(VTC News) - Chiều 23/12, Bộ Công an đã đưa ra một số nguyên nhân cháy nổ xe máy, ôtô thời gian qua, trong đó chủ yếu là chập điện.
Theo thống kê Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) TP Hà Nội từ ngày 1/12/2010 đến 18/12/2011 Hà Nội xảy ra 42 vụ cháy ôtô, xe máy. Ở địa phương khác từ đầu năm đến nay xảy ra 18 vụ. Ôtô, xe máy cháy nổ có đủ loại của các hãng Huyndai, Daewoo, BMW, Mercedes, Ford, Mazda, Mitsubishi, Kia, Toyota; các hãng SYM, Honda (Air Blade, SH, Dylan, Wave)...
Với những vụ đã xác định được nguyên nhân, chủ yếu là sự cố chập điện; hoặc đang để trong khu vực bị cháy nên bén lửa; một số do tai nạn giao thông. Ngoài ra, theo đánh giá của một số chuyên gia do việc lưu hành xe quá cũ, quá tải, sử dụng nhiên liệu không đúng chủng loại; nhiều chủ phương tiện sau khi mua xe thường lắp thêm phụ kiện như: còi, đèn, quá trình sử dụng bị hỏng, gây chập...
Lý giải việc chậm kết luận nguyên nhân các vụ cháy nổ xe máy, Bộ cho biết, nhiều chủ phương tiện không trình báo cơ quan chức năng hoặc trình báo chậm. Do đó, công an không nắm hết tình hình, chậm triển khai các biện pháp ban đầu để xác định nguyên nhân.
Đa số vụ cháy hiện trường bị xáo trộn do cứu hỏa hoặc yêu cầu phải giải tỏa nhanh lòng đường, tránh ách tắc. Lực lượng chuyên môn khó tiếp cận kịp thời hiện trường để thu thập dấu vết, thông tin.
Ngoài ra, Bộ Công an cho rằng, việc điều tra làm rõ nguyên nhân các vụ cháy nổ ôtô, xe máy liên quan đến yếu tố kỹ thuật, kết luận phải dựa trên cơ sở khoa học, cần phối hợp nhiều lực lượng, nhiều ngành tham gia.
Để hạn chế thiệt hại do cháy nổ gây ra, bên cạnh việc tiếp tục điều tra nguyên nhân, Bộ Công an đề nghị chủ phương tiện cần chủ động tự bảo vệ tính mạng và tài sản của mình; khi cháy nổ cần nhanh chóng rời khỏi phương tiện đang cháy đến vị trí an toàn; dùng các phương tiện chữa cháy hiện có (bình bọt, cát, nước…) để dập lửa.
Bộ cũng đề nghị chủ phương tiện thông báo kịp thời đến các cơ quan chức năng (công an xã, phường, cơ quan PCCC, hãng sản xuất, Hội bảo vệ người tiêu dùng…) để phối hợp điều tra, kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp.
K.M
Theo thống kê Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC) TP Hà Nội từ ngày 1/12/2010 đến 18/12/2011 Hà Nội xảy ra 42 vụ cháy ôtô, xe máy. Ở địa phương khác từ đầu năm đến nay xảy ra 18 vụ. Ôtô, xe máy cháy nổ có đủ loại của các hãng Huyndai, Daewoo, BMW, Mercedes, Ford, Mazda, Mitsubishi, Kia, Toyota; các hãng SYM, Honda (Air Blade, SH, Dylan, Wave)...
Với những vụ đã xác định được nguyên nhân, chủ yếu là sự cố chập điện; hoặc đang để trong khu vực bị cháy nên bén lửa; một số do tai nạn giao thông. Ngoài ra, theo đánh giá của một số chuyên gia do việc lưu hành xe quá cũ, quá tải, sử dụng nhiên liệu không đúng chủng loại; nhiều chủ phương tiện sau khi mua xe thường lắp thêm phụ kiện như: còi, đèn, quá trình sử dụng bị hỏng, gây chập...
Lý giải việc chậm kết luận nguyên nhân các vụ cháy nổ xe máy, Bộ cho biết, nhiều chủ phương tiện không trình báo cơ quan chức năng hoặc trình báo chậm. Do đó, công an không nắm hết tình hình, chậm triển khai các biện pháp ban đầu để xác định nguyên nhân.
Đa số vụ cháy hiện trường bị xáo trộn do cứu hỏa hoặc yêu cầu phải giải tỏa nhanh lòng đường, tránh ách tắc. Lực lượng chuyên môn khó tiếp cận kịp thời hiện trường để thu thập dấu vết, thông tin.
Ngoài ra, Bộ Công an cho rằng, việc điều tra làm rõ nguyên nhân các vụ cháy nổ ôtô, xe máy liên quan đến yếu tố kỹ thuật, kết luận phải dựa trên cơ sở khoa học, cần phối hợp nhiều lực lượng, nhiều ngành tham gia.
Để hạn chế thiệt hại do cháy nổ gây ra, bên cạnh việc tiếp tục điều tra nguyên nhân, Bộ Công an đề nghị chủ phương tiện cần chủ động tự bảo vệ tính mạng và tài sản của mình; khi cháy nổ cần nhanh chóng rời khỏi phương tiện đang cháy đến vị trí an toàn; dùng các phương tiện chữa cháy hiện có (bình bọt, cát, nước…) để dập lửa.
Bộ cũng đề nghị chủ phương tiện thông báo kịp thời đến các cơ quan chức năng (công an xã, phường, cơ quan PCCC, hãng sản xuất, Hội bảo vệ người tiêu dùng…) để phối hợp điều tra, kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp.
K.M
Bình luận