Dưới đây là nguyên văn câu chuyện đang được cư dân mạng rầm rộ chia sẻ những ngày gần đây.
“Hôm nay, ông xã mình đã thoát vòng nguy hiểm, đang dần bình phục. Hai đứa con của mình vẫn còn bố. Mình muốn viết 2 điều:
- CẢM ƠN SÂU SẮC những người đã động viên, giúp đỡ gia đình mình.
- CHIA SẺ thông tin về trường hợp sốt xuất huyết của chồng mình, mình thấy LẠ và CHƯA GIỐNG AI trong đại dịch đang hoành hành ở Hà Nội.
Virus gây bệnh sốt xuất huyết đang có nhiều diễn biến phức tạp và nguy hiểm. Chúng ta không nên chủ quan. Ảnh minh họa.
Trước đại dịch, mình có tìm hiểu trên mạng, nghe loa phường suốt về sốt xuất huyết, trong đầu cũng hình dung qua qua cách phải làm gì khi mình và người thân mắc bệnh. Tuy nhiên vẫn thấy mình thiếu kiến thức để mình tự chủ động và đi đúng hướng chữa bệnh.
(Có thể trên mạng có hết thông tin nhưng mình chưa tìm được và không có khả năng tìm được để học hỏi).
\
Mình xin chia sẻ quá trình bệnh của chồng mình:
- Ngày 1: Sốt rất cao, đau đầu dữ dội.
- Ngày 2: Vào viện 108 xét nghiệm (sau sốt 1 ngày xét nghiệm mới hiệu quả). Kết quả âm tính với sốt xuất huyết, tiểu cầu 244 (ngưỡng chuẩn là từ 140 đến 350).
Bác sĩ kết luận sốt virut, truyền 2 chai nước, cho đơn thuốc và về. Nhưng vì đang đại dịch (biểu hiện sốt kiểu đau đầu dữ dội, lúc sốt cao vẫn nóng người chứ ko lạnh) đầu mình vẫn nghĩ ông xã bị sốt xuất huyết, có thể là "dạng biến thể mới" mà xét nghiệm chưa ra. Do vậy hoàn toàn điều trị theo cách bị sốt xuất huyết của bệnh viện (chỉ uống hạ sốt giảm đau có chứa paracetamol, bù điện giải Oresol, bổ xung vitamin C sủi, hoa quả...), chờ xét nghiệm lại.
Video: Thế giới đã có vắc xin chống sốt xuất huyết, tại sao Việt Nam chưa dùng
- Ngày 3: hạ sốt, ăn uống bình thường trở lại.
- Ngày 4: hết sốt, hết đau đầu. Làm việc trên máy tính lại bình thường.
Tối định tắm thì mình gàn, mình bảo nếu sốt viruts mà hạ rồi vẫn sợ tắm ngấm lạnh viêm phổi. Còn sốt xuất huyết tắm nước nóng sẽ dãn tĩnh mạch, gây xuất huyết...Tưởng nghe mình... Haizzz nhà mình có 1 CON CUA, ngang bướng,.. lúc sau không để ý thì con trai gọi "mẹ ơi bố đang tắm trên gác đấy...".
- Ngày 5: khoẻ hơn, đầu hết đau, nhưng họng lại rát (vậy còn cãi mình không phải do tắm). Theo lịch hẹn của bệnh viện phải đến khám lại. Vì thấy viện quá tải nên mình gọi Melatec đến nhà xét nghiệm máu.
Kết quả vẫn âm tính với sốt xuất huyết, tiểu cầu giảm xuống 144 (vẫn trong mức của người bình thường).Vì tiểu cầu giảm nên tự mình vẫn lăn tăn, "chắc ông xã bị sốt xuất huyết - nhưng biến thể giống đợt dịch Cúm nên xét nghiệm máu chưa phát hiện được".
NHƯNG MÌNH ĐÃ THIẾU HIỂU BIẾT VÀ SAI TỪ NGÀY NÀY: Tiểu cầu ở mức cho phép nhưng là giảm nhiều so với ngày đầu xét nghiệm, lẽ ra cần KIỂM TRA MỨC TIỂU CẦU HÀNG NGÀY SAU ĐÓ để theo dõi và xử lý kịp thời.
- Ngày 6: Cho dù ông xã khoẻ, nhưng lăn tăn khoản tiểu cầu giảm, nên mình mời bác sĩ về hưu đến nhà khám. Hỏi về tiểu cầu giảm, hỏi có cần xét nghiệm liên tục hàng ngày không.
