Ngày 28/11, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, nhiều đại biểu vẫn tỏ ra băn khoăn với nội dung Bộ GD-ĐT được cấp kinh phí để viết một bộ sách giáo khoa, trong khi các tổ chức, cá nhân khác lại không được ưu tiên này.
Đại biểu Ngô Đức Mạnh (Bình Thuận) cho biết trong đề án dành ra 321,6 tỷ đồng để biên soạn một bộ sách giáo khoa. Trong khi đó, đề án đặt ra vấn đề thẩm định đến 4 bộ sách giáo khoa.
“Vậy 3 bộ sách giáo khoa ấy sẽ do cá nhân và tổ chức nào biên soạn? Kinh phí dành cho các tổ chức, cá nhân ấy là như thế nào? Cụ thể ra sao? Nói cách khác chúng tôi nghĩ rằng điều kiện tham gia của các tổ chức, cá nhân khác mà được Bộ mời để tham gia biên soạn cũng phải tương tự như những điều kiện mà Bộ dành cho các cơ quan và tổ chức khác”, đại biểu Ngô Đức Mạnh nói.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM) cho rằng việc xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở khung chương trình thống nhất của Bộ cũng sẽ giúp phát huy trí tuệ, sức sáng tạo của xã hội, đóng góp vào sự nghiệp giáo dục phổ thông.
“Điều tôi chưa thấy thuyết phục là tuy có chủ trương mở về biên soạn sách giáo khoa nhưng trong cách thể hiện của Đề án có cảm tưởng như chỉ có một bộ sách và do một chủ thể duy nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện. Tôi chưa thấy sự tham gia của các tổ chức, cá nhân khác trong đề án này như thế nào?”, đại biểu Thùy Trang đặt câu hỏi.
Bà Trang cũng cho rằng trong bối cảnh đã cho phép xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa thì Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên tổ chức biên soạn riêng một bộ sách và nên dành kinh phí đó để đầu tư đào tạo đội ngũ giáo viên và đầu tư trang thiết bị dạy học.
“Mặt khác, tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ chủ thể tham gia biên soạn sách giáo khoa là ai để xã hội yên tâm?”, đại biểu Thùy Trang nêu vấn đề.
Trần Minh Diệu, Quảng Bình cho rằng việc quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa để chủ động cho việc triển khai chương trình mới như cách giải trình của Chính phủ là chưa thuyết phục. Cách làm này sẽ mâu thuẫn với chủ trương xã hội hóa mà chính Đề án đề ra .
“Thứ nhất, nếu chỉ có một bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn trước để kịp tiến độ triển khai chương trình mới trong một điều kiện không có đối chứng, không có cạnh tranh, không có sự lựa chọn thứ hai thì dư luận băn khoăn về chất lượng biên soạn và tính khách quan trong quá trình thẩm định, phê duyệt là hoàn toàn có cơ sở.
Thứ hai, khi đã có bộ sách của Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành và triển khai thí điểm thì chắc chắn sẽ không còn sự hấp dẫn để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư biên soạn những bộ sách khác như mục tiêu của Đề án đề ra.
Thứ ba, cứ giả sử tới đây có những bộ sách hoặc những cuốn sách khác của các tổ chức, cá nhân được thẩm định, phê duyệt và cho phép phát hành thì giá trị bản quyền của nó trên thị trường sẽ thế nào? Sự công bằng về cạnh tranh phát hành so với bộ sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ra sao? Các cơ sở giáo dục sẽ lựa chọn sách nào để dạy, để học”, đại biểu Trần Minh Diệu dẫn chứng.
Trước những băn khoăn, thắc mắc của các vị đại biểu, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lý giải thực tiễn của các lần làm sách trước đây cho thấy lực lượng tham gia vào việc biên soạn chương trình, sách giáo khoa không nhiều, do yêu cầu rất cao về mặt khoa học, thời gian tập trung cho việc viết sách rất dài, và nhiều người cũng không có điều kiện tham gia.
Bên cạnh đó, việc đãi ngộ cho những người tham gia viết sách giáo khoa và chương trình cũng chưa thỏa đáng.
Bộ trưởng Luận cho rằng lực lượng làm sách giáo khoa còn ít hơn vì lần này làm sách theo cách mới là tiếp cận phát triển năng lực chứ không làm như những lần trước đây là truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Phương án Chính phủ đề xuất giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động biên soạn một bộ sách đồng thời khuyến khích việc biên soạn các bộ sách khác là để Chính phủ chủ động ứng phó với bất cứ tình huống nào xảy ra.
