Theo đó, Tổng số tiền thu về từ việc chào bán cổ phiếu là hơn 20.295 tỷ đồng. Sau khi trừ gần 27 tỷ đồng chi phí phát hành, BIDV thu ròng hơn 20.208 tỷ đồng.
Cùng với việc thu về hơn 20.000 tỷ đồng, vốn điều lệ của BIDV cũng tăng từ 34.187 tỷ lên 40.220 tỷ đồng, và là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất thị trường hiện nay.
Tính đến cuối quý 3, 5 nhà băng có quy mô vốn lớn nhất thị trường gồm BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank và Agribank.
Được biết, số cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng 5 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán (31/10).
Sau đợt chào bán, KEB Hana Bank đã trở thành cổ đông lớn của BIDV với tỷ lệ sở hữu ở mức 15% vốn điều lệ.
Ngay trước đợt phát hành, BIDV đã thông qua việc chi gần 4.800 tỷ đồng để trả cổ tức hai năm 2017 và 2018, với tổng tỷ lệ chi trả là 14%.
Báo cáo tài chính quý 3/2019 của BIDV cho thấy, sau 9 tháng, ngân hàng ghi nhận khoản lãi ròng sau thuế đạt hơn 5.645 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ. Lãi lũy kế đến cuối tháng 9 của ngân hàng đạt gần 15.900 tỷ đồng.
BIDV hiện vẫn là ngân hàng thương mại có tổng tài sản lớn nhất hệ thống đạt trên 1,42 triệu tỷ đồng. Các chỉ tiêu tài chính huy động vốn và dư nợ cho vay của nhà băng này đều đạt trên 1 triệu tỷ.
Trong năm nay, nhà băng này kỳ vọng sẽ thu về 10.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế với dư nợ cho vay tăng dự kiến 12% và tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Bình luận