(VTC News) - Rất nhiều khả năng đó là viên đao phủ. Xưa kia, đao phủ thường đeo mặt nạ, để “con ma” không nhớ được mặt mình tìm về quấy nhiễu.
Đích thân ông Trần Xuân Quang, Trạm trưởng Trạm du lịch sinh thái Vân Long chỉ đạo 3 người dân địa phương chèo thuyền chở chúng tôi vào tận dãy núi đá vôi, nơi có “hình ma, chữ quỷ” ẩn hiện trên vách núi Mèo Cào.
Một lát chèo đò, chúng tôi đã có mặt ở mái đá, nơi một năm trước tôi đã kỳ công suốt một ngày trời hết té nước lại chụp ảnh. Cảnh vật thì vẫn như vậy. Cây xoài chỗ nền ngôi chùa cũ quả vẫn sai lúc lỉu như xưa.
Thế nhưng, dù cố gắng hình dung, tôi vẫn không thể nhớ được những hình vẽ đó tập trung ở khu vực nào. Mái đá ấy khá rộng, cao đến 20m, dài độ 50m, mà bích họa chỉ tập trung ở một vài khu vực, lại ẩn trong đá, nên không dễ dàng tìm lại được.
Tôi đang tính dùng lá sen múc nước té lên vách đá để tìm hình vẽ, thì TS. Trình Năng Chung ngăn lại. Một tay lần trên vách đá, một tay kéo cặp kính lão trễ nải xuống dưới mũi, TS. Trình Năng Chung đã dừng lại ở một điểm tương đối bằng phẳng.
Quan sát kỹ, tôi mới thấy một hình thù màu đỏ nhạt, rất mờ. Nếu nhìn thoáng qua thì không thể phát hiện được. Quả thực, tài phán đoán của TS. Chung rất đáng nể. Điều đó thể hiện kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm về nhai bích họa của ông.
Ông đứng sát vách đá quan sát cẩn thận, rồi lại lùi ra xa, đến tận mép nước để hình dung toàn cảnh. Từ những nét cực kỳ mờ ảo đó, TS. Trình Năng Chung mô tả hình thù một người đầu tròn, có mắt, miệng, tay chân khuỳnh khoàng. Với những mô tả đó, tôi đã biết ông đang nói về nhân vật trung tâm của bích họa mà tôi được nhìn thấy từ năm ngoái khi hắt nước lên.
TS. Chung khẳng định rằng: “Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là nhai bích họa. Chất liệu để vẽ bích họa là thổ hoàng, một loại khoáng chứa ôxít sắt. Thổ hoàng được nghiền thành bột, trộn với một số loại nhựa cây đặc biệt rồi dùng để vẽ”.
Theo TS. Chung, ở Quảng Tây (Trung Quốc), người xưa bắc giàn giáo rất cao, ở những vách đá cheo leo bên sông để vẽ, nhưng ở đây, người xưa đứng ngay dưới đất để vẽ, bởi hầu hết các hình vẽ đều ở tầm với, độ cao dưới 2m.
Về chuyện đồn đại đây là “hình ma, chữ quỷ”, bởi nó chỉ hiện lên khi có mưa hoặc hắt nước vào, TS. Trình Năng Chung bác bỏ ngay. Theo ông, dùng thổ hoàng vẽ, loại mực này sẽ ngấm vào vách đá và giữ màu sắc rất bền, dù cả ngàn năm mưa nắng bào mòn, vẫn không hết được.
Lẽ ra, hình vẽ này sẽ không lúc ẩn lúc hiện, nếu như không có sự tác động của con người. Sở dĩ, hình vẽ rơi vào hiện tượng “ma quỷ” là vì người dân địa phương từng dựng lò nung vôi ở sát vách đá.
Sức nóng của lò nung vôi đã làm phong hóa mái đá, khiến đá khô kiệt, nét vẽ mờ dần. Vậy nên, chỉ khi nào té nước vào, xảy ra phản ứng, màu sắc của thổ hoàng mới hiện lên.
Ngoài ra, quan sát vách đá, TS. Chung cũng cho rằng, vách đá đã bị con người tác động quá nhiều. Theo ông, không có chuyện hình vẽ vĩnh cửu ẩn trong đá. Thổ hoàng dù ngấm vào trong đá, nhưng cũng chỉ được mức độ nào đó thôi. Nhiều nét vẽ đã bị con người đục đẽo biến mất hoàn toàn.
Sau khi TS. Chung mô tả sơ qua bức tranh cực kỳ mờ ảo, mà không phải ai cũng nhìn thấy, thì chúng tôi múc nước té lên vách đá.
Nước chảy, vách đá dần hiện ra những đường nét màu đỏ thẫm. Mặc dù đã biết trước hiện tượng này qua loạt bài viết trên VTC News, song các nhà khoa học vẫn hết sức ngạc nhiên.
Mọi nghiên cứu tập trung vào tấm hình người đàn ông dữ tợn, cổ quái. TS. Trình Năng Chung sử dụng thước đo, rồi vẽ lại chi tiết bích họa này. Theo đó, hình người đàn ông cao 50cm, bề ngang 32cm.
