Ông Nguyễn Sự - Bí thư Hội An - đưa ra lệnh cấm nào cũng bị dân phản đối nhưng rồi thực hiện lâu dần thành thói quen, người dân lại quay sang ủng hộ.
Thông tin ông Nguyễn Sự làm đơn xin nghỉ trước tuổi khiến không ít người bất ngờ, nhưng với ông Sự, chuyện này nó bình thường như chính cốt cách, con người ông.
Lý giải nguyên nhân về vườn sớm, ông nói trên báo chí nhẹ tênh: Nghỉ vì thấy đã đến lúc phải nghỉ và rời vị trí để lớp trẻ có cơ hội. Mình già thì xin nghỉ, có chi lạ.
Ông cho biết: "Tôi quan niệm rằng chủ tịch hay bí thư, vị trí lãnh đạo không phải là gia tài điền sản do ông bà, cha mẹ để lại cho mình mà nó là của xã hội. Vị trí cũng do xã hội đặt anh lên, Đảng giao cho anh. Tôi không muốn làm kẻ tư duy lá chuối. Cây nào đến mùa cũng thay lá non, duy nhất chỉ có cây chuối là tàu lá nó chết còn bám trên cây, người ta phải cắt đi".
Ông Sự sinh năm 1957, 37 tuổi Đảng. Ông làm Chủ tịch UBND thị xã Hội An từ năm 1994, sau đó Hội An trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, ông Sự được bầu làm Bí thư Thành ủy.
21 năm giữ các chức vụ lãnh đạo TP Hội An, ông là người được biết đến với công sức đưa Hội An trở thành di sản văn hóa thế giới (năm 1999), thành điểm đến lý tưởng của du khách khi đến Việt Nam nhờ những việc làm “không giống ai”.
Sắp xếp vỉa hè để … kinh doanh
Chủ trương đầu tiên của ông sau khi Hội An trở thành di sản văn hóa thế giới là tất cả các nhà có mặt tiền trong phố cổ không được trưng bày sản phẩm ra vỉa hè, mà chỉ trưng bày trong nhà thôi. Cái vỉa hè đó để cho những người dân buôn thúng bán mẹt, những người nghèo bán bắp, tàu hũ...
Bới, theo ông, vỉa hè là nơi công cộng. Họ đã có mặt tiền để kinh doanh rồi thì hãy để cho những người trong hẻm, những người cũng có nhà cổ sống với. Người ta chỉ có 1 gánh nhỏ thôi. Họ phải có thu nhập để cùng giữ phố cổ.
Chủ trương này của ông khi đó gần như cả phố cổ phản ứng ông rất quyết liệt. Vì nhà họ có cái mặt tiền, giờ lại bắt người ta lui vào để mặt tiền cho người khác đến kinh doanh, sao mà chịu được.
Cả 1 năm trời, ông không bao giờ về nhà trước 12h đêm. Việc ở cơ quan xong, ông đi kiểm tra xem người dân thực hiện ra sao, họ phản ứng thế nào. Gần 1 năm sau mới tạo ra cái nếp trật tự, tạo ra thói quen cho người dân.
Sản phẩm “Đêm phố cổ”, phố đi bộ
Đây là một chủ trương được khá nhiều bài báo nhắc đến, cũng là sản phẩm có dấu ấn của Nguyễn Sự. Tự nhiên bắt dân tắt hết điện đi, mặc đồ trang phục truyền thống đêm rằm. Ban đầu người ta cũng phản ứng. Nhưng đến nay đã được 16 năm, trở thành nét sinh hoạt thường xuyên của họ. Đêm 14 Âm lịch nào không làm, họ thấy thiêu thiếu.
Rồi thực hiện chủ trương “phố đi bộ”. Cũng bị dân phản ứng. Ông Sự giải thích cho dân hiểu tại sao phải cấm, vì nhà cổ xuống cấp, ô tô chạy vào rung động, gây ồn làm nhà cửa bà con nhanh hỏng hơn. Cấm xong ô tô rồi đến lượt cấm nốt xe máy. Lúc đầu là ban đêm, sau là ban ngày, nửa ngày rồi cả ngày… Từ vài khu phố, nay cả phố cổ mọi người đều vui vẻ chấp hành.
Những lệnh cấm lạ
Ấy là cấm phong bì, massage, nữ cắt tóc nam... Lệnh cấm nào cũng bị dân phản đối nhưng rồi thực hiện lâu dần thành thói quen, người dân lại quay sang ủng hộ vì họ thấy, đằng sau mỗi lệnh cấm ấy đều vì sự phát triển của Hội An, vì giữ gìn cho Hội An.
