Liên tiếp những ngày gần đây, ngư dân miền Trung thẳng tiến Hoàng Sa đánh bắt và đã trở về với những khoang tàu đầy ắp cá tôm.
Thắng lớn từ Hoàng Sa
Ngày 26/6, tàu ĐNa 90072TS của bà Thái Thị Nga (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) trở về đất liền với những khoang tàu đầy ắp cá tôm. Một tuần trước, tàu của bà chở theo 10 thuyền viên thẳng tiến ra ngư trường Hoàng Sa để đánh bắt như thường lệ.
Khi ra đến vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép chừng 17 hải lý thì tàu cá của bà cũng như nhiều tàu của ngư dân khác luôn bị các tàu vỏ sắt, hải giám của Trung Quốc ngăn cản. Tuy nhiên, các thuyền viên trên tàu ĐNa 90072 vẫn kiên cường bám trụ để khai thác hải sản.
Sau 6 ngày đánh bắt, tàu cá của bà Nga đã thu hoạch được 20 tấn hải sản các loại với doanh thu 500 triệu đồng. “Trừ chi phí, các thuyền viên thu nhập 12 triệu đồng một người”, bà Nga cho biết.
Tương tự, sau 14 ngày lênh đênh nơi điểm nóng Hoàng Sa, tàu ĐNa 90316TS của ông Hồ Ngọc Thạnh (phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cũng đã cập bến âu thuyền rạng sáng ngày 27/6.
“Chuyến đi biển này tàu cá của tôi bị Trung Quốc đâm va nhiều quá nên việc đánh bắt cũng gặp khó khăn. Nhưng chúng tôi cũng thu hoạch được 26 tấn hải sản các loại. Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi anh em thuyền viên cũng được 15 triệu đồng”, ông Thạnh khoe.
Vừa bước chân lên bờ sau gần một tháng ra khơi, ngư dân Nguyễn Văn Mùi (phường Mân Thái, quận Sơn Trà) cho biết: “Chuyến đi này, tàu tui được chừng 30 tấn cá, tôm các loại. Với giá như hiện nay, mỗi người sẽ có khoảng gần 60 triệu đồng”.
Thuyền trưởng tàu cá ĐNa- 90449 (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê) Lê Văn Sáu đã cập bến hai ngày nhưng vẫn chưa có giờ nghỉ tay. Sau khi bán cá, chia tiền cho bạn tàu, anh lại quay sang tu bổ con tàu, làm máy... để chuẩn bị cho chuyến ra khơi kế tiếp.
Kết thúc chuyến ra khơi gần 20 ngày, tàu anh đánh bắt được hơn 19 tấn cá (tương đương 500 triệu đồng), trừ chi phí, mỗi bạn tàu được chia 14 triệu đồng.
Vững tin làm chủ trên biển
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông Đà Nẵng Trần Đình Quỳnh cho hay, tuy bị ảnh hưởng từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ngay trên ngư trường truyền thống là vùng biển Hoàng Sa, nhưng ngư dân Đà Nẵng vẫn tích cực bám biển, sản lượng đánh bắt khá.
“Sản lượng khai thác tháng 5 đạt 4.700 tấn, trong nửa đầu tháng 6 đạt 3.600 tấn, đưa tổng sản lượng khai thác hải sản toàn thành phố từ đầu năm đến nay ước đạt 22.965 tấn, bằng 65,61% kế hoạch năm và tăng 2,52% so với cùng kỳ năm 2013”, ông Quỳnh nói.
Vừa trở về chưa được bao lâu, nhớ biển nên thuyền trưởng Nguyễn Văn Còn B (Thanh Khê, Đà Nẵng) lại tập hợp anh em để thẳng tiến Hoàng Sa. Với các bạn tàu, ông Còn B nổi tiếng là một trong những người giáp mặt với tàu cá Trung Quốc nhiều nhất, và như thành kỹ năng, chưa bao giờ ông chịu lép vế.
“Tôi kiếm sống, làm giàu trên biển quê hương và quan trọng hơn nữa là cùng anh em vừa khai thác vừa canh giữ biên cương Tổ quốc. Đó là máu thịt của cha ông ta”, ông B nói.
