(VTC News) – Đại biểu Quốc hội cho rằng khi tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế thì việc sửa đổi Bộ Luật hàng hải có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Sáng 22/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam
Góp ý cho dự thảo luật, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội) chỉ ra thực tiễn cho thấy gần đây các tranh chấp trên biển Đông đã và sẽ diễn ra ngày càng căng thẳng, phức tạp. Trong đó, Trung Quốc luôn là nước bất chấp kể cả luật pháp quốc tế.
Nhiều nước, kể cả Trung Quốc đã công khai tuyên bố sẽ sản xuất các loại tàu, thuyền lưỡng dụng không chỉ phục vụ mục đích dân sự, kinh tế mà còn cả mục đích quân sự khi cần thiết.
“Điều đó, làm cho tôi thấy nội dung của dự thảo bộ luật dường như chưa cập nhật những thông tin này, sẽ dẫn đến bộ luật của chúng tra trong thời gian tới không ổn định, phải cập nhật, sửa đổi”, đại biểu Khánh tỏ ra băn khoăn.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề xuất Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải bao gồm các loại tàu, thuyền, các thiết bị nổi, chìm khác trên biển, thuyền viên các loại cảng, vận tải biển, luồng hàng hải, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu, thuyền và các thiết bị khác trên biển.
Trong đó, quy định rõ các loại tàu như tàu cá, tàu lặn, tàu ngầm, tàu công vụ, các loại thuyền, các thiết bị nổi như kho chứa nổi, giàn di động và các loại thiết bị chìm khác, không phân biệt mục đích quân sự hay dân sự để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ lưỡng dụng khi cần thiết.
“Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, với chủ trương tạo đột phá, thúc đẩy phát triển ngành hàng hải tới đây thì ngày càng sẽ có nhiều các loại tàu thuyền và thiết bị chìm nổi khác ra vào các cảng biển, cảng cạn, hoạt động tấp nập trên biển”, đại biểu Khánh nói.
Cũng có cùng quan điểm này, đại biểu Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang) cho rằng vận mệnh của đất nước gắn liền với biển và mối liên hệ độc lập liên quan giữa nước ta với quốc tế ngày càng trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.
Trên thế giới có nhiều quốc gia đã có những kinh nghiệm thành công khai thác tiềm năng về biển, vận tải biển hay kinh tế biển.
“Trong khi đó, những diễn biến phức tạp trên Biển Đông ảnh hưởng tới an ninh quốc gia chủ quyền biển đảo, những ảnh hưởng về môi trường, về phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Những lĩnh vực này ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến chính sách phát triển hàng hải Việt Nam”, đại biểu Hoa nói.
Trọng tâm nói về tình hình an toàn, an ninh trên Biển Đông, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) thông tin trung bình trong năm có khoảng trên 40 ngàn lượt tầu biển qua lại khu vực Biển Đông, 5 trong tổng số 10 tuyến đường biển quốc tế lớn nhất của thế giới đi qua khu vực này.
Trong điều kiện mới chỉ có 1/3 trong số gần 400 đường biên giới biển, trên thế giới được phân định thông qua các bản án của Tòa án và Trọng tài.
“Ngoài ra 10 trong số 16 đường biên giới biển ở khu vực biển Đông vẫn đang trong tình trạng tranh chấp, chưa kể vấn đề liên quan đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam đang bị vi phạm chủ quyền nghiêm trọng”, đại biểu Lan nói.
Bên cạnh đó, bà Lan cho rằng các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải được quy định tại Điều 12, nghiêm cấm việc ngăn chặn cản trở quyền tự do trên biển, nếu như không quy định rõ nội dung này dễ dẫn đến lợi dụng tự do đi lại trên biển, xâm phạm chủ quyền quyền chủ quyền trên biển của Việt Nam.
Đại biểu Chu Sơn Hà (TP Hà Nội) nhận định hàng hải là ngành có vai trò hết sức quan trọng, có tính đặc thù, có tính tiềm năng lớn và mang tính quốc tế sâu sắc, phát triển tiềm năng, hiệu quả ngành hàng hải là một yếu tố quan trọng phát triển kinh tế bền vững.