Tháng 8-2014, ông ký Thông báo số 326-TB/TU của Thành ủy Hội An về việc “Tuyệt đối cấm cán bộ, công chức, viên chức nhận phong bì của các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan khi thực thi công vụ” với một thái độ thực tâm muốn làm điều tốt cho dân thật.
Phát biểu trên báo chí, ông thẳng thắn: “Cấm thẳng chứ không phải vận động “nói không”. Cán bộ công chức đâu phải là người làm thuê cho doanh nghiệp mà đi nhận tiền của họ? Trách nhiệm công chức là phục vụ dân, sao lại đi lấy tiền của dân? Cái bất thường đó lâu ngày biến thành cái bình thường, và do mình không làm quyết liệt nên biến thành thói quen”, ông Sự nói.
Ông còn cấm cả massage vì không quản lý được. Ông bảo: "Thực ra mà nói thì massage bản thân nó không xấu. Nhưng vì nó biến tướng, có lúc dữ dội, nên tôi cấm. Đâu phải cái gì cũng quản lý được, không quản lý được tôi dứt khoát cấm".
Ở Hội An, ông cấm nữ cắt tóc nam. "Tôi vẫn nói đùa là đứng bên trái ngoáy tai bên phải, làm sao mà không sinh sự được…. Nên cấm", ông nói vậy.
Giữa xu hướng đô thị hóa, trong khi một số địa phương biến ruộng lúa thành đô thị thì ở Hội An, ông Sự quyết giữ không gian làng quê yên bình, làm du lịch từ nền nông nghiệp, tạo nét quyến rũ riêng cho phố cổ thu hút khách du lịch.
"Quyết sách của tôi là giúp người dân có thu nhập một cách văn hóa. Đến với Hội An du khách trong nước và quốc tế không chỉ lắng lòng sống chậm trong không gian phố cổ, mà làm sao để lại ấn tượng về hồn bình dị, mến khách", Bí thư Thành ủy Hội An bộc bạch.
Ông áp dụng chính sách giao thêm đất, hỗ trợ tiền trồng rau, làm gốm. Đến nay, Hội An đã phục hồi được làng rau Trà Quế, gốm Thanh Hà... hấp dẫn du khách quốc tế. Nhiều tour du lịch độc đáo mở ra như về làng rau Trà Quế làm nông dân, đến Thanh Hà làm gốm, tạo thích thú cho du khách, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Sai: Xin lỗi dân và khắc phục
Tâm sự trên báo chí, ông thẳng thắn, mình là con người bình thường nên cũng phải mắc sai lầm. Và ông thú nhận mình từng mắc không ít sai lầm đáng nhớ và khiến Hội An phải trả giá cho những quyết định sai lầm đó. “Vụ án” hoa sữa là một ví dụ điển hình. Ông thú thiệt là do mê thơ, mê nhạc về cây hoa sữa Hà Nội nên ông chủ trương cho trồng. Đến khi cây lớn, hoa nồng quá khiến dân không chịu nổi, lại phản ứng, còn nhè lực lượng quản lý đô thị mà chửi.
Khi đó, ông đứng ra trước dân, thành thực: “Đó không phải là lỗi của anh em quản lý đô thị mà là lỗi của tôi. Tôi yêu cầu anh em làm như thế, vì kiến thức về đô thị của tôi quá dốt, quá tồi”. Và ông cúi đầu xin lỗi nhân dân, hứa với họ sẽ khắc phục những sai lầm của mình. Người dân đã bỏ qua lỗi đó cho ông còn ông sửa sai bằng cách yêu cầu chặt toàn bộ hàng hoa sữa và thay bằng loại cây khác.
Năm 1997, khu phía bên kia bờ sông Bạch Đằngchỉ là một khu nhà xập xệ với những bãi rác bẩn thỉu. Lúc đó có một người xin khu đất đó làm nhà hàng. Nhưng khi nhà hàng xây xong, thì nhiều người, kể cả báo chí đã bất bình về việc đối diện khu phố cổ mọc lên một kiến trúc hiện đại kiểu kệch cỡm, có nguy cơ phá hỏng không gian Hội An. Lúc đó ông mới hiểu mình đã phạm một sai lầm nghiêm trọng.
Ông tổ chức một cuộc họp, quyết định phải phá bỏ nhà hàng đó. “Chúng tôi phải bồi thường 175 triệu cho chủ nhà hàng để vận động người chủ ấy phá dỡ ngôi nhà. Đó là bài học mà tôi đã học được bằng học phí vô cùng đắt đỏ lấy từ tiền thuế của dân”, ông tâm sự với báo chí.
