Biện pháp kinh tế của Trung Quốc có đáng ngại?

Kinh tếThứ Ba, 10/06/2014 11:06:00 +07:00

(VTC News) – Căng thẳng trên Biển Đông chưa dứt, Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng một số biện pháp kinh tế với Việt Nam.

(VTC News) – Căng thẳng trên Biển Đông chưa dứt, Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng một số biện pháp kinh tế với Việt Nam.

Trung Quốc chuyển sang biện pháp kinh tế

Sau khi Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều chuyên gia kinh tế mong muốn Việt Nam có chủ trương sớm giảm phụ thuộc kinh tế để đề phòng Trung Quốc “chơi xấu”.

Chính phủ Trung Quốc đã tạm thời cấm các công ty quốc doanh tham gia đấu thầu hợp đồng mới ở Việt Nam (Ảnh minh họa internet)

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết đây là một chủ trương hoàn toàn đúng với Việt Nam. Đó không chỉ là yêu cầu trước mắt của tình hình biển Đông mà nó còn là yêu cầu phát triển lâu dài của nền kinh tế.

Trao đổi với Một thế giới, bà Lan cho biết: “Chúng ta càng hội nhập thì càng phải làm thế nào để cân bằng các mối quan hệ, tạo ra thế các quốc gia tham gia toàn cầu hóa để có sự phụ thuộc lẫn nhau, chứ không phải phụ thuộc một chiều, như ta đang phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế”.

Trong cuộc họp của doanh nhân tại Tp.HCM chiều 9/6, các doanh nghiệp thống nhất sẽ giảm phụ thuộc Trung Quốc. Các doanh nghiệp họp bàn tìm cách giảm bớt phụ thuộc Trung Quốc về đầu ra lẫn nhập khẩu nguyên, phụ liệu, để tránh bị ảnh hưởng dài hơi.

Sự chuẩn bị sớm của các chuyên gia và doanh nghiệp là không hề thừa khi mới đây, Trung Quốc bắt đầu sử dụng một số biện pháp kinh tế khi đuối lý trên trường quốc tế.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Theo tin từ tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), Chính phủ Trung Quốc đã tạm thời cấm các công ty quốc doanh tham gia đấu thầu hợp đồng mới ở Việt Nam.


Tờ báo trên cho biết, một quan chức làm việc tại một doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc đề nghị giấu tên nói rằng, công ty này đã được Bộ Thương mại Trung Quốc gọi điện thoại thông báo về lệnh cấm tạm thời nói trên. Một số nguồn tin khác cho hay, ba nhà thầu khác đang hoạt động tại Việt Nam cũng đã được thông báo về lệnh cấm.

Trước đó, tại cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, Lạng Sơn), đã xảy ra sự kiện lạ. Đó là 10 ngày trôi qua mà không có lô hàng hoa quả nào nhập vào Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật vùng 7 giải thích nguyên nhân có thể do thời vụ bên phía bạn và hoa quả tươi của ta dạo này nhiều, rẻ, ngon.

Mới đây, báo chí Việt đề cập khá nhiều tới hiện tượng thương lái Trung Quốc ồ ạt mua banh lông ở miền biển các tỉnh Cà Mau, An Giang, Kiên Giang. nhiều ngư dân đã đầu tư thuyền và lồng cào với chi phí tối thiểu khoảng 40 – 50 triệu đồng để phục vụ cho việc khai thác banh lông. Việc khai thác banh lông được đánh giá là ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường biển.

Video: Cửa khẩu Tân Thanh 10 ngày vắng bóng hoa quả Trung Quốc thông quan



Khi banh lông đang trong tâm “bão giá”, thương lái Trung Quốc đột ngột dừng mua khiến giá banh lông rớt thảm hại. Từ chỗ thương lái Trung Quốc tận thu với giá “khủng” 1-2.200.000 VNĐ/ kg thì nay, tại Kiên Giang, giá của sản phẩm này chỉ còn bằng 1/10.

Có đáng ngại?

Thông tin Trung Quốc tạm thời cấm các công ty quốc doanh tham gia đấu thầu hợp đồng mới ở Việt Nam không có gì đáng lo ngại. Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng.

Trao đổi với báo Đất Việt, Bộ trưởng Thăng cho biết hiện năng lực các nhà thầu trong nước cũng đã cải thiện đáng kể cho nên hoàn toàn có thể chủ động được các công việc hiện nay.

 

Nếu nhà thầu Trung Quốc bỏ Việt Nam thì cũng không có gì đáng lo

Bộ trưởng Đinh La Thăng
 
Mặc dù hiện nay, nhà thầu Trung Quốc trúng thầu khá nhiều dự án trọng điểm nhưng nhiều trường hợp chậm trễ, kéo dài thời gian thi công rồi yêu cầu chủ đầu tư bù giá làm đội vốn đầu tư. Có dự án đội giá hàng ngàn tỷ đồng.

Vì vậy, Bộ trưởng Thăng khẳng định: "Nếu nhà thầu Trung Quốc bỏ Việt Nam thì cũng không có gì đáng lo".

Việc Trung Quốc “chơi xấu” đã được các chuyên gia dự báo từ trước. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng đây nên xem là cơ hội để Việt Nam thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Và Chính phủ nên tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp trong nước.

Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam - ông Vũ Tiến Lộc cũng đã “hiến kế” cho doanh nghiệp thoát khỏi sự phụ thuộc kinh tế. Đó là đa dạng thị trường.

Theo ông Lộc, với tình hình hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có điều kiện thực hiện, bởi chúng ta có quan hệ giao thương với hơn 200 nước, có hiệp định thương mại tự do đến hàng chục nước và sắp tới lại ký kết tiếp. Vấn đề bây giờ là đa dạng thị trường xuất nhập khẩu. 

Thứ hai, là phải đẩy mạnh sản xuất linh kiện trong nước. Ông Lộc cho biết một số nước rất ủng hộ Việt Nam phát triển công nghiệp phụ trợ như Nhật Bản, Hàn Quốc...

PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công thương) cũng đã đề cập tới việc cần thiết giảm phụ thuộc kinh tế.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nếu chúng ta đa dạng thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước và cải cách ngành thương mại thì tối thiểu trong 2-3 năm là có thể giảm phụ thuộc Trung Quốc về kinh tế.


Thanh Hà(tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn