(VTC News) - Trước việc Đà Nẵng liên tục xảy ra các vụ phá rừng từ đầu năm đến nay gây hoang mang dư luận, Bí thư Đà Nẵng Trần Thọ bức xúc đặt câu hỏi: 'Kiểm lâm ở đâu mà để xảy ra như thế'?
Tại kỳ họp thứ 14 HĐND Đà Nẵng khóa VIII diễn ra ngày 9/7, nhiều đại biểu rất quan tâm đến vấn đề phá rừng đặc dụng Bà Nà-Núi Chúa và các vụ phá rừng diễn ra từ đầu năm đến nay khiến dư luận lo ngại về tính chất, quy mô và hoạt động của các đối tượng phá rừng.
Đại biểu Tạ Tự Bình hỏi: "Trách nhiệm của ngành nông nghiệp trong việc để ra phá rừng xảy ra ở ở tiểu khu 15 xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) vừa qua cử tri hết sức bức xúc. Vụ phá rừng cuối năm 2014 tại rừng đặc dụng Bà Nà–Núi Chúa..."
Trả lời về vấn đề này, ông Lê Văn Lương, Cục trưởng Cục kiểm lâm Đà Nẵng cho biết, năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2014 tại địa bàn Đà Nẵng đã xảy ra 10 vụ phá rừng và đốt rừng trái pháp luật, trong đó có vụ Cà Nhông (rừng đặc dụng bà Nà – Núi Chúa) và tiểu khu 15 xã Hòa Bắc (Hòa Vang, Đà Nẵng).
"Đối với vụ phá rừng Cà Nhông tại tiểu khu 37 giáp ranh giữa hai địa phương là huyện Đông Giang (Quảng Nam) và huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), khi phát hiện có tổng số 104 cây gỗ kiền kiềng nhóm 2 với tổng thiệt hại là 154m3 gỗ, ước tổng giá trị thiệt hại là hơn 4,2 tỷ đồng. Trong đó giá trị thiệt hại về lâm sản hơn 700 triệu, giá trị thiệt hại rừng đặc dụng là hơn 3,5 tỷ đồng", ông Lương cho biết.
Trước tính chất nghiêm trọng và phức tạp của vụ việc, Chi cục kiểm lâm đã rút hồ sơ vụ án đưa về Chi cục, đồng thời báo cáo với Viện Kiểm sát và UBND TP và đã khởi tố vụ án về tội phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng. Vụ việc sau đó được khởi tố và chuyển sang cơ quan Cảnh sát điều tra để thụ lý.
"Đối với vụ việc này, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã bắt tạm giam 11 đối tượng, trong đó có 2 cán bộ của ngành lâm nghiệp, Quảng Nam có 9 đối tượng. Ngành kiểm lâm Đà Nẵng đã đình chỉ 10 cán bộ công chức, viên chức ngành lâm nghiệp, trong đó có 5 cán bộ của Ban quản lý rừng đặc dụng và 5 cán bộ của Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa", ông Lương cho biết.
Tuy nhiên, ngày 10/6/2015, lực lượng kiểm lâm tổ chức truy quét dài ngày phát hiện rừng phòng hộ đầu nguồn sông Cu Đê, khu vực giáp ranh giữa huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu đã phát hiện thêm vụ phá rừng ở xã Hòa Bắc, tạm giữ 8 đối tượng phá rừng.
Trước thực trạng phá rừng trên địa bàn, ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Đà Nẵng nêu quan điểm, rừng của Đà Nẵng sau khi tách tỉnh thì còn lại không nhiều mà toàn rừng đầu nguồn quan trọng, là lá phổi của TP Đà Nẵng, nhưng tình hình phá rừng diễn ra như vậy là không thể chấp nhận được.
"Sinh ra kiểm lâm là để bảo vệ rừng, nhưng trong vòng chưa đầy 6 tháng xảy ra 3 vụ phá rừng lớn như thế, vụ ở rừng Cà Nhông, sau đó là tiểu khu 15 và tiểu khu số 10. Lâm tặc khai thác quy mô lớn, công khai, thời gian dài ngày, bài bản. Lực lượng kiểm lâm ở đâu mà để xảy ra như thế? Họ đâu có chặt 1 ngày 2 ngày, lực lượng cơ giới lớn như thế, nhức nhối như thế...”, ông Trần Thọ bức xúc.
"Yêu cầu phải xử lý mạnh tay để đủ sức răn đe các vụ phá rừng này. Phải sử tột khung để để giữ rừng, giữ lá phổi cho thành phố. Còn lãnh đạo huyện Hòa Vang phải chỉ đạo xử lý cán bộ quản lý địa phương một cách nghiêm túc để răn đe", ông Trần Thọ nhấn mạnh.
Xuân Mai
Tại kỳ họp thứ 14 HĐND Đà Nẵng khóa VIII diễn ra ngày 9/7, nhiều đại biểu rất quan tâm đến vấn đề phá rừng đặc dụng Bà Nà-Núi Chúa và các vụ phá rừng diễn ra từ đầu năm đến nay khiến dư luận lo ngại về tính chất, quy mô và hoạt động của các đối tượng phá rừng.
Đại biểu Tạ Tự Bình hỏi: "Trách nhiệm của ngành nông nghiệp trong việc để ra phá rừng xảy ra ở ở tiểu khu 15 xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang) vừa qua cử tri hết sức bức xúc. Vụ phá rừng cuối năm 2014 tại rừng đặc dụng Bà Nà–Núi Chúa..."
Ông Lê Văn Lương, Cục trưởng Cục kiểm lâm Đà Nẵng trả lời chất vấn các đại biểu HĐND về tình trạng phá rừng trên địa bàn |
"Đối với vụ phá rừng Cà Nhông tại tiểu khu 37 giáp ranh giữa hai địa phương là huyện Đông Giang (Quảng Nam) và huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), khi phát hiện có tổng số 104 cây gỗ kiền kiềng nhóm 2 với tổng thiệt hại là 154m3 gỗ, ước tổng giá trị thiệt hại là hơn 4,2 tỷ đồng. Trong đó giá trị thiệt hại về lâm sản hơn 700 triệu, giá trị thiệt hại rừng đặc dụng là hơn 3,5 tỷ đồng", ông Lương cho biết.
Hàng chục đối tượng phá rừng cùng cán bộ ngành lâm nghiệm bị xử lý liên quan đến vụ phá rừng đặc dụng Bà Nà-Núi Chúa |
"Đối với vụ việc này, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã bắt tạm giam 11 đối tượng, trong đó có 2 cán bộ của ngành lâm nghiệp, Quảng Nam có 9 đối tượng. Ngành kiểm lâm Đà Nẵng đã đình chỉ 10 cán bộ công chức, viên chức ngành lâm nghiệp, trong đó có 5 cán bộ của Ban quản lý rừng đặc dụng và 5 cán bộ của Hạt kiểm lâm rừng đặc dụng Bà Nà – Núi Chúa", ông Lương cho biết.
Tuy nhiên, ngày 10/6/2015, lực lượng kiểm lâm tổ chức truy quét dài ngày phát hiện rừng phòng hộ đầu nguồn sông Cu Đê, khu vực giáp ranh giữa huyện Hòa Vang và quận Liên Chiểu đã phát hiện thêm vụ phá rừng ở xã Hòa Bắc, tạm giữ 8 đối tượng phá rừng.
Theo ông Trần Thọ, sinh ra kiểm lâm là để bảo vệ rừng nhưng trong vòng chưa đầy 6 tháng xảy ra 3 vụ phá rừng lớn trên địa bàn là không thể chấp nhận được |
"Sinh ra kiểm lâm là để bảo vệ rừng, nhưng trong vòng chưa đầy 6 tháng xảy ra 3 vụ phá rừng lớn như thế, vụ ở rừng Cà Nhông, sau đó là tiểu khu 15 và tiểu khu số 10. Lâm tặc khai thác quy mô lớn, công khai, thời gian dài ngày, bài bản. Lực lượng kiểm lâm ở đâu mà để xảy ra như thế? Họ đâu có chặt 1 ngày 2 ngày, lực lượng cơ giới lớn như thế, nhức nhối như thế...”, ông Trần Thọ bức xúc.
"Yêu cầu phải xử lý mạnh tay để đủ sức răn đe các vụ phá rừng này. Phải sử tột khung để để giữ rừng, giữ lá phổi cho thành phố. Còn lãnh đạo huyện Hòa Vang phải chỉ đạo xử lý cán bộ quản lý địa phương một cách nghiêm túc để răn đe", ông Trần Thọ nhấn mạnh.
Xuân Mai
Bình luận