Đáng chú ý, phía dưới chân người đàn ông có 4 chữ Hán, nhưng 2 chữ đã mất nét nên không đọc được. Các nhà nghiên cứu đoán được 2 chữ gồm “đại” (đồ?!) và thạch (động?!). Theo đó, nhiều khả năng 2 chữ này có nghĩa là bức tranh lớn trong động đá (?!).
Như đã mô tả ở loạt bài viết năm 2011, chúng tôi đoán rằng, phần bụng người đàn ông dữ tợn này được vẽ theo lối “giải phẫu”, bởi thấy cả xương sườn, nội tạng, tuy nhiên, theo TS. Trình Năng Chung, đây là hình một chiếc đầu lâu hoặc mặt nạ. Ông Chung chỉ cho mọi người thấy sợi dây từ cổ xuống bụng hình vẽ và đoán có thể đó là dây đeo mặt nạ hoặc đầu lâu người.
Theo ông Chung, đây có thể là tả thực về người đàn ông có quyền lực lớn, nắm quyền sinh quyền sát. Rất nhiều khả năng đó là viên đao phủ. Xưa kia, đao phủ thường đeo mặt nạ, để “con ma” không nhớ được mặt mình tìm về quấy nhiễu. Cũng có thể đó là đầu lâu của nạn nhân.
Điểm rất quan trọng mà TS. Chung phát hiện ra, đó là 2 hình người nhỏ, bị người đàn ông dẫm chân lên (?!). Điều này càng khẳng định đây là một người đàn ông có uy quyền lớn trong xã hội.
Tuy nhiên, để giải mã rõ hơn nữa về nhân vật trung tâm của bức tranh này, thì cần phải có nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, sử dụng các phương pháp khoa học để xác định niên đại bức tranh…
Còn tiếp…
Lần vào khu ngập nước Vân Long năm ngoái, đi tìm bích họa trên mái đá Cửa Chùa (sở dĩ gọi là mái đá Cửa Chùa, vì nơi đó từng có ngôi chùa) chỉ có anh lái đò cùng tôi và nhà báo Lê Quân. Chuyện nhà báo đi nghiên cứu bích họa chẳng khác gì thầy bói xem voi.
Lần này, ngoài PGS. TS. Trình Năng Chung, nhà khoa học của thời đại đồ đá, còn có các nhà chuyên môn, chức sắc, gồm nhà nghiên cứu Đặng Công Nga (nguyên Giám đốc Bảo tàng Ninh Bình), Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Luyên, Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Ninh Bình, ông Lê Phương Trình, Bí thư Đảng ủy xã, ông Lê Văn Súng, Chủ tịch UBND xã Gia Vân, nhà nghiên cứu trẻ Nguyễn Thị Vân.
Dãy núi Mèo Cào, nơi có bích họa bí ẩn. |
Đích thân ông Trần Xuân Quang, Trạm trưởng Trạm du lịch sinh thái Vân Long chỉ đạo 3 người dân địa phương chèo thuyền chở chúng tôi vào tận dãy núi đá vôi, nơi có “hình ma, chữ quỷ” ẩn hiện trên vách núi Mèo Cào.
Một lát chèo đò, chúng tôi đã có mặt ở mái đá, nơi một năm trước tôi đã kỳ công suốt một ngày trời hết té nước lại chụp ảnh. Cảnh vật thì vẫn như vậy. Cây xoài chỗ nền ngôi chùa cũ quả vẫn sai lúc lỉu như xưa.
Thế nhưng, dù cố gắng hình dung, tôi vẫn không thể nhớ được những hình vẽ đó tập trung ở khu vực nào. Mái đá ấy khá rộng, cao đến 20m, dài độ 50m, mà bích họa chỉ tập trung ở một vài khu vực, lại ẩn trong đá, nên không dễ dàng tìm lại được.
Bích họa chỉ hiện ra khi dội nước. |
Tôi đang tính dùng lá sen múc nước té lên vách đá để tìm hình vẽ, thì TS. Trình Năng Chung ngăn lại. Một tay lần trên vách đá, một tay kéo cặp kính lão trễ nải xuống dưới mũi, TS. Trình Năng Chung đã dừng lại ở một điểm tương đối bằng phẳng.
Quan sát kỹ, tôi mới thấy một hình thù màu đỏ nhạt, rất mờ. Nếu nhìn thoáng qua thì không thể phát hiện được. Quả thực, tài phán đoán của TS. Chung rất đáng nể. Điều đó thể hiện kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm về nhai bích họa của ông.
TS. Trình Năng Chung đo một bích họa. |
Ông đứng sát vách đá quan sát cẩn thận, rồi lại lùi ra xa, đến tận mép nước để hình dung toàn cảnh. Từ những nét cực kỳ mờ ảo đó, TS. Trình Năng Chung mô tả hình thù một người đầu tròn, có mắt, miệng, tay chân khuỳnh khoàng. Với những mô tả đó, tôi đã biết ông đang nói về nhân vật trung tâm của bích họa mà tôi được nhìn thấy từ năm ngoái khi hắt nước lên.
