(VTC News) - Google sở hữu một đội ngũ bí mật gồm 100 nhân viên với công việc chống gian lận quảng cáo – nhân sự nhóm này chỉ dùng mật danh mà không dùng tên thật.
Gian lận quảng cáo là một vấn đề nghiêm trọng. Các hãng phân tích thị trường quảng cáo trên Internet cho hay gian lận quảng cáo có thể khiến các thương hiệu mất mát tới 6,5 tỷ bảng Anh (10,1 tỷ USD) mỗi năm.
Đối với Google – công ty chiếm thị phần quảng cáo lớn nhất thế giới – đó là một thách thức không hề nhỏ.
Google đòi hỏi rằng các quảng cáo được mua thông qua nền tảng của nó đang thực sự tiếp cận với khách hàng là con người, chứ không phải là một đội quân botnet được tạo ra bởi các băng nhóm tội phạm khai thác trái phép thông tin cá nhân của người dùng.
Các băng nhóm này đã chiếm đoạt một số tiền không nhỏ khỏi hệ sinh thái quảng cáo bằng cách tạo ra hàng triệu cú nhấp chuột giả vào các quảng cáo (bằng nhiều các chiêu trò khác nhau).
Bản chất của gian lận quảng cáo là một loại tội phạm có tổ chức nên nhiều nhân viên làm việc tại văn phòng Google ở trung tâm London khi được hỏi đã yêu cầu chỉ được gọi bằng mật danh.
Một kỹ sư người Nga, Sasha, cho biết: "Bởi nó là một loại tội phạm có tổ chức nên tôi tin đây không phải là môi trường thân thiện với những người lên tiếng chống lại nó."
“Đơn vị này của Google hoạt động bí mật và độc lập, giữ vai trò quan trọng và được bảo mật tốt nhất của cả mạng lưới”, AdAge cho biết.
Người đứng đầu đội ngũ chống botnet này của Google được gọi với cái tên Douglas de Jager. Ông thành lập Spider.io rồi bán cho Google vào năm ngoái với một số tiền không được tiết lộ.
Tất cả 7 nhân viên của Spider.io đều chuyển sang làm cho Google. AdAge cho biết chính sự kết hợp giữa Spider.io và Google đã phát triển đội ngũ chống gian lận quảng cáo một cách đáng kinh ngạc.
Nhưng cũng có một số hạn chế: Đơn vị chống gian lận này luôn phải chú ý tới đội ngũ bán hàng của Google để tránh xung đột về lợi ích. AdAge giải thích : “Như bạn đã biết, đội ngũ phát triển quảng cáo sẽ xuống dốc nếu như không ai sử dụng dịch vụ từ hệ thống của Google. Càng bán được nhiều quảng cáo, càng kiếm được nhiều tiền”.
Các kỹ sư làm việc trong một nơi mà họ mô tả như một “căn hầm tối”, với công việc quét nhị phân phần mềm độc hại trong phiên làm việc kéo dài 2 giờ liên tục, đồng thời tìm kiếm các mô hình và lục soát manh mối từ những kẻ lừa đảo. Tuy nhiên, họ vẫn thường xuyên rời khỏi căn hầm tối chỉ để đi uống cà phê.
Sau mỗi phiên làm việc, cả nhóm nghiên cứu đổ xô vào căn bếp công nghệ của Google, nơi mà mọi thứ đều miễn phí, để nạp năng lượng "quên", AdAge cho biết.
Cuối cùng thì nhóm nghiên cứu của Google đã truy tìm được “tín hiệu”– một loại hành vi được vô tình tạo ra bởi kẻ gian khi chúng lập trình một botnet – có thể giúp các kỹ sư xác định được lưu lượng truy cập.
“Vũ khí bí mật” của Google mang tên "Powerdrill". Powerdrill là một hệ thống tính toán dị thường. Nó có khả năng xử lý 500 tỷ tế bào của dữ liệu trong chưa đầy 5 giây.
Và nó thống kê dữ liệu đó dưới dạng bảng xếp hạng và hình minh họa. Để chứng minh những bất thường của lượng truy cập đó là do virut, không phải từ con người.
AdAge miêu tả chi tiết hơn - bao gồm cả những bí mật hấp dẫn về một dịch vụ xác minh quảng cáo vô danh chịu trách nhiệm cho lưu lượng truy cập không phải con người trong mạng lưới Google - về những gì biệt đội của Google đang làm và cách thức chống lại những kẻ lừa đảo.