“Theo chúng tôi, tính toán này là thận trọng và cần thiết trong khi mô hình mới chưa xuất hiện, mới chỉ có trong tính toán thì có nên chăng loại bỏ ngay mô hình đã có, đã được kiểm nghiệm và đã hoàn thành nhiệm vụ Quốc hội và Chính phủ giao”, Bộ trưởng Luận nói.
Phạm Thịnh
Đại biểu Quốc hội đề nghị phải có sự công bằng trong việc biên soạn sách giáo khoa giữa Bộ GD-ĐT với các tổ chức, cá nhân khác |
“Vậy 3 bộ sách giáo khoa ấy sẽ do cá nhân và tổ chức nào biên soạn? Kinh phí dành cho các tổ chức, cá nhân ấy là như thế nào? Cụ thể ra sao? Nói cách khác chúng tôi nghĩ rằng điều kiện tham gia của các tổ chức, cá nhân khác mà được Bộ mời để tham gia biên soạn cũng phải tương tự như những điều kiện mà Bộ dành cho các cơ quan và tổ chức khác”, đại biểu Ngô Đức Mạnh nói.
|
“Điều tôi chưa thấy thuyết phục là tuy có chủ trương mở về biên soạn sách giáo khoa nhưng trong cách thể hiện của Đề án có cảm tưởng như chỉ có một bộ sách và do một chủ thể duy nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện. Tôi chưa thấy sự tham gia của các tổ chức, cá nhân khác trong đề án này như thế nào?”, đại biểu Thùy Trang đặt câu hỏi.
Bà Trang cũng cho rằng trong bối cảnh đã cho phép xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa thì Bộ Giáo dục và Đào tạo không nên tổ chức biên soạn riêng một bộ sách và nên dành kinh phí đó để đầu tư đào tạo đội ngũ giáo viên và đầu tư trang thiết bị dạy học.
“Mặt khác, tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo làm rõ chủ thể tham gia biên soạn sách giáo khoa là ai để xã hội yên tâm?”, đại biểu Thùy Trang nêu vấn đề.
Đại biểu Trần Minh Diệu |
“Thứ nhất, nếu chỉ có một bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn trước để kịp tiến độ triển khai chương trình mới trong một điều kiện không có đối chứng, không có cạnh tranh, không có sự lựa chọn thứ hai thì dư luận băn khoăn về chất lượng biên soạn và tính khách quan trong quá trình thẩm định, phê duyệt là hoàn toàn có cơ sở.
Thứ hai, khi đã có bộ sách của Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành và triển khai thí điểm thì chắc chắn sẽ không còn sự hấp dẫn để khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư biên soạn những bộ sách khác như mục tiêu của Đề án đề ra.
Thứ ba, cứ giả sử tới đây có những bộ sách hoặc những cuốn sách khác của các tổ chức, cá nhân được thẩm định, phê duyệt và cho phép phát hành thì giá trị bản quyền của nó trên thị trường sẽ thế nào? Sự công bằng về cạnh tranh phát hành so với bộ sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ra sao? Các cơ sở giáo dục sẽ lựa chọn sách nào để dạy, để học”, đại biểu Trần Minh Diệu dẫn chứng.
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận giải đáp thắc mắc của các vị đại biểu |
Bên cạnh đó, việc đãi ngộ cho những người tham gia viết sách giáo khoa và chương trình cũng chưa thỏa đáng.
Bộ trưởng Luận cho rằng lực lượng làm sách giáo khoa còn ít hơn vì lần này làm sách theo cách mới là tiếp cận phát triển năng lực chứ không làm như những lần trước đây là truyền thụ kiến thức cho học sinh.
Phương án Chính phủ đề xuất giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ động biên soạn một bộ sách đồng thời khuyến khích việc biên soạn các bộ sách khác là để Chính phủ chủ động ứng phó với bất cứ tình huống nào xảy ra.
“Theo chúng tôi, tính toán này là thận trọng và cần thiết trong khi mô hình mới chưa xuất hiện, mới chỉ có trong tính toán thì có nên chăng loại bỏ ngay mô hình đã có, đã được kiểm nghiệm và đã hoàn thành nhiệm vụ Quốc hội và Chính phủ giao”, Bộ trưởng Luận nói.
Phạm Thịnh
Bình luận