Bác bảo người khoẻ lại rồi, nhưng nên truyền nước và chất bổ...tại nhà cho lại sức; tiểu cầu giảm, nhưng truyền và ăn uống bồi bổ nó lại tăng, ko có dấu hiệu gì sốt xuất huyết thì thôi không cần xét nghiệm lại, nếu người yếu mệt thì mới cần...
- Ngày 7: Khoẻ, ăn uống tốt, họng hết đau rát.
- Ngày 8: Khoẻ. Bảo bác sỹ từ mai không phải qua khám hay truyền gì nữa.
Chiều định đi đá bóng bị mình cản nên không đi. Mình bảo "sợ vẫn là sốt xuất huyết thì phải tránh hoạt động nặng dễ chấn thương xuất huyết bên trong và não....; mà túm lại sốt gì thì cũng nên tránh thể thao và hoạt động nặng khi vừa ốm dậy". Vụ đá bóng thì con cáy đã thắng con cua. Ông xã không đi nữa. Nhưng đến tối con trai lại mách "bố lại tắm mẹ ơi", mình cũng chỉ làu bàu chút rồi nghĩ, thôi ông ý bẩn mấy hôm rồi...
- Sáng ngày 9: Bảo khoẻ lắm rồi, dậy sớm hơn cả mình "để đưa con đi học...". Mình cũng xuôi xuôi, khỏi rồi thì tuỳ."
Câu chuyện chị Nhung chia sẻ thu hút rất đông sự quan tâm của mọi người.
Suýt mất mạng vì chủ quan
"Bỗng sau khi đánh răng, miệng ông xã đầy máu, tất cả các chân răng ứa máu, một lúc không thấy cầm, cứ tuôn ra nhìn rất sợ. Xác định luôn đây là hiện tượng xuất huyết qua chân răng, đồng thời kiểm tra da thì thấy xuất hiện lác đác các chấm đỏ li ti.
Đưa ngay vào viện, gần trưa mới có kết quả xét nghiệm, tiểu cầu hạ còn 9 - lập tức bị nhập viện khẩn cấp, bác sỹ ghi đơn khám "dùng cáng khiêng".
Thực sự choáng vì mức 9 nhiều người đã bị xuất huyết nội tạng, não... tử vong. Lúc đó ông xã vẫn bảo bình thường, ngang ngạnh cứ đi bộ, mình bắt đi cầu thang máy thì cứ tự lao xuống đi cầu thang bộ vì thấy đông, nhường người khác...
Chờ đợi... uống sữa tanh mùi máu, ăn vài thìa cháo chan máu vì chân răng vẫn cứ tuôn không ngừng. Bắt đầu lả rồi...
2h chiều thì bắt đầu được truyền tiểu cầu, được cấp 3 bịch đông lạnh, chờ ủ ấm và truyền. Được 1 lúc bác sỹ ra giải thích cho gia đình "Tiểu cầu là được tách ra từ máu tươi, Tiểu cầu chỉ giữ được từ 3-4 ngày. Nhóm máu AB hiếm, lại dịch lớn nên không đủ tiểu cầu, hiện bệnh viện đã liên lạc được 1 người có thể hiến tiểu cầu nhưng họ nói 17:30 mới đến được, mà quy trình lọc máu lấy tiểu cầu mất khoảng 2 tiếng mới có để truyền cho bệnh nhân. Gia đình huy động người kiểm tra để có tiểu cầu gấp càng sớm càng tốt".
Hà Nội cũng đã có sự xuất hiện 1 số ổ dịch nhỏ lẻ kháng nhẹ với hóa chất diệt muỗi.
Gia đình lúc đó khoảng chục người đang túm tụm ở ngoài, kéo nhau đi xét nghiệm. Mình alo cho vài bạn thân... Chần chừ việc up FB vì nghĩ rất ngại, sợ phiền mọi người. Đến khi tất cả kết quả người thân không ai AB hết. Mình chỉ biết gõ nhanh và up FB, với hy vọng mong manh 1 vài người thân bạn bè nhóm máu AB có thể đến giúp mình trong lúc khẩn cấp...
Vậy mà thật kỳ diệu, chỉ 2-3 phút sau đã có bạn gọi "tôi AB... tôi đang phi đến"; "tớ AB... tớ đến ngay...". 30 phút sau: 4-5 người nhóm AB, nhưng chỉ duy nhất Anh Nam (bạn của chồng) là đủ tiêu chuẩn lấy tiểu cầu. Những người khác do không đủ tiểu cầu để cho, ven mỏng...