Và những sáng kiến … không giống ai
Hồi đầu năm 2015, ông cùng lãnh đạo Hội An tổ chức một buổi hội thảo về “thầy cúng” trong chương trình văn minh đô thị. 200 thầy cúng, thầy coi ngày giờ cho người quá cố và các cơ sở tổ chức ma chay trên địa bàn đã đến hội thảo.
Kết thúc hội thảo là sự đồng tình nhất trí trong việc tang ma như không để người chết quá 3 ngày, không rải vàng mã…
Còn theo Bizlive, Lễ hội rằm tháng Giêng năm nay, Hội An có thêm nét đẹp mới, đó là “gánh hát doanh nhân” lần đầu tiên xuống phố với dòng nhạc bolero.
Mang bolero về hát cho dân nghe, đêm diễn thực sự là những phút giây thăng hoa, đồng điệu của chính những cư dân Hội An và du khách. Nhưng ấn tượng nhất là mang bolero về với cù lao Chàm, trả lại cho bolero cội nguồn chân chất mộc mạc nhất giữa gió cát và sóng biển.
Sáng kiến “không giống ai” này cũng chính là của ông, một người yêu Hội An đến từng hơi thở, chăm chút đến từng phận người thấp cổ bé họng, quyết liệt gìn giữ hồn phố, hồn làng, biến nơi đây thành một không gian sống quyến rũ, thanh bình và trong trẻo, thu hút du khách khắp năm châu bốn biển…
Để vận động người dân ở Cù Lao Chàm không dùng túi nilon, ông Bí thư Nguyễn Sự đã từng “phục” ở chợ để quan sát, thấy bất kỳ người dân nào sử dụng túi nilon để gói đồ là ông mời về nói chuyện, vận động.
Về chuyện này, ông Sự chia sẻ trên tờ Bizlive: “Tôi ngồi suốt hai ngày trước cửa chợ, ai mua cà phê mà xách túi nilon tôi cũng bắt phải trả lại, riết dân quen dần.
Bên cạnh đó, tôi phát động anh em trong ủy ban ngồi ngay đầu cầu Cửa Đại, thấy ai xách bao nilon về cù lao Chàm chặn lại hết, hỗ trợ hết mình cho bà con về bao giấy để gói tất cả các loại đồ, trừ cá tươi thì phải để vào giỏ”.
Tính đến nay đã 6 năm, Cù Lao Chàm là nơi duy nhất ở nước ta không dùng túi nilon.
Nguồn: Pháp luật TP.HCM
Thông tin ông Nguyễn Sự làm đơn xin nghỉ trước tuổi khiến không ít người bất ngờ, nhưng với ông Sự, chuyện này nó bình thường như chính cốt cách, con người ông.
Lý giải nguyên nhân về vườn sớm, ông nói trên báo chí nhẹ tênh: Nghỉ vì thấy đã đến lúc phải nghỉ và rời vị trí để lớp trẻ có cơ hội. Mình già thì xin nghỉ, có chi lạ.
Ông cho biết: "Tôi quan niệm rằng chủ tịch hay bí thư, vị trí lãnh đạo không phải là gia tài điền sản do ông bà, cha mẹ để lại cho mình mà nó là của xã hội. Vị trí cũng do xã hội đặt anh lên, Đảng giao cho anh. Tôi không muốn làm kẻ tư duy lá chuối. Cây nào đến mùa cũng thay lá non, duy nhất chỉ có cây chuối là tàu lá nó chết còn bám trên cây, người ta phải cắt đi".
Ông Nguyễn Sự. Ảnh: Tư liệu |
21 năm giữ các chức vụ lãnh đạo TP Hội An, ông là người được biết đến với công sức đưa Hội An trở thành di sản văn hóa thế giới (năm 1999), thành điểm đến lý tưởng của du khách khi đến Việt Nam nhờ những việc làm “không giống ai”.
Sắp xếp vỉa hè để … kinh doanh
Chủ trương đầu tiên của ông sau khi Hội An trở thành di sản văn hóa thế giới là tất cả các nhà có mặt tiền trong phố cổ không được trưng bày sản phẩm ra vỉa hè, mà chỉ trưng bày trong nhà thôi. Cái vỉa hè đó để cho những người dân buôn thúng bán mẹt, những người nghèo bán bắp, tàu hũ...
Bới, theo ông, vỉa hè là nơi công cộng. Họ đã có mặt tiền để kinh doanh rồi thì hãy để cho những người trong hẻm, những người cũng có nhà cổ sống với. Người ta chỉ có 1 gánh nhỏ thôi. Họ phải có thu nhập để cùng giữ phố cổ.
