Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải có nguồn lực và động lực. Trong đó, động lực đối với giáo viên và quản lý nhà giáo hết sức quan trọng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng đánh giá chế độ công chức, viên chức như hiện nay bộc lộ nhiều bất cập.
Trong đó rõ nhất là việc tuyển dụng, do công chức viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp, đặc biệt là phổ thông, việc tuyển dụng chưa phù hợp với nhu cầu môn học, đặc biệt là chuyên môn, dẫn đến tình trạng thừa-thiếu cục bộ.
Mặt khác, tâm lý giáo viên vào biên chế cho ổn định nên rất khó khăn trong việc nâng cao năng lực, phẩm chất để đáp ứng nhu cầu đổi mới cho dạy chương trình mới, khiến chất lượng giáo dục không được nâng cao.
"Vì vậy chúng tôi mới nghiên cứu, đề xuất thí điểm chuyển dần từ công chức viên chức sang hợp đồng lao động, trước mắt là thí điểm khu vực đại học và một số trường phổ thông, sau đó từng bước rút kinh nghiệm để nhân rộng.
Video: Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bật mí đề thi THPT năm 2016
Đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng không thể không làm, quan trọng là phải nghiên cứu kỹ lộ trình, thực hiện căn cơ", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết.
Phát biểu tại phiên thảo luận hôm nay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng cho biết, những học sinh, sinh viên ở vùng đặc biệt khó khăn đã được Bộ GD-ĐT đề nghị Chính phủ ưu tiên.
Trong phiên họp vừa rồi, Chính phủ cũng quan tâm, quy định chính sách về mầm non 5 tuổi, không phân biệt người dân tộc mà tất cả học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn đều được miễn học phí từ năm 2018.
Còn các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Bộ GD-ĐT sẽ ghi nhận để tiếp tục tham mưu Chính phủ vì kinh phí hỗ trợ học sinh thuộc đối tượng này rất nhiều.
Bình luận