(VTC News)- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã giải đáp thắc mắc và ‘bật mí’ đề thi tốt nghiệp THPT và đề thi ĐH, CĐ 2013 trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” ngày 26/5.
Chia sẻ về điều này Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết đã nhận được phản ánh của các địa phương về những băn khoăn nói trên.
Nhưng thực ra vấn đề cũng đơn giản, ở chỗ, không nên đặt vấn đề có quá nhiều loại thiết bị phức tạp mà chỉ đặt vấn đề ngăn chặn thiết bị phát hình, phát âm trực tiếp tại phòng thi.
Theo Bộ trưởng Luận, để phát hiện ra thiết bị đó có chức năng phát hình trực tiếp không chỉ cần nhìn vào xem thiết bị đó có màn hình hay không. Nếu có màn hình thì không được mang vào.
Được biết, sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản trực tiếp hướng dẫn các địa phương về quy định này.
Chia sẻ về định hướng ra đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết cả 2 kỳ thi đều ra đề thi nằm trong chương trình THPT, nằm nhiều ở chương trình lớp 12.
“Đề thi sẽ được ra một cách căn bản, không đánh đố học sinh. Với những môn khoa học xã hội - nhân văn sẽ ra đề theo hướng mở và không yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng một cách máy móc” – Bộ trưởng Luận khẳng định.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng thông tin thêm đề thi tuyển sinh ĐH còn một yêu cầu khác nữa là do phải phân loại trình độ học sinh để tuyển chọn, nên sẽ có những câu khó hơn.
Liên quan đến số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào ĐH, CĐ năm nay giảm, đặc biệt là khối ngành quản trị kinh doanh và tăng lượng hồ sơ các khối ngành nông nghiệp, thủy sản, khoa học công nghệ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng đây là tín hiệu mừng.
Tuy nhiên Bộ trưởng Luận vẫn tỏ ra băn khoăn: “Rất cảm ơn các cháu yêu quý ngành sư phạm, tuy nhiên lượng sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ sư phạm trong mấy năm vừa rồi khá lớn và sự dung nạp của các cơ sở đào tạo có mức độ, chúng ta cần tiếp tục có điều chỉnh. Nhưng cũng rất mừng là cách xem xét, cách lựa chọn ngành nghề và trường dự thi các cháu đã cân nhắc dựa trên nhu cầu của xã hôi, diễn biến của thị trường lao động, đó là một dấu hiệu rất tốt”.
Năm nay là năm đầu tiên thực hiện quy định cho phép các thí sinh mang máy ghi âm và ghi hình vào phòng thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, trước quy định này dù nhà trường có tổ chức tập huấn nhưng nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận "bật mí" về đề thi tốt nghiệp THPT, ĐH, CĐ năm 2013 |
Nhưng thực ra vấn đề cũng đơn giản, ở chỗ, không nên đặt vấn đề có quá nhiều loại thiết bị phức tạp mà chỉ đặt vấn đề ngăn chặn thiết bị phát hình, phát âm trực tiếp tại phòng thi.
Theo Bộ trưởng Luận, để phát hiện ra thiết bị đó có chức năng phát hình trực tiếp không chỉ cần nhìn vào xem thiết bị đó có màn hình hay không. Nếu có màn hình thì không được mang vào.
Được biết, sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản trực tiếp hướng dẫn các địa phương về quy định này.
Chia sẻ về định hướng ra đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết cả 2 kỳ thi đều ra đề thi nằm trong chương trình THPT, nằm nhiều ở chương trình lớp 12.
“Đề thi sẽ được ra một cách căn bản, không đánh đố học sinh. Với những môn khoa học xã hội - nhân văn sẽ ra đề theo hướng mở và không yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng một cách máy móc” – Bộ trưởng Luận khẳng định.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng thông tin thêm đề thi tuyển sinh ĐH còn một yêu cầu khác nữa là do phải phân loại trình độ học sinh để tuyển chọn, nên sẽ có những câu khó hơn.
Liên quan đến số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào ĐH, CĐ năm nay giảm, đặc biệt là khối ngành quản trị kinh doanh và tăng lượng hồ sơ các khối ngành nông nghiệp, thủy sản, khoa học công nghệ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng đây là tín hiệu mừng.
Tuy nhiên Bộ trưởng Luận vẫn tỏ ra băn khoăn: “Rất cảm ơn các cháu yêu quý ngành sư phạm, tuy nhiên lượng sinh viên tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ sư phạm trong mấy năm vừa rồi khá lớn và sự dung nạp của các cơ sở đào tạo có mức độ, chúng ta cần tiếp tục có điều chỉnh. Nhưng cũng rất mừng là cách xem xét, cách lựa chọn ngành nghề và trường dự thi các cháu đã cân nhắc dựa trên nhu cầu của xã hôi, diễn biến của thị trường lao động, đó là một dấu hiệu rất tốt”.
Phạm Thịnh
Bình luận