» Thêm chi tiết thú vị về trụ sở mới của Google
» Tranh cãi pháp lý quanh chuyện xe tự lái của Google gây tai nạn
» 8 lý do khiến Facebook hơn đứt Google
Anh Trần (theo BI)
Gian lận quảng cáo là một vấn đề nghiêm trọng. Các hãng phân tích thị trường quảng cáo trên Internet cho hay gian lận quảng cáo có thể khiến các thương hiệu mất mát tới 6,5 tỷ bảng Anh (10,1 tỷ USD) mỗi năm.
Đối với Google – công ty chiếm thị phần quảng cáo lớn nhất thế giới – đó là một thách thức không hề nhỏ.
Đơn vị chống gian lận quảng cáo của Google hoạt động bí mật, nhân viên không dùng tên mà chỉ gọi nhau bằng mật danh |
Các băng nhóm này đã chiếm đoạt một số tiền không nhỏ khỏi hệ sinh thái quảng cáo bằng cách tạo ra hàng triệu cú nhấp chuột giả vào các quảng cáo (bằng nhiều các chiêu trò khác nhau).
Bản chất của gian lận quảng cáo là một loại tội phạm có tổ chức nên nhiều nhân viên làm việc tại văn phòng Google ở trung tâm London khi được hỏi đã yêu cầu chỉ được gọi bằng mật danh.
Một kỹ sư người Nga, Sasha, cho biết: "Bởi nó là một loại tội phạm có tổ chức nên tôi tin đây không phải là môi trường thân thiện với những người lên tiếng chống lại nó."
“Đơn vị này của Google hoạt động bí mật và độc lập, giữ vai trò quan trọng và được bảo mật tốt nhất của cả mạng lưới”, AdAge cho biết.
Spider.io đã được bán cho Google vào đầu năm ngoái. |
Tất cả 7 nhân viên của Spider.io đều chuyển sang làm cho Google. AdAge cho biết chính sự kết hợp giữa Spider.io và Google đã phát triển đội ngũ chống gian lận quảng cáo một cách đáng kinh ngạc.
Nhưng cũng có một số hạn chế: Đơn vị chống gian lận này luôn phải chú ý tới đội ngũ bán hàng của Google để tránh xung đột về lợi ích. AdAge giải thích : “Như bạn đã biết, đội ngũ phát triển quảng cáo sẽ xuống dốc nếu như không ai sử dụng dịch vụ từ hệ thống của Google. Càng bán được nhiều quảng cáo, càng kiếm được nhiều tiền”.
Các kỹ sư làm việc trong một nơi mà họ mô tả như một “căn hầm tối”, với công việc quét nhị phân phần mềm độc hại trong phiên làm việc kéo dài 2 giờ liên tục, đồng thời tìm kiếm các mô hình và lục soát manh mối từ những kẻ lừa đảo. Tuy nhiên, họ vẫn thường xuyên rời khỏi căn hầm tối chỉ để đi uống cà phê.
Sau mỗi phiên làm việc, cả nhóm nghiên cứu đổ xô vào căn bếp công nghệ của Google, nơi mà mọi thứ đều miễn phí, để nạp năng lượng "quên", AdAge cho biết.
Cuối cùng thì nhóm nghiên cứu của Google đã truy tìm được “tín hiệu”– một loại hành vi được vô tình tạo ra bởi kẻ gian khi chúng lập trình một botnet – có thể giúp các kỹ sư xác định được lưu lượng truy cập.
“Vũ khí bí mật” của Google mang tên "Powerdrill". Powerdrill là một hệ thống tính toán dị thường. Nó có khả năng xử lý 500 tỷ tế bào của dữ liệu trong chưa đầy 5 giây.
Và nó thống kê dữ liệu đó dưới dạng bảng xếp hạng và hình minh họa. Để chứng minh những bất thường của lượng truy cập đó là do virut, không phải từ con người.
AdAge miêu tả chi tiết hơn - bao gồm cả những bí mật hấp dẫn về một dịch vụ xác minh quảng cáo vô danh chịu trách nhiệm cho lưu lượng truy cập không phải con người trong mạng lưới Google - về những gì biệt đội của Google đang làm và cách thức chống lại những kẻ lừa đảo.
» Thêm chi tiết thú vị về trụ sở mới của Google
» Tranh cãi pháp lý quanh chuyện xe tự lái của Google gây tai nạn
» 8 lý do khiến Facebook hơn đứt Google
Anh Trần (theo BI)
Bình luận