Trong một năm mà mọi quy luật đều bị phá bỏ, Đức lần đầu thắng Ý, Pháp lần đầu thắng Đức ở một giải đấu lớn, quy luật duy nhất còn giá trị là cứ 12 năm lại có một đội bóng bị đánh giá thấp giành chức vô địch Euro.
24 năm sau ngày Đan Mạch gây chấn động lục địa già với chức vô địch Euro 92, 12 năm sau kì tích mang tên Hy Lạp, Bồ Đào Nha đã vượt qua một trong những nhánh đấu dễ nhất lịch sử để lên ngôi ở Paris đêm qua.
Nhiều năm sau nữa, người ta sẽ quên đi đội bóng này đã cống hiến nhiều thế nào mà chỉ nhớ đến thất bạ
Andrea Barzagli
Nhiều người bảo đây là chức vô địch bình dân, cũng có người nói đội bóng xứ Iberia đã gặp quá nhiều may mắn ở giải đấu đầu tiên được tổ chức theo thể thức mới 24 đội.
Tất cả đều đúng, nhưng như cách trung vệ Andrea Barzagli cay đắng nói trong nước mắt sau thất bại trước người Đức ở vòng 1/8: “Nhiều năm sau nữa, người ta sẽ quên đi đội bóng này đã cống hiến nhiều thế nào mà chỉ nhớ đến thất bại”.
Đúng, lịch sử chỉ ghi tên người chiến thắng. Và chiến thắng của Bồ Đào Nha tại Euro 2016 chắc chắn không chỉ được nhớ đến với sự bình dân hay may mắn. Một chức vô địch hoàn toàn xứng đáng, với nguyên tắc được HLV Fernando Santos đúc kết: "Đơn giản như bồ câu, khôn ngoan như rắn”.
Nói Bồ Đào Nha đơn giản bởi họ chỉ có một mục tiêu duy nhất là chiến thắng, không cần cái gọi là bản sắc hay phong cách. Khác với người Đức đề cao việc kiểm soát bóng và vận hành như một cỗ máy, Italia xây dựng trên nền tảng hàng phòng ngự cứng như đá tảng, mục tiêu của Bồ Đào Nha trong mọi trận đấu trước tiên là phá lối chơi của đối thủ.
Xét trên danh nghĩa, cả 4 cầu thủ trên hàng tiền vệ của Bồ Đào Nha đều có thể đá tiền vệ trụ, với sức càn quét và cản phá gần như không có đối thủ ở giải đấu năm nay.
Clip: Ứa nước mắt nhìn Sir Alex ôm chầm Ronaldo, chia vui chiến tích lịch sử
Ronaldo và các đồng đội chính là đội phạm lỗi nhiều nhất ở Euro 2016 với 93 lần, nhưng chỉ có 12 lỗi dẫn đến thẻ vàng. Trung vệ Pepe, dù bị chấn thương, nhưng vẫn dẫn đầu danh sách cầu thủ có số lần cắt bóng cùng với Chester của xứ Wales.
Nhưng đừng nghĩ Bồ Đào Nha phá lối chơi đối thủ có nghĩa là họ phòng ngự tiêu cực. Dưới tài cầm quân của Fernando Santos, người cách đây 29 năm vẫn chỉ là một kĩ sư điện làm việc cho một khách sạn ở Lisbon, Bồ Đào Nha là đội bóng có sự đa dạng về chiến thuật nhất ở giải đấu năm nay.
Ở các thời điểm khác nhau trong 1 trận đấu, người ta có thể thấy họ đá 4-4-2, 4-3-3 hay 4-1-4-1 và sơ đồ nào cũng được vận dụng thành thục và hiệu quả. Ví dụ như Renato Sanches, cầu thủ trẻ hay nhất Euro 2016, vốn không được sử dụng ở đầu giải bởi vị trí của anh đã có lão tướng Moutinho, từng chơi tiền vệ đánh chặn, tiền vệ kiến tạo lệch cánh, tiền vệ “box to box”(mẫu tiền vệ toàn diện kiểu như Yaya Toure ở Man City), tiền vệ tấn công trong các trận đấu.
Cũng nhờ sự biến ảo của những người như Sanches, Adrien Silva hay Joao Mario mà các hàng tiền vệ đối thủ của Bồ Đào Nha năm nay đều đồng loạt tắt điện, từ Ba Lan đến Croatia của Modrid, Rakitic hay Pháp của Pogba, Matudi.
Ở hai biên, hai cầu thủ Rafael Guerreiro và Cedric Soares luôn được tối ưu hóa công năng và thường xuyên băng lên tấn công.
Kết quả Bồ Đào Nha chính là đội tạt nhiều nhất ở giải đấu năm nay, không phải bởi họ bế tắc trong tấn công mà đây là những chiêu thức đã được tập luyện sẵn, với Ronaldo trong vòng cấm đón lõng các đường tạt.
Xét về lực lượng, Bồ Đào Nha có phần thua kém hơn so với các đội bóng như Croatia, Anh chứ đừng nói đến Đức hay Pháp, nhưng sự chuẩn bị kĩ lưỡng và chiến lược “khôn ngoan như rắn” của thầy trò Santos khiến cho đối thủ của họ đều thua theo kiểu “ức đến phát khóc” mà tiêu biểu là Croatia ở tứ kết.
Như Johan Cruyff từng nói: Bóng đá rất đơn giản nhưng để chơi bóng đơn giản thì rất khó”. Bồ Đào Nha tại Euro 2016 chính là minh chứng cho cái triết lý ấy, và không ai dám nói chức vô địch của họ là không xứng đáng.
Bình luận