(VTC News)- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định đáp án đã chỉnh sửa của môn Lịch Sử là chuẩn xác và không cần phải sửa đổi thêm.
Đáp án chỉnh sửa đã chuẩn xác?
Ngày 15/7, Ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT đã ra thông báo sửa đổi đáp án môn Lịch sử kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ đợt 2 và đề nghị các trường sử dụng đáp án và phiếu chấm.
Tuy nhiên, một số giáo viên, giảng viên môn Lịch sử thì cho rằng đáp án đã chỉnh sửa của Bộ GD-ĐT vẫn chưa thật chính xác và có thể khiến thí sinh mất tới 2 điểm.
Trao đổi với báo chí, PGS.TS Đặng Thanh Toán (giảng viên môn Lịch sử, ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng ở câu 4a, ông không tán thành mốc thời gian trong đáp án của Bộ là 1973 - 1989 mà phải là mốc năm 1973 - 1991 theo đúng lịch sử đã chia.
Đáp án chỉnh sửa đã chuẩn xác?
Ngày 15/7, Ban chỉ đạo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT đã ra thông báo sửa đổi đáp án môn Lịch sử kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ đợt 2 và đề nghị các trường sử dụng đáp án và phiếu chấm.
Tuy nhiên, một số giáo viên, giảng viên môn Lịch sử thì cho rằng đáp án đã chỉnh sửa của Bộ GD-ĐT vẫn chưa thật chính xác và có thể khiến thí sinh mất tới 2 điểm.
Thí sinh dự thi ĐH, CĐ năm 2012 (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Trao đổi với báo chí, PGS.TS Đặng Thanh Toán (giảng viên môn Lịch sử, ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng ở câu 4a, ông không tán thành mốc thời gian trong đáp án của Bộ là 1973 - 1989 mà phải là mốc năm 1973 - 1991 theo đúng lịch sử đã chia.
Bởi vì sách giáo khoa ban nâng cao viết: “Tình trạng chiến tranh lạnh chỉ thực sự kết thúc sau khi Liên bang Xô viết tan rã” (tr.92). Đáp án của Bộ chưa nêu rõ được điều này”.
Bên cạnh đó, đáp án của Bộ nêu: “Tuy vậy, phong trào nhân dân Nhật Bản chống Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật lên cao, phong trào chống chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam và các cuộc chiến tranh theo mùa... luôn diễn ra mạnh mẽ”. Trong khi đó, TS.Toán cho rằng, phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật (chính trị) lại không thuộc chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Đó là một ý thừa.
Một số giáo viên khác lại cho rằng cách trình bày ý ở Câu 4b này về mặt kiến thức là sự khái quát lại những thành tựu nhưng trong hình thức trình bày của đáp án lần 2 vẫn năm trong phạm vi của ý “về chính sách đối ngoại” khiến nhiều thí sinh mất 0,5 điểm vì ý này.
Tiếp đó ở câu 1 (2 điểm) đáp án cũng sẽ khiến thí sinh bị mất từ 1,0 điểm đến 1,5 điểm vì thang điểm không phù hợp.
Không chỉnh sửa thêm đáp án môn Lịch Sử
Chiều 17/7, trao đổi với VTC News, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết sau khi có sự phản hồi từ các chuyên gia, hội đồng tuyển sinh đã chuyển cho ban đề thi môn Lịch sử để nghiên cứu.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: “đáp án chỉnh sửa như vậy có lợi cho thí sinh hơn và những câu khác thì không có vấn đề gì phải chỉnh. Đó là thông báo cuối cùng rồi. Sẽ không chỉnh sửa nữa. Ban đề thi đã nghiên cứu rất kỹ với chuyên gia, các giáo viên dạy sử”.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng, trước đó trong quá trình chấm thi, nhiều thầy cô tham gia chấm thi có phản ánh rằng đáp án ban đầu không phải là không chính xác nhưng để đảm bảo quyền lợi tối đa cho các thí sinh thì ban ra đề quyết định chỉnh sửa lại đáp án câu 4a theo hướng có lợi cho thí sinh.
Bên cạnh đó, đáp án của Bộ nêu: “Tuy vậy, phong trào nhân dân Nhật Bản chống Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật lên cao, phong trào chống chiến tranh của Mĩ tại Việt Nam và các cuộc chiến tranh theo mùa... luôn diễn ra mạnh mẽ”. Trong khi đó, TS.Toán cho rằng, phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật (chính trị) lại không thuộc chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Đó là một ý thừa.
Một số giáo viên khác lại cho rằng cách trình bày ý ở Câu 4b này về mặt kiến thức là sự khái quát lại những thành tựu nhưng trong hình thức trình bày của đáp án lần 2 vẫn năm trong phạm vi của ý “về chính sách đối ngoại” khiến nhiều thí sinh mất 0,5 điểm vì ý này.
Tiếp đó ở câu 1 (2 điểm) đáp án cũng sẽ khiến thí sinh bị mất từ 1,0 điểm đến 1,5 điểm vì thang điểm không phù hợp.
Không chỉnh sửa thêm đáp án môn Lịch Sử
Chiều 17/7, trao đổi với VTC News, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết sau khi có sự phản hồi từ các chuyên gia, hội đồng tuyển sinh đã chuyển cho ban đề thi môn Lịch sử để nghiên cứu.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: “đáp án chỉnh sửa như vậy có lợi cho thí sinh hơn và những câu khác thì không có vấn đề gì phải chỉnh. Đó là thông báo cuối cùng rồi. Sẽ không chỉnh sửa nữa. Ban đề thi đã nghiên cứu rất kỹ với chuyên gia, các giáo viên dạy sử”.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho rằng, trước đó trong quá trình chấm thi, nhiều thầy cô tham gia chấm thi có phản ánh rằng đáp án ban đầu không phải là không chính xác nhưng để đảm bảo quyền lợi tối đa cho các thí sinh thì ban ra đề quyết định chỉnh sửa lại đáp án câu 4a theo hướng có lợi cho thí sinh.
“Ban chỉ đạo tuyển sinh đã đi kiểm tra một số hội đồng thi và họ nói là đáp án môn Lịch Sử là chuẩn rồi và không cần chỉnh sửa gì nữa” - Thứ trưởng Bùi Văn Ga chia sẻ thêm.
Theo đó, một số ý nhỏ trong đáp án môn Sử đã được bỏ đi để các thí sinh không phải viết quá nhiều ý.
Khi đề thi mở và có suy luận nhiều thì ban đề thi đã có hướng dẫn rất cụ thể trong hội đồng chấm thi, hướng dẫn rất chi tiết. Hiện tại các hội đồng chấm thi không thấy vấn đề gì trong đáp án chỉnh sửa mới của Bộ GD-ĐT.
Cũng theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, hiện nay nhiều hội đồng chấm thi đã hoàn thành việc chấm bài môn Lịch Sử.
Theo đó, một số ý nhỏ trong đáp án môn Sử đã được bỏ đi để các thí sinh không phải viết quá nhiều ý.
Khi đề thi mở và có suy luận nhiều thì ban đề thi đã có hướng dẫn rất cụ thể trong hội đồng chấm thi, hướng dẫn rất chi tiết. Hiện tại các hội đồng chấm thi không thấy vấn đề gì trong đáp án chỉnh sửa mới của Bộ GD-ĐT.
Cũng theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, hiện nay nhiều hội đồng chấm thi đã hoàn thành việc chấm bài môn Lịch Sử.
Phạm Thịnh
Bình luận