Đồng thời phải coi trọng duy trì bảo đảm an ninh quốc phòng, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải đi đôi với đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền tự do hàng hải trên biển theo quy định của Hiến pháp, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển.
Phạm Thịnh
Sáng 22/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam
Góp ý cho dự thảo luật, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội) chỉ ra thực tiễn cho thấy gần đây các tranh chấp trên biển Đông đã và sẽ diễn ra ngày càng căng thẳng, phức tạp. Trong đó, Trung Quốc luôn là nước bất chấp kể cả luật pháp quốc tế.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh |
“Điều đó, làm cho tôi thấy nội dung của dự thảo bộ luật dường như chưa cập nhật những thông tin này, sẽ dẫn đến bộ luật của chúng tra trong thời gian tới không ổn định, phải cập nhật, sửa đổi”, đại biểu Khánh tỏ ra băn khoăn.
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề xuất Bộ luật này quy định về hoạt động hàng hải bao gồm các loại tàu, thuyền, các thiết bị nổi, chìm khác trên biển, thuyền viên các loại cảng, vận tải biển, luồng hàng hải, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu, thuyền và các thiết bị khác trên biển.
Trong đó, quy định rõ các loại tàu như tàu cá, tàu lặn, tàu ngầm, tàu công vụ, các loại thuyền, các thiết bị nổi như kho chứa nổi, giàn di động và các loại thiết bị chìm khác, không phân biệt mục đích quân sự hay dân sự để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ lưỡng dụng khi cần thiết.
“Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, với chủ trương tạo đột phá, thúc đẩy phát triển ngành hàng hải tới đây thì ngày càng sẽ có nhiều các loại tàu thuyền và thiết bị chìm nổi khác ra vào các cảng biển, cảng cạn, hoạt động tấp nập trên biển”, đại biểu Khánh nói.
Đại biểu Hoàng Thị Hoa (Bắc Giang) |
Trên thế giới có nhiều quốc gia đã có những kinh nghiệm thành công khai thác tiềm năng về biển, vận tải biển hay kinh tế biển.
“Trong khi đó, những diễn biến phức tạp trên Biển Đông ảnh hưởng tới an ninh quốc gia chủ quyền biển đảo, những ảnh hưởng về môi trường, về phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Những lĩnh vực này ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến chính sách phát triển hàng hải Việt Nam”, đại biểu Hoa nói.
Đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) |
Trong điều kiện mới chỉ có 1/3 trong số gần 400 đường biên giới biển, trên thế giới được phân định thông qua các bản án của Tòa án và Trọng tài.
“Ngoài ra 10 trong số 16 đường biên giới biển ở khu vực biển Đông vẫn đang trong tình trạng tranh chấp, chưa kể vấn đề liên quan đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam đang bị vi phạm chủ quyền nghiêm trọng”, đại biểu Lan nói.
Bên cạnh đó, bà Lan cho rằng các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải được quy định tại Điều 12, nghiêm cấm việc ngăn chặn cản trở quyền tự do trên biển, nếu như không quy định rõ nội dung này dễ dẫn đến lợi dụng tự do đi lại trên biển, xâm phạm chủ quyền quyền chủ quyền trên biển của Việt Nam.
Video: Phóng viên BBC vạch trần Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa
Đại biểu Chu Sơn Hà (TP Hà Nội) nhận định hàng hải là ngành có vai trò hết sức quan trọng, có tính đặc thù, có tính tiềm năng lớn và mang tính quốc tế sâu sắc, phát triển tiềm năng, hiệu quả ngành hàng hải là một yếu tố quan trọng phát triển kinh tế bền vững.
Đồng thời phải coi trọng duy trì bảo đảm an ninh quốc phòng, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải đi đôi với đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền tự do hàng hải trên biển theo quy định của Hiến pháp, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển.
Phạm Thịnh
Bình luận