất mà ai cũng có thể nhìn ra.
- Cũng phải nhìn nhận thực tế, hành động nào cũng có "cái được" và "cái mất". Vậy "cái mất", cái phải đối mặt của Bộ trưởng Thăng trong sự kiện này là gì?
Những lần đầu xuất hiện, việc làm của Bộ trưởng Thăng dễ dàng thu hút sự chú ý của truyền thông, người dân, các đơn vị liên quan... Nhưng nếu "nhiệt tình" quá, gia tăng tần suất xuất hiện, có thể ý nghĩa của việc làm này sẽ bị sụt giảm ít nhiều do tâm lý "quen mắt".
Ngoài "cái được" về việc gia tăng sự tin tưởng, yêu quý từ phía người dân, Bộ trưởng Thăng cũng phải chịu áp lực cao hơn khi sự kỳ vọng của xã hội đặt vào ông quá lớn. Hệ quả của việc này là người ta sẽ khắt khe hơn với ngành giao thông khi đánh giá hiệu quả công việc.
- Đứng ở góc độ truyền thông, anh có nghĩ Bộ trưởng Thăng cũng cần cân nhắc kỹ hơn ở những lần xuất hiện tới?
Dù sự xuất hiện quá nhiều có thể tạo ra một vài hậu quả tiêu cực nhất định về mặt truyền thông, tôi không nghĩ rằng Bộ trưởng Thăng phải cân nhắc bất cứ vấn đề gì trong việc quyết liệt xuống hiện trường chỉ đạo. Vì khi đặt cái được, cái mất lên bàn cân, tôi tin rằng Bộ trưởng Thăng sẽ chọn phương án mang lại lợi ích tốt nhất cho người dân, thay vì quan tâm tới một vài lời xì xào bàn tán.
Xin cảm ơn anh!
Theo Infonet
Blogger Truyền thông Xã hội Nguyễn Ngọc Long bày tỏ quan điểm trước những ý kiến bàn luận trái chiều xung quanh hình ảnh Bộ trưởng Đinh La Thăng đu dây xuống hiện trường vụ tai nạn Sa Pa diễn ra đêm hôm 1/9 vừa qua. Dưới đây là bài trả lời phỏng vấn của anh.
- Vụ tai nạn thảm khốc vừa diễn ra hôm qua, đang thu hút sự quan tâm của người dân Việt và các cấp lãnh đạo ban ngành. Hành động "Bộ trưởng Thăng đu dây, xuống tận hiện trường tai nạn" cũng được xã hội rất quan tâm rất nhiều. Từ góc độ cá nhân, anh nhìn nhận thế nào về vấn đề này?
Đây là một việc làm rất ý nghĩa và thiết thực của Bộ trưởng Thăng. Nó không chỉ mang tính biểu tượng, khích lệ và đánh động mà còn có giá trị thực tế trong công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả.
Hình ảnh một tư lệnh ngành ăn mặc giản dị, đội mũ cối, bám dây thừng lần từng bước xuống đáy vực sâu gửi đi một tín hiệu rất rõ ràng về mức độ nghiêm trọng của vụ việc, thu hút sự chú ý của người dân, lãnh đạo nhiều ban ngành liên quan cùng tham gia cứu nạn, cứu hộ, cũng như thể hiện sự cầu thị của ngành giao thông trong một tai nạn không ai mong muốn.
Tất nhiên, Bộ trưởng Thăng không thể xuống hiện trường tất cả các vụ tai nạn giao thông, ông có thể chỉ đạo từ xa, lắng nghe báo cáo và lựa chọn các giải pháp "ở dưới đưa lên". Nhưng mắt thấy, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi bao giờ cũng là cách thức để có thông tin chính xác nhất.
Bộ trưởng Thăng 'đu dây' xuống hiện trường vụ tai nạn. (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Trong vụ tai nạn lần này, tôi tin rằng Bộ trưởng Thăng là một trong số ít người có đánh giá chân thực nhất về hậu quả của vụ tai nạn. Hơn tất cả những người đọc báo, xem truyền hình hoặc không đưa tin tại hiện trường. Đó là cơ sở để Bộ trưởng Thăng đưa ra các chỉ đạo tiếp theo.
- Có ý kiến cho rằng báo chí đã "quá lời" khi nói về Bộ trưởng Đinh La Thăng trong sự kiện này, anh nghĩ sao?
Để đánh giá một vấn đề cần nhìn nhận ở nhiều khía cạnh và đặt trong bức tranh tổng thể. Cho nên, tôi liên hệ hành động bám dây thừng lần xuống vực của Bộ trưởng Thăng với chỉ đạo thu hồi giấy phép tạm thời của nhà xe Sao Việt, chỉ đạo sớm lập tuyến đường mới đi Sapa, trao tặng tiền thưởng cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai, động viên công tác cứu hộ của tỉnh, xem xét việc cấm xe giường nằm đi đường đèo núi. Chưa kể các hành động thiết thực và quyết liệt của Bộ trưởng Thăng trong giai đoạn trước.
Một hành động "đu dây" riêng lẻ có thể nghiêng nhiều về hình thức (dù hình thức trong trường hợp này không phải là vô giá trị), nhưng đi kèm với đó là hàng loạt việc làm không "đu dây" khác nữa thể hiện sự quyết liệt của Bộ trưởng Thăng. Vậy báo chí có khen là hoàn toàn đúng chứ sao lại nói báo chí quá lời?
- Phải nói rằng việc chấp nhận nguy hiểm, phản ứng rất nhanh của Bộ trưởng Thăng là việc làm rất đáng hoan nghênh và có tác động đến xã hội. Anh đồng ý với quan điểm: hành động này có nhiều "cái được" không?
Xã hội tập trung chú ý nhiều hơn vào vụ tai nạn, tìm hiểu thông tin rồi sẽ tự giác nâng cao ý thức khi tham gia giao thông. Các công ty, tổ chức chú ý vào hành động của Bộ trưởng sẽ phát sinh mong muốn chung tay, quyên tiền ủng hộ. Các đơn vị liên quan thấy rõ sự "nghiêm trọng" sẽ tích cực khẩn trương khắc phục hậu quả, cứu người, tổ chức thăm hỏi chia buồn.
Các Uỷ ban an toàn giao thông thấy Bộ trưởng quan tâm đặc biệt đến việc này tự khắc phải đi rà soát những nguy cơ tiềm ẩn trong lĩnh vực vận tải với các phương tiện khác. Hình ảnh cơ quan quản lý Nhà nước "ghi điểm" và nhận được sự đồng thuận từ nhân dân, gia tăng sự tin tưởng và ủng hộ... Đó là những "cái được" đơn giản nhất mà ai cũng có thể nhìn ra.
- Cũng phải nhìn nhận thực tế, hành động nào cũng có "cái được" và "cái mất". Vậy "cái mất", cái phải đối mặt của Bộ trưởng Thăng trong sự kiện này là gì?
Những lần đầu xuất hiện, việc làm của Bộ trưởng Thăng dễ dàng thu hút sự chú ý của truyền thông, người dân, các đơn vị liên quan... Nhưng nếu "nhiệt tình" quá, gia tăng tần suất xuất hiện, có thể ý nghĩa của việc làm này sẽ bị sụt giảm ít nhiều do tâm lý "quen mắt".
Ngoài "cái được" về việc gia tăng sự tin tưởng, yêu quý từ phía người dân, Bộ trưởng Thăng cũng phải chịu áp lực cao hơn khi sự kỳ vọng của xã hội đặt vào ông quá lớn. Hệ quả của việc này là người ta sẽ khắt khe hơn với ngành giao thông khi đánh giá hiệu quả công việc.
- Đứng ở góc độ truyền thông, anh có nghĩ Bộ trưởng Thăng cũng cần cân nhắc kỹ hơn ở những lần xuất hiện tới?
Dù sự xuất hiện quá nhiều có thể tạo ra một vài hậu quả tiêu cực nhất định về mặt truyền thông, tôi không nghĩ rằng Bộ trưởng Thăng phải cân nhắc bất cứ vấn đề gì trong việc quyết liệt xuống hiện trường chỉ đạo. Vì khi đặt cái được, cái mất lên bàn cân, tôi tin rằng Bộ trưởng Thăng sẽ chọn phương án mang lại lợi ích tốt nhất cho người dân, thay vì quan tâm tới một vài lời xì xào bàn tán.
Xin cảm ơn anh!
Bình luận