Chủ trương này của ông khi đó gần như cả phố cổ phản ứng ông rất quyết liệt. Vì nhà họ có cái mặt tiền, giờ lại bắt người ta lui vào để mặt tiền cho người khác đến kinh doanh, sao mà chịu được.
Cả 1 năm trời, ông không bao giờ về nhà trước 12h đêm. Việc ở cơ quan xong, ông đi kiểm tra xem người dân thực hiện ra sao, họ phản ứng thế nào. Gần 1 năm sau mới tạo ra cái nếp trật tự, tạo ra thói quen cho người dân.
Sản phẩm “Đêm phố cổ”, phố đi bộ
Đây là một chủ trương được khá nhiều bài báo nhắc đến, cũng là sản phẩm có dấu ấn của Nguyễn Sự. Tự nhiên bắt dân tắt hết điện đi, mặc đồ trang phục truyền thống đêm rằm. Ban đầu người ta cũng phản ứng. Nhưng đến nay đã được 16 năm, trở thành nét sinh hoạt thường xuyên của họ. Đêm 14 Âm lịch nào không làm, họ thấy thiêu thiếu.
Rồi thực hiện chủ trương “phố đi bộ”. Cũng bị dân phản ứng. Ông Sự giải thích cho dân hiểu tại sao phải cấm, vì nhà cổ xuống cấp, ô tô chạy vào rung động, gây ồn làm nhà cửa bà con nhanh hỏng hơn. Cấm xong ô tô rồi đến lượt cấm nốt xe máy. Lúc đầu là ban đêm, sau là ban ngày, nửa ngày rồi cả ngày… Từ vài khu phố, nay cả phố cổ mọi người đều vui vẻ chấp hành.
Ông Nguyễn Sự đi làm bằng xe đạp. |
Ấy là cấm phong bì, massage, nữ cắt tóc nam... Lệnh cấm nào cũng bị dân phản đối nhưng rồi thực hiện lâu dần thành thói quen, người dân lại quay sang ủng hộ vì họ thấy, đằng sau mỗi lệnh cấm ấy đều vì sự phát triển của Hội An, vì giữ gìn cho Hội An.
Tháng 8-2014, ông ký Thông báo số 326-TB/TU của Thành ủy Hội An về việc “Tuyệt đối cấm cán bộ, công chức, viên chức nhận phong bì của các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan khi thực thi công vụ” với một thái độ thực tâm muốn làm điều tốt cho dân thật.
Phát biểu trên báo chí, ông thẳng thắn: “Cấm thẳng chứ không phải vận động “nói không”. Cán bộ công chức đâu phải là người làm thuê cho doanh nghiệp mà đi nhận tiền của họ? Trách nhiệm công chức là phục vụ dân, sao lại đi lấy tiền của dân? Cái bất thường đó lâu ngày biến thành cái bình thường, và do mình không làm quyết liệt nên biến thành thói quen”, ông Sự nói.
Bí thư Thành ủy Hội An Nguyễn Sự mặc áo thun, đội mũ vải say sưa vào vai hướng dẫn viên cho khách du lịch tham quan đảo Cù Lao Chàm. Ảnh:Trí Tín. |
Ở Hội An, ông cấm nữ cắt tóc nam. "Tôi vẫn nói đùa là đứng bên trái ngoáy tai bên phải, làm sao mà không sinh sự được…. Nên cấm", ông nói vậy.
Giữa xu hướng đô thị hóa, trong khi một số địa phương biến ruộng lúa thành đô thị thì ở Hội An, ông Sự quyết giữ không gian làng quê yên bình, làm du lịch từ nền nông nghiệp, tạo nét quyến rũ riêng cho phố cổ thu hút khách du lịch.
"Quyết sách của tôi là giúp người dân có thu nhập một cách văn hóa. Đến với Hội An du khách trong nước và quốc tế không chỉ lắng lòng sống chậm trong không gian phố cổ, mà làm sao để lại ấn tượng về hồn bình dị, mến khách", Bí thư Thành ủy Hội An bộc bạch.
