Trong khi Luật Doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp (DN) được lựa chọn hình thức đăng thông tin ở nhiều kênh khác nhau, nhưng nhiều DN “tố” họ phải đăng thông tin trên Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia(dangkykinhdoanh.gov.vn)
Không được lựa chọn
Để cải thiện môi trường kinh doanh, tháng 3/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19 về những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh. Trong đó có nội dung cải thiện thủ tục thành lập DN.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, không ít DN phản ánh quy định của Bộ KH&ĐT đang làm khó DN. Theo quy định, các DN bắt buộc phải đăng bố cáo thông tin thành lập DN, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, giải thể DN... chỉ duy nhất tại Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia do Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ KH&ĐT) xây dựng và quản lý (Cổng thông tin - dangkykinhdoanh.gov.vn), với mức phí 300.000 đồng/bản tin. Nếu không thực hiện, DN sẽ bị phạt hành chính từ 1-3 triệu đồng.
“Trước đây DN có thể lựa chọn cách thức đăng thông tin trên báo hoặc cổng thông tin, để phù hợp với định hướng kinh doanh, khách hàng tương lai của DN. Tuy nhiên, nay quy định bắt buộc phải đăng ở Cổng thông tin gây nhiều bất tiện cho DN, đặc biệt DN mới thành lập đang cần nhiều người biết tới”, anh Nguyễn Văn Toàn, giám đốc một DN xây dựng ở Thái Bình nói.
Theo anh Toàn, việc đăng thông tin DN trên báo vừa có nhiều người biết và giúp tìm thông tin về sau dễ dàng hơn; trong khi đăng ở Công thông tin chỉ được vài ngày, sau đó DN phải tự lưu lại phai (file) đuôi PDF để gửi cho đối tác khi cần.
Liên hệ tới Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh (Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, Bộ KH&ĐT), qua số điện thoại 0438489912, nhân viên tư vấn cho biết, việc bắt buộc đăng thông tin trên Cổng thông tin để thay thế việc DN phải 3 lần đăng báo như trước đây.
Để đăng thông báo trên Cổng thông tin, DN có thể làm thủ tục đăng thông tin trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh; qua Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký trực tuyến ngay trên Cổng thông tin. “DN có thể tự đăng và trả chi phí qua thẻ ATM nội địa hoặc dịch vụ SMS Banking của các ngân hàng (như là mua hàng qua mạng). Mức phí 300.000 đồng mỗi bản tin tương đương 3 số báo”, nhân viên Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh nói.
Hướng dẫn không theo luật?
Bất cập về kênh đăng thông tin DN chỉ xuất hiện từ năm 2013, khi Nghị định 05/2012/NĐ-CP ngày 9/1/2013 và Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ KH&ĐT hướng dẫn về đăng ký DN có hiệu lực.
Theo đó, tại Điều 8c Nghị định 05, Điều 55 và 56 Thông tư 01 nêu rõ: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký DN (7 ngày với trường hợp giải thể), DN phải đăng nội dung đăng ký/giải thể DN trên Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia, theo quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2005 lại quy định: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, DN phải đăng trên mạng thông tin DN của cơ quan đăng ký kinh doanh (Cổng thông tin); hoặc một tờ báo viết, báo điện tử trong 3 số liên tiếp.
Như vậy, theo nghị định và thông tư hướng dẫn, hiện Cổng thông tin là kênh duy nhất và bắt buộc DN phải đăng bố cáo thông tin thành lập DN, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thông báo bán cổ phần, giải thể DN. Loại bỏ hoàn toàn việc DN có thể đăng thông tin ở những kênh khác như báo điện tử hoặc báo giấy như trước đây.
Không ít DN cho rằng, quy định như trên mang tính ép buộc và độc quyền đăng công bố thông tin của cơ quan quản lý, trái Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra, Cổng thông tin hiện chưa nhiều người biết tới, thời gian thông báo xuất hiện trên trang cũng chỉ vài ngày, khiến DN chịu nhiều thiệt thòi dù vẫn mất tiền đăng tin.
Về phí 300.000 đồng/bản tin đăng trên Cổng thông tin, đây là nguồn thu không hề nhỏ của cơ quan quản lý, khi mỗi tháng số lượng DN thành lập mới, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, giải thể rất lớn.
Theo Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, chỉ tính 6 tháng đầu năm 2014, cả nước có 37.315 DN đăng ký thành lập mới, 4.751 DN giải thể, chưa kể số DN thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thông báo bán cổ phần (những trường hợp bắt buộc phải đăng thông tin trên Cổng
thông tin).
Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME) cho rằng, tất cả quy định phải theo luật, nếu luật chưa chỉnh sửa thì không thể có quy định khác. “Nghị định hay thông tư và các văn bản của Chính phủ, các bộ ngành chỉ được hướng dẫn theo luật, không được trái với luật”, ông Kiêm nói.
Theo TPO
Để cải thiện môi trường kinh doanh, tháng 3/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 19 về những giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh. Trong đó có nội dung cải thiện thủ tục thành lập DN.
Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia do Bộ KH&ĐT quản lý. Ảnh: L.H.V |
“Trước đây DN có thể lựa chọn cách thức đăng thông tin trên báo hoặc cổng thông tin, để phù hợp với định hướng kinh doanh, khách hàng tương lai của DN. Tuy nhiên, nay quy định bắt buộc phải đăng ở Cổng thông tin gây nhiều bất tiện cho DN, đặc biệt DN mới thành lập đang cần nhiều người biết tới”, anh Nguyễn Văn Toàn, giám đốc một DN xây dựng ở Thái Bình nói.
Theo anh Toàn, việc đăng thông tin DN trên báo vừa có nhiều người biết và giúp tìm thông tin về sau dễ dàng hơn; trong khi đăng ở Công thông tin chỉ được vài ngày, sau đó DN phải tự lưu lại phai (file) đuôi PDF để gửi cho đối tác khi cần.
Để đăng thông báo trên Cổng thông tin, DN có thể làm thủ tục đăng thông tin trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh; qua Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký trực tuyến ngay trên Cổng thông tin. “DN có thể tự đăng và trả chi phí qua thẻ ATM nội địa hoặc dịch vụ SMS Banking của các ngân hàng (như là mua hàng qua mạng). Mức phí 300.000 đồng mỗi bản tin tương đương 3 số báo”, nhân viên Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh nói.
Hướng dẫn không theo luật?
Bất cập về kênh đăng thông tin DN chỉ xuất hiện từ năm 2013, khi Nghị định 05/2012/NĐ-CP ngày 9/1/2013 và Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ KH&ĐT hướng dẫn về đăng ký DN có hiệu lực.
Theo đó, tại Điều 8c Nghị định 05, Điều 55 và 56 Thông tư 01 nêu rõ: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký DN (7 ngày với trường hợp giải thể), DN phải đăng nội dung đăng ký/giải thể DN trên Cổng thông tin đăng ký DN quốc gia, theo quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2005 lại quy định: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, DN phải đăng trên mạng thông tin DN của cơ quan đăng ký kinh doanh (Cổng thông tin); hoặc một tờ báo viết, báo điện tử trong 3 số liên tiếp.
Như vậy, theo nghị định và thông tư hướng dẫn, hiện Cổng thông tin là kênh duy nhất và bắt buộc DN phải đăng bố cáo thông tin thành lập DN, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thông báo bán cổ phần, giải thể DN. Loại bỏ hoàn toàn việc DN có thể đăng thông tin ở những kênh khác như báo điện tử hoặc báo giấy như trước đây.
Không ít DN cho rằng, quy định như trên mang tính ép buộc và độc quyền đăng công bố thông tin của cơ quan quản lý, trái Luật Doanh nghiệp. Ngoài ra, Cổng thông tin hiện chưa nhiều người biết tới, thời gian thông báo xuất hiện trên trang cũng chỉ vài ngày, khiến DN chịu nhiều thiệt thòi dù vẫn mất tiền đăng tin.
Về phí 300.000 đồng/bản tin đăng trên Cổng thông tin, đây là nguồn thu không hề nhỏ của cơ quan quản lý, khi mỗi tháng số lượng DN thành lập mới, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, giải thể rất lớn.
Theo Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, chỉ tính 6 tháng đầu năm 2014, cả nước có 37.315 DN đăng ký thành lập mới, 4.751 DN giải thể, chưa kể số DN thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thông báo bán cổ phần (những trường hợp bắt buộc phải đăng thông tin trên Cổng
thông tin).
Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME) cho rằng, tất cả quy định phải theo luật, nếu luật chưa chỉnh sửa thì không thể có quy định khác. “Nghị định hay thông tư và các văn bản của Chính phủ, các bộ ngành chỉ được hướng dẫn theo luật, không được trái với luật”, ông Kiêm nói.
Theo TPO
Bình luận