Theo ông Quỳnh, để ngư dân vững tin bám biển, từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng đã triển khai quyết định của UBND TP Đà Nẵng hỗ trợ đóng mới tàu đánh bắt xa bờ với kinh phí hơn 411 triệu đồng; lũy kế từ năm 2012 đến nay đã hỗ trợ đóng mới 12 tàu với tổng kinh phí 5,54 tỷ đồng. Hiện có 5 chiếc đã đóng mới xong, đang làm thủ tục hỗ trợ và có 4 chiếc đang triển khai đóng mới.
Thành phố Đà Nẵng cũng đã hỗ trợ bảo hiểm cho 3.132 thuyền viên làm việc trên các tàu đánh cá từ 50 CV trở lên với kinh phí 180,4 triệu đồng; lũy kế từ năm 2012 đến nay đã hỗ trợ bảo hiểm cho 8.500 lượt thuyền viên với tổng kinh phí hơn 500 triệu đồng.
Tàu Trung Quốc lao thẳng vào tàu lớn nhất của Việt Nam Ngày 26/6, các tàu TQ chia thành 2 tốp, để trống ở giữa. Mỗi bên có từ 7-8 tàu, dàn đội hình theo vòng cung với ý đồ “dụ” tàu của ta tiến vào là ập vào từ 2 bên tạo thế gọng kìm.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp thành phố đang triển khai hỗ trợ ngư dân xây dựng 9 hầm bảo quản sản phẩm, chuyển đổi nghề nâng cao năng lực khai cho 3 tàu với tổng kinh phí 400 triệu đồng. “Với sự hỗ trợ đầu tư quyết liệt từ các Bộ, ngành Trung ương và thành phố Đà Nẵng, các chủ tàu cá vẫn vững tin ra khơi bám biển, bất chấp sự hung hăng quấy phá từ phía Trung Quốc”, ông Quỳnh nói.
» Chìm tàu, một ngư dân mất tích
» Khẩn trương đưa điện cáp ngầm ra đảo Lý Sơn
» Ảnh: Cá mập khủng đầy khoang thuyền cập cảng
Theo Zing
Ngày 26/6, tàu ĐNa 90072TS của bà Thái Thị Nga (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) trở về đất liền với những khoang tàu đầy ắp cá tôm. Một tuần trước, tàu của bà chở theo 10 thuyền viên thẳng tiến ra ngư trường Hoàng Sa để đánh bắt như thường lệ.
Khi ra đến vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép chừng 17 hải lý thì tàu cá của bà cũng như nhiều tàu của ngư dân khác luôn bị các tàu vỏ sắt, hải giám của Trung Quốc ngăn cản. Tuy nhiên, các thuyền viên trên tàu ĐNa 90072 vẫn kiên cường bám trụ để khai thác hải sản.
Sau 6 ngày đánh bắt, tàu cá của bà Nga đã thu hoạch được 20 tấn hải sản các loại với doanh thu 500 triệu đồng. “Trừ chi phí, các thuyền viên thu nhập 12 triệu đồng một người”, bà Nga cho biết.
Bất chấp việc các tàu Trung Quốc liên tục hung hăng quấy phá nhưng các ngư dân miền Trung vẫn thẳng hướng Hoàng Sa đánh bắt hải sản. |
Tương tự, sau 14 ngày lênh đênh nơi điểm nóng Hoàng Sa, tàu ĐNa 90316TS của ông Hồ Ngọc Thạnh (phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cũng đã cập bến âu thuyền rạng sáng ngày 27/6.
“Chuyến đi biển này tàu cá của tôi bị Trung Quốc đâm va nhiều quá nên việc đánh bắt cũng gặp khó khăn. Nhưng chúng tôi cũng thu hoạch được 26 tấn hải sản các loại. Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi anh em thuyền viên cũng được 15 triệu đồng”, ông Thạnh khoe.
Vừa bước chân lên bờ sau gần một tháng ra khơi, ngư dân Nguyễn Văn Mùi (phường Mân Thái, quận Sơn Trà) cho biết: “Chuyến đi này, tàu tui được chừng 30 tấn cá, tôm các loại. Với giá như hiện nay, mỗi người sẽ có khoảng gần 60 triệu đồng”.
Thuyền trưởng tàu cá ĐNa- 90449 (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê) Lê Văn Sáu đã cập bến hai ngày nhưng vẫn chưa có giờ nghỉ tay. Sau khi bán cá, chia tiền cho bạn tàu, anh lại quay sang tu bổ con tàu, làm máy... để chuẩn bị cho chuyến ra khơi kế tiếp.
