(VTC News) - Ngoài việc sử dụng vô vàn dược liệu quý, ông Trọng đã ăn hết cả chục con… ngựa bạch Tây Tạng.
Kỳ 5 (kỳ cuối): Bí kíp sung mãn
Cách đây 30 năm, bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng (xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) đã chuyên tâm nghiên cứu về thực phẩm chức năng. Ông vốn là bác sĩ, và là người mở trung tâm thẩm mỹ đầu tiên ở Việt Nam. Thế nhưng, về già, ông lại đề cao thực phẩm chức năng, có tác dụng nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật từ gốc.
Để thực hiện được khát vọng của mình, ông đã bỏ tiền mua đất để trồng trọt các loại thảo dược. Ông gom được tới ngót 100 ha đất rừng ở huyện Mỹ Đức, khu vực chùa Hương. Ông mua thêm 2 héc ta đất ven sông Đáy, ngay cạnh đại lộ Thăng Long.
Thời điểm đó, thế giới lên cơn sốt với hoạt chất mangiferin chiết xuất từ cây xoài. Ông Trọng đã trồng xoài kín mảnh đất bên sông Đáy. Nhiều năm trời ông nghiên cứu, chiết xuất từ quả xoài, lá xoài, hoa xoài, vỏ cây xoài thành hoạt chất.
Trong những năm làm chăm sóc sắc đẹp cho chị em phụ nữ, ông nhận ra rằng, mỹ phẩm, hóa chất chỉ giúp chị em làm đẹp chốc lát, còn về lâu dài sẽ có hại. Muốn khỏe, đẹp bền vững, phải điều trị tận gốc, điều trị từ bên trong.
Ông nhìn thấy xu hướng của tương lai là sẽ sử dụng thực phẩm chức năng như đồ ăn, thức uống hàng ngày để làm đẹp, tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật… nên ông dành những năm tháng cuối đời để nghiên cứu loại thực phẩm này.
Theo ông Trọng, việc giữ được sức khỏe phi thường đến tận tuổi 84, theo ông, là vì ngoài việc ông dùng thực phẩm chức năng hàng ngày, ông còn được ăn quá nhiều loại cao quý.
Bố ông Trọng là trùm nấu cao hổ, rồi ông cũng có 40 năm nấu cao hổ. Từ ngày Nhà nước cấm buôn bán hổ, ông chuyển sang nấu cao ngựa bạch Tây Tạng để dùng.
Ông Trọng vốn có thời gian đam mê chụp ảnh. Ông bỏ hàng trăm triệu bạc, số tiền rất lớn cách đây mấy chục năm để mua máy ảnh. Ông sắm hai chiếc ô tô, một chiếc đi ở phố, một chiếc leo núi, để phục vụ đam mê chụp ảnh cho mình.
Ngày đó, trong nước không còn chỗ nào thỏa mãn đam mê chụp ảnh của ông, nên ông ra nước ngoài chụp. Ông đi khắp Trung Quốc, đi dọc Vạn Lý Trường Thành, lạc sang cả Tây Tạng để xem các thiền sư kiết già ép xác trong các hang động để thân thể trở thành xá lị.
Chính trong những ngày lang thang ở Tây Tạng, sống với mục đồng chăn dê và ngựa bạch, ông đã có những hiểu biết về con ngựa bạch, vật nuôi "đặc sản" ở cao nguyên này.
Ngựa bạch Tây Tạng sống trên độ cao 3.000 - 5.000m so với mặt nước biển, ăn những loại thảo dược quý, trong đó, món khoái khẩu của chúng là nấm linh chi mọc trên phân dê, nên mọi thứ của con ngựa đều biến thành những biệt dược hiếm có ở đời.
Bởi thế, hàng ngàn năm nay, Tây Tạng vẫn là nguồn cung cấp ngựa bạch chủ yếu cho Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan… Người ta nhập để làm thực phẩm chức năng, chế biến các vị thuốc quý cho người giàu sử dụng.
Trong những ngày ở Tây Tạng, ông Trọng tìm đọc nhiều sách cổ về con ngựa bạch Tây Tạng và ông mê ngựa bạch luôn.
Và rồi, một ngày, người ta thấy ông Trọng cổ đeo lỉnh kỉnh máy ảnh, ống kính, lôi thôi nhếch nhác dắt theo mấy con ngựa bạch qua cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai).
Ông Trọng trở thành người đầu tiên đưa ngựa bạch Tây Tạng về Việt Nam. Mấy chú ngựa bạch được ông đưa về vườn xoài rộng 2 ha ở km 12 đường Láng - Hoà Lạc thả.
Đoạn đường 5.000km từ Tây Tạng về Việt Nam khiến đàn ngựa gầy tong gầy teo và như vậy, những hoạt chất bổ dưỡng trong cơ thể chúng đã vơi đi ít nhiều.
Nếu nuôi chúng ở vườn xoài, dù có đủ thức ăn, có béo mập lên, thì giá trị dược liệu cũng không còn nhiều, vì vậy ông Trọng lại lang bạt khắp các vùng núi cao, núi thấp, núi gần, núi xa để tìm nơi có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với con ngựa bạch Tây Tạng.
Sau nhiều ngày lang thang, ông cũng tìm được một cánh rừng thuộc huyện Yên Lập (Phú Thọ) đáp ứng đầy đủ yếu tố để con ngựa bạch Tây Tạng sinh trưởng, phát huy công dụng dược liệu.
Trong khu rừng này có vô vàn những loài thảo dược quý hiếm, bổ dưỡng mà bà con người Mường ở đây vẫn thu hái chế biến thành các bài thuốc quý.
Khi đó, huyện Yên Lập đã giao cho ông Trọng hỗ trợ nhân dân chăm sóc, quản lý 1.000ha rừng ở độ cao trên dưới 1.000m.
Những ngày làm việc với bