Anh Đ. kể lại anh bị mệt khi gắng sức, khàn tiếng một năm nay. Gần một tháng nay, anh thấy khó thở, khi nằm ban đêm phải ngồi dậy thở, có lúc khàn tiếng nặng nên đến Bệnh viện Tai mũi họng điều trị. Anh còn kể bị mất 3 chiếc răng giả sau khi bị chấn thương cách đây một năm.
Các bác sĩ đã cho bệnh nhân chụp CT và ghi nhận dị vật chia đôi đường thở. Sau đó, các bác sĩ đã lấy dị vật ra. Đó là bản nhựa hình tam giác cong có kích thước 2x4cm.
Sau khi được lấy dị vật ra bệnh nhân hết khó thở.
Video: Thổi nến sinh nhật, cụ bà thổi bay cả hàm răng giả
Theo PGS.TS Trần Phan Chung Thủy, giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng, răng giả hoặc hàm răng giả thường bị hóc vào đường ăn nhưng do bệnh nhân này bị chấn thương, phản xạ không còn bình thường nên dị vật đã đi lạc đường vào đường thở. Tuy nhiên, khi vào đường thở dị vật không di chuyển, hai bên còn khe thở nên dị vật đã ở trong đường thở gần 2 năm.
Bình luận