TS. Chung khẳng định rằng: “Không còn nghi ngờ gì nữa, đây chính là nhai bích họa. Chất liệu để vẽ bích họa là thổ hoàng, một loại khoáng chứa ôxít sắt. Thổ hoàng được nghiền thành bột, trộn với một số loại nhựa cây đặc biệt rồi dùng để vẽ”.
Đây là viên đao phủ? |
Theo TS. Chung, ở Quảng Tây (Trung Quốc), người xưa bắc giàn giáo rất cao, ở những vách đá cheo leo bên sông để vẽ, nhưng ở đây, người xưa đứng ngay dưới đất để vẽ, bởi hầu hết các hình vẽ đều ở tầm với, độ cao dưới 2m.
Về chuyện đồn đại đây là “hình ma, chữ quỷ”, bởi nó chỉ hiện lên khi có mưa hoặc hắt nước vào, TS. Trình Năng Chung bác bỏ ngay. Theo ông, dùng thổ hoàng vẽ, loại mực này sẽ ngấm vào vách đá và giữ màu sắc rất bền, dù cả ngàn năm mưa nắng bào mòn, vẫn không hết được.
Lẽ ra, hình vẽ này sẽ không lúc ẩn lúc hiện, nếu như không có sự tác động của con người. Sở dĩ, hình vẽ rơi vào hiện tượng “ma quỷ” là vì người dân địa phương từng dựng lò nung vôi ở sát vách đá.
Nhiều bích họa đã bị phá hoại nghiêm trọng. |
Sức nóng của lò nung vôi đã làm phong hóa mái đá, khiến đá khô kiệt, nét vẽ mờ dần. Vậy nên, chỉ khi nào té nước vào, xảy ra phản ứng, màu sắc của thổ hoàng mới hiện lên.
Ngoài ra, quan sát vách đá, TS. Chung cũng cho rằng, vách đá đã bị con người tác động quá nhiều. Theo ông, không có chuyện hình vẽ vĩnh cửu ẩn trong đá. Thổ hoàng dù ngấm vào trong đá, nhưng cũng chỉ được mức độ nào đó thôi. Nhiều nét vẽ đã bị con người đục đẽo biến mất hoàn toàn.
Sau khi TS. Chung mô tả sơ qua bức tranh cực kỳ mờ ảo, mà không phải ai cũng nhìn thấy, thì chúng tôi múc nước té lên vách đá.
Hình ảnh nhảy múa. |
Nước chảy, vách đá dần hiện ra những đường nét màu đỏ thẫm. Mặc dù đã biết trước hiện tượng này qua loạt bài viết trên VTC News, song các nhà khoa học vẫn hết sức ngạc nhiên.
Mọi nghiên cứu tập trung vào tấm hình người đàn ông dữ tợn, cổ quái. TS. Trình Năng Chung sử dụng thước đo, rồi vẽ lại chi tiết bích họa này. Theo đó, hình người đàn ông cao 50cm, bề ngang 32cm.
Đáng chú ý, phía dưới chân người đàn ông có 4 chữ Hán, nhưng 2 chữ đã mất nét nên không đọc được. Các nhà nghiên cứu đoán được 2 chữ gồm “đại” (đồ?!) và thạch (động?!). Theo đó, nhiều khả năng 2 chữ này có nghĩa là bức tranh lớn trong động đá (?!).
Bích họa ở Quảng Tây (Trung Quốc). Ảnh TS. Trình Năng Chung cung cấp. |
Như đã mô tả ở loạt bài viết năm 2011, chúng tôi đoán rằng, phần bụng người đàn ông dữ tợn này được vẽ theo lối “giải phẫu”, bởi thấy cả xương sườn, nội tạng, tuy nhiên, theo TS. Trình Năng Chung, đây là hình một chiếc đầu lâu hoặc mặt nạ. Ông Chung chỉ cho mọi người thấy sợi dây từ cổ xuống bụng hình vẽ và đoán có thể đó là dây đeo mặt nạ hoặc đầu lâu người.
Theo ông Chung, đây có thể là tả thực về người đàn ông có quyền lực lớn, nắm quyền sinh quyền sát. Rất nhiều khả năng đó là viên đao phủ. Xưa kia, đao phủ thường đeo mặt nạ, để “con ma” không nhớ được mặt mình tìm về quấy nhiễu. Cũng có thể đó là đầu lâu của nạn nhân.
Điểm rất quan trọng mà TS. Chung phát hiện ra, đó là 2 hình người nhỏ, bị người đàn ông dẫm chân lên (?!). Điều này càng khẳng định đây là một người đàn ông có uy quyền lớn trong xã hội.
Tuy nhiên, để giải mã rõ hơn nữa về nhân vật trung tâm của bức tranh này, thì cần phải có nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, sử dụng các phương pháp khoa học để xác định niên đại bức tranh…
Còn tiếp…
Phạm Ngọc Dương
Bình luận