Kết thúc chuyến ra khơi gần 20 ngày, tàu anh đánh bắt được hơn 19 tấn cá (tương đương 500 triệu đồng), trừ chi phí, mỗi bạn tàu được chia 14 triệu đồng.
Ông Phan Đức Mười cho biết, dù tàu cá ĐNa 90351 liên tục bị tàu Trung Quốc tông va nhưng tàu của ông vẫn trở về đất liền an toàn với các khoang tàu đầy ắp cá tôm |
Vững tin làm chủ trên biển
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông Đà Nẵng Trần Đình Quỳnh cho hay, tuy bị ảnh hưởng từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ngay trên ngư trường truyền thống là vùng biển Hoàng Sa, nhưng ngư dân Đà Nẵng vẫn tích cực bám biển, sản lượng đánh bắt khá.
Âu thuyền Thọ Quang luôn tấp nập đón các tàu trở về từ Hoàng Sa với những khoang tàu đầy ắp cá tôm. |
“Sản lượng khai thác tháng 5 đạt 4.700 tấn, trong nửa đầu tháng 6 đạt 3.600 tấn, đưa tổng sản lượng khai thác hải sản toàn thành phố từ đầu năm đến nay ước đạt 22.965 tấn, bằng 65,61% kế hoạch năm và tăng 2,52% so với cùng kỳ năm 2013”, ông Quỳnh nói.
Vừa trở về chưa được bao lâu, nhớ biển nên thuyền trưởng Nguyễn Văn Còn B (Thanh Khê, Đà Nẵng) lại tập hợp anh em để thẳng tiến Hoàng Sa. Với các bạn tàu, ông Còn B nổi tiếng là một trong những người giáp mặt với tàu cá Trung Quốc nhiều nhất, và như thành kỹ năng, chưa bao giờ ông chịu lép vế.
“Tôi kiếm sống, làm giàu trên biển quê hương và quan trọng hơn nữa là cùng anh em vừa khai thác vừa canh giữ biên cương Tổ quốc. Đó là máu thịt của cha ông ta”, ông B nói.
Theo ông Quỳnh, để ngư dân vững tin bám biển, từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng đã triển khai quyết định của UBND TP Đà Nẵng hỗ trợ đóng mới tàu đánh bắt xa bờ với kinh phí hơn 411 triệu đồng; lũy kế từ năm 2012 đến nay đã hỗ trợ đóng mới 12 tàu với tổng kinh phí 5,54 tỷ đồng. Hiện có 5 chiếc đã đóng mới xong, đang làm thủ tục hỗ trợ và có 4 chiếc đang triển khai đóng mới.
Thành phố Đà Nẵng cũng đã hỗ trợ bảo hiểm cho 3.132 thuyền viên làm việc trên các tàu đánh cá từ 50 CV trở lên với kinh phí 180,4 triệu đồng; lũy kế từ năm 2012 đến nay đã hỗ trợ bảo hiểm cho 8.500 lượt thuyền viên với tổng kinh phí hơn 500 triệu đồng.
Tàu Trung Quốc lao thẳng vào tàu lớn nhất của Việt Nam Ngày 26/6, các tàu TQ chia thành 2 tốp, để trống ở giữa. Mỗi bên có từ 7-8 tàu, dàn đội hình theo vòng cung với ý đồ “dụ” tàu của ta tiến vào là ập vào từ 2 bên tạo thế gọng kìm.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp thành phố đang triển khai hỗ trợ ngư dân xây dựng 9 hầm bảo quản sản phẩm, chuyển đổi nghề nâng cao năng lực khai cho 3 tàu với tổng kinh phí 400 triệu đồng. “Với sự hỗ trợ đầu tư quyết liệt từ các Bộ, ngành Trung ương và thành phố Đà Nẵng, các chủ tàu cá vẫn vững tin ra khơi bám biển, bất chấp sự hung hăng quấy phá từ phía Trung Quốc”, ông Quỳnh nói.
» Chìm tàu, một ngư dân mất tích
» Khẩn trương đưa điện cáp ngầm ra đảo Lý Sơn
» Ảnh: Cá mập khủng đầy khoang thuyền cập cảng
Theo Zing
Bình luận