(VTC News)- Quan chức Bộ GD-ĐT cho biết hiện tại vẫn chưa có đủ thông tin để kết luận về việc có đường dây thi thuê có tổ chức.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định, đến thời điểm hiện tại, cơ quan an ninh vẫn chưa thông báo với Bộ GD – ĐT có đường dây thi hộ hay không.
“ Tất cả điều đó cần phải được làm rõ. Bởi nếu vi phạm này dừng ở mức độ cá nhân thì sẽ khác so với có tổ chức. Sai phạm này cần được xử lý nghiêm minh để tránh việc mất công bằng trong kỳ thi” – Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh.
Lý giải về hiện tượng trong kỳ thi ĐH, CĐ năm nay phát hiện ra nhiều thí sinh thi thuê, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng điều này phụ thuộc vào ý thức của thí sinh trong kỳ thi.
Bên cạnh đó, hiện nay nhiều bậc phụ huynh nhẹ dạ cả tin vào những đối tượng xấu, nên nghĩ vào phòng thi như vậy rất dễ qua mặt giám thị coi thi, khó phát hiện thí sinh thi hộ.
Nhưng Bộ GD-ĐT đã quy định rất chặt chẽ trong việc kiểm soát thí sinh thông qua danh sách ảnh của các phòng thi. Vì vậy những người thi hộ sẽ bị phát hiện ngay.
Được biết, khi nghi ngờ có dấu hiệu thi hộ, các cán bộ sẽ sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khác kết hợp cùng lực lượng an ninh để điều tra.
“Thứ hai, khi thí sinh đã đỗ vào trường thì có thể kiểm soát thông qua bài thi của thí sinh liệu có đúng với chữ viết thực của thí sinh không. Vì vậy vẫn có thể kiểm tra, xác minh liên tục trong suốt quá trình học và ngay trước khi thí sinh tốt nghiệp vẫn còn phải kiểm tra, nên việc thi hộ sẽ không bao giờ thoát được” – Thứ trưởng Bùi Văn Ga chia sẻ.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng khuyến cáo: “Thí sinh nào không biết việc kiểm tra giám sát mới nghe theo lời dụ dỗ thuê người đi thi hộ thì rất nguy hiểm. Các thí sinh không nên nghĩ đến việc gian lận bằng biện pháp này".
Để hạn chế tình trạng thi thuê vào đại học, Bộ GD-ĐT đã nhắc nhở các trường và trong quy chế cũng đã ghi rõ các phòng thi sẽ có danh sách ảnh để kiểm soát thí sinh. Bởi đó chính là cơ sở cần thiết để kiểm tra thi hộ. Nếu thí sinh dán ảnh giả trên giấy báo dự thi sẽ bị kiểm soát qua danh sách ảnh.
Bộ đã lưu ý giám thị các phòng thi phải kiểm soát, đối chiếu chặt chẽ giữa danh sách ảnh và giấy báo dự thi. Nếu phát hiện nghi vẫn cần báo cáo ngay với hội đồng thi để tiến hành giám định tiếp theo.
Quy trình này đã được ghi rõ trong quy chế và đề nghị các giám thị phải thực hiện đúng như vậy. Nếu giám thị thực hiện đúng, chắc chắn không một trường hợp thi hộ nào có thể lọt lưới.
Theo Quy chế thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, những thí sinh nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức bị tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường trong hai năm tiếp theo, hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sau khi kết thúc đợt thi đầu tiên của kỳ thi ĐH, CĐ 2013, cả nước đã phát hiện ra 2 trường hợp thi thuê vào đại học tại Học viện An ninh nhân dân, ĐH Phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, trong báo cáo của Bộ GD-ĐT chỉ thống kê được 1 trường hợp thi thuê tại Học viện An ninh nhân dân.
Chia sẻ về sự chậm trễ này, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Bùi Văn Ga cho biết : “Khi phát hiện trường hợp thi hộ giám thị phải thông báo đến hội đồng thi, sau đó cơ quan an ninh để tiến hành xác minh. Thứ hai, nếu thi hộ cần xác định có một mình hay có tổ chức. Tất cả điều đó phụ thuộc vào phạm vi nghiệp vụ của đoàn thanh tra tại đó. Vì vậy sự thông báo có vẻ chậm hơn so với những thí sinh vi phạm dưới hình thức khác”.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga kiểm tra công tác thi tại Đà Nẵng |
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định, đến thời điểm hiện tại, cơ quan an ninh vẫn chưa thông báo với Bộ GD – ĐT có đường dây thi hộ hay không.
“ Tất cả điều đó cần phải được làm rõ. Bởi nếu vi phạm này dừng ở mức độ cá nhân thì sẽ khác so với có tổ chức. Sai phạm này cần được xử lý nghiêm minh để tránh việc mất công bằng trong kỳ thi” – Thứ trưởng Bùi Văn Ga nhấn mạnh.
Lý giải về hiện tượng trong kỳ thi ĐH, CĐ năm nay phát hiện ra nhiều thí sinh thi thuê, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng điều này phụ thuộc vào ý thức của thí sinh trong kỳ thi.
|
Nhưng Bộ GD-ĐT đã quy định rất chặt chẽ trong việc kiểm soát thí sinh thông qua danh sách ảnh của các phòng thi. Vì vậy những người thi hộ sẽ bị phát hiện ngay.
Được biết, khi nghi ngờ có dấu hiệu thi hộ, các cán bộ sẽ sử dụng các biện pháp nghiệp vụ khác kết hợp cùng lực lượng an ninh để điều tra.
“Thứ hai, khi thí sinh đã đỗ vào trường thì có thể kiểm soát thông qua bài thi của thí sinh liệu có đúng với chữ viết thực của thí sinh không. Vì vậy vẫn có thể kiểm tra, xác minh liên tục trong suốt quá trình học và ngay trước khi thí sinh tốt nghiệp vẫn còn phải kiểm tra, nên việc thi hộ sẽ không bao giờ thoát được” – Thứ trưởng Bùi Văn Ga chia sẻ.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng khuyến cáo: “Thí sinh nào không biết việc kiểm tra giám sát mới nghe theo lời dụ dỗ thuê người đi thi hộ thì rất nguy hiểm. Các thí sinh không nên nghĩ đến việc gian lận bằng biện pháp này".
Để hạn chế tình trạng thi thuê vào đại học, Bộ GD-ĐT đã nhắc nhở các trường và trong quy chế cũng đã ghi rõ các phòng thi sẽ có danh sách ảnh để kiểm soát thí sinh. Bởi đó chính là cơ sở cần thiết để kiểm tra thi hộ. Nếu thí sinh dán ảnh giả trên giấy báo dự thi sẽ bị kiểm soát qua danh sách ảnh.
Bộ đã lưu ý giám thị các phòng thi phải kiểm soát, đối chiếu chặt chẽ giữa danh sách ảnh và giấy báo dự thi. Nếu phát hiện nghi vẫn cần báo cáo ngay với hội đồng thi để tiến hành giám định tiếp theo.
Quy trình này đã được ghi rõ trong quy chế và đề nghị các giám thị phải thực hiện đúng như vậy. Nếu giám thị thực hiện đúng, chắc chắn không một trường hợp thi hộ nào có thể lọt lưới.
Theo Quy chế thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, những thí sinh nhờ người khác thi hộ, làm bài hộ dưới mọi hình thức bị tước quyền vào học ở các trường ngay trong năm đó và tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường trong hai năm tiếp theo, hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự.
Phạm Thịnh
Bình luận