(Cái ống để lấy máu từ cơ thể ra máy lọc tiểu cầu rất to, to hơn dùng để lấy máu hiến bình thường, vì 1 đường rút máu ra máy lọc, sau khi tách tiểu cầu sẽ bơm ngược lại máu đó vào cơ thể bằng ống dẫn khác, nên những người ven mỏng có nguy có bị vỡ ven ko tiến hành được).
Toàn bộ Nữ không ai đủ yêu cầu cả. Giờ nghĩ lại trả lời câu hỏi vì sao bác sỹ biết Nữ ít khả năng tách được tiểu cầu, nhưng vẫn cho nhà mình thử máu hết: vì cơ hội sống của ông xã nhà mình mong manh vào thời khắc đó.
Hôm nay ông xã nhà mình nói chuyện được và kể: Bắt đầu truyền tiểu cầu là mệt, càng truyền càng mệt, nghe loáng thoáng y tá hỏi bác sỹ "xuống 3 rồi, phải làm gì bây giờ"; sau đó họ chuyển anh sang phòng cấp cứu đặc biệt, chả thấy người nhà đâu, vây quanh rất nhiều bác sỹ...
Vâng, lúc đó là lúc cả nhà chạy đi thử máu mà không ai biết anh đang rất nguy kịch, nghĩ đang truyền là tốt rồi, tiểu cầu sẽ lên, sẽ ổn. Không ai nghĩ là nó có thể tụt xuống 3, mức gần như không còn gì.
Hoá ra lúc đó bác sỹ biết nguy kịch lắm rồi nhưng không làm bệnh nhân và gia đình hoảng. (Mình đoán thôi: đúng là khan hiếm, nhưng cũng không thể hết sạch sành sanh, các bệnh viện có thể hỗ trợ chéo nhau.
Nhưng tiểu cầu đông lạnh không thể có tác dụng tốt như tiểu cầu tươi được, nên 1 mặt bác sỹ hô người nhà đi lọc tiểu cầu tươi, 1 mặt các bác sỹ giỏi của các khoa tim mạch, hô hấp của viện tập trung hết về phòng đó để cứu anh. Tiểu cầu không còn là chảy máu từ răng không ngừng, là chảy máu nội tạng, là chảy máu não...nguy cơ tử vong trong tích tắc).
Và sự việc là như thế, tiếp sau là câu chuyện của những tấm lòng và nỗ lực của bác sỹ, người thân, bạn, cộng đồng mạng đã mang lại sự sống cho anh...."
Trên trang facebook, chị Tuyết Nhung cũng gửi lời cám ơn sâu sắc đến những người đã hiến máu tình nguyện cho chồng mình. Tuy chưa từng quen biết nhau và chỉ biết câu chuyện của gia đình chị qua những nút chia sẻ facebook. Nhưng ngay lập tức chồng chị đã nhận được rất nhiều lời đề nghị giúp đỡ từ phía cộng đồng. Nhờ đó mà chồng chị Nhung đã vượt qua được cơn nguy kịch vì bệnh sốt xuất huyết.
Theo các bác sĩ chuyên khoa về Dịch tễ học, trong những ngày đầu ủ bệnh, sốt xuất huyết và sốt virus rất dễ bị nhầm lẫn với nhau do có những biểu hiện và triệu chứng khá giống nhau. Nhiều trường hợp khi có biểu hiện xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc thậm chí là xuất huyết đường tiêu hóa sau 3-5 ngày sốt mới được phát hiện đúng bệnh và đưa đi cấp cứu nhưng đã muộn.
Hiện nay, virus gây bệnh sốt xuất huyết chưa có sự biến đổi về chủng virus hay gia tăng về độc lực. Tuy nhiên, Hà Nội cũng đã có sự xuất hiện 1 số ổ dịch nhỏ lẻ kháng nhẹ với hóa chất diệt muỗi.
Vì vậy, câu chuyện của gia đình chị Nhung cũng là lời cảnh tỉnh đối với chúng ta. Sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như vắc xin phòng bệnh, vì thế các phòng bệnh tốt nhất là vệ sinh nơi ở gọn gàng, sạch sẽ, chủ động phòng bệnh cho bản thân và gia đình.
Bình luận