Ông áp dụng chính sách giao thêm đất, hỗ trợ tiền trồng rau, làm gốm. Đến nay, Hội An đã phục hồi được làng rau Trà Quế, gốm Thanh Hà... hấp dẫn du khách quốc tế. Nhiều tour du lịch độc đáo mở ra như về làng rau Trà Quế làm nông dân, đến Thanh Hà làm gốm, tạo thích thú cho du khách, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Sai: Xin lỗi dân và khắc phục
Tâm sự trên báo chí, ông thẳng thắn, mình là con người bình thường nên cũng phải mắc sai lầm. Và ông thú nhận mình từng mắc không ít sai lầm đáng nhớ và khiến Hội An phải trả giá cho những quyết định sai lầm đó. “Vụ án” hoa sữa là một ví dụ điển hình. Ông thú thiệt là do mê thơ, mê nhạc về cây hoa sữa Hà Nội nên ông chủ trương cho trồng. Đến khi cây lớn, hoa nồng quá khiến dân không chịu nổi, lại phản ứng, còn nhè lực lượng quản lý đô thị mà chửi.
Khi đó, ông đứng ra trước dân, thành thực: “Đó không phải là lỗi của anh em quản lý đô thị mà là lỗi của tôi. Tôi yêu cầu anh em làm như thế, vì kiến thức về đô thị của tôi quá dốt, quá tồi”. Và ông cúi đầu xin lỗi nhân dân, hứa với họ sẽ khắc phục những sai lầm của mình. Người dân đã bỏ qua lỗi đó cho ông còn ông sửa sai bằng cách yêu cầu chặt toàn bộ hàng hoa sữa và thay bằng loại cây khác.
Năm 1997, khu phía bên kia bờ sông Bạch Đằngchỉ là một khu nhà xập xệ với những bãi rác bẩn thỉu. Lúc đó có một người xin khu đất đó làm nhà hàng. Nhưng khi nhà hàng xây xong, thì nhiều người, kể cả báo chí đã bất bình về việc đối diện khu phố cổ mọc lên một kiến trúc hiện đại kiểu kệch cỡm, có nguy cơ phá hỏng không gian Hội An. Lúc đó ông mới hiểu mình đã phạm một sai lầm nghiêm trọng.
Ông tổ chức một cuộc họp, quyết định phải phá bỏ nhà hàng đó. “Chúng tôi phải bồi thường 175 triệu cho chủ nhà hàng để vận động người chủ ấy phá dỡ ngôi nhà. Đó là bài học mà tôi đã học được bằng học phí vô cùng đắt đỏ lấy từ tiền thuế của dân”, ông tâm sự với báo chí.
Và những sáng kiến … không giống ai
Hồi đầu năm 2015, ông cùng lãnh đạo Hội An tổ chức một buổi hội thảo về “thầy cúng” trong chương trình văn minh đô thị. 200 thầy cúng, thầy coi ngày giờ cho người quá cố và các cơ sở tổ chức ma chay trên địa bàn đã đến hội thảo.
Kết thúc hội thảo là sự đồng tình nhất trí trong việc tang ma như không để người chết quá 3 ngày, không rải vàng mã…
Còn theo Bizlive, Lễ hội rằm tháng Giêng năm nay, Hội An có thêm nét đẹp mới, đó là “gánh hát doanh nhân” lần đầu tiên xuống phố với dòng nhạc bolero.
Mang bolero về hát cho dân nghe, đêm diễn thực sự là những phút giây thăng hoa, đồng điệu của chính những cư dân Hội An và du khách. Nhưng ấn tượng nhất là mang bolero về với cù lao Chàm, trả lại cho bolero cội nguồn chân chất mộc mạc nhất giữa gió cát và sóng biển.
Sáng kiến “không giống ai” này cũng chính là của ông, một người yêu Hội An đến từng hơi thở, chăm chút đến từng phận người thấp cổ bé họng, quyết liệt gìn giữ hồn phố, hồn làng, biến nơi đây thành một không gian sống quyến rũ, thanh bình và trong trẻo, thu hút du khách khắp năm châu bốn biển…
Để vận động người dân ở Cù Lao Chàm không dùng túi nilon, ông Bí thư Nguyễn Sự đã từng “phục” ở chợ để quan sát, thấy bất kỳ người dân nào sử dụng túi nilon để gói đồ là ông mời về nói chuyện, vận động.
Về chuyện này, ông Sự chia sẻ trên tờ Bizlive: “Tôi ngồi suốt hai ngày trước cửa chợ, ai mua cà phê mà xách túi nilon tôi cũng bắt phải trả lại, riết dân quen dần.
Bên cạnh đó, tôi phát động anh em trong ủy ban ngồi ngay đầu cầu Cửa Đại, thấy ai xách bao nilon về cù lao Chàm chặn lại hết, hỗ trợ hết mình cho bà con về bao giấy để gói tất cả các loại đồ, trừ cá tươi thì phải để vào giỏ”.
Tính đến nay đã 6 năm, Cù Lao Chàm là nơi duy nhất ở nước ta không dùng túi nilon.
Nguồn: Pháp luật TP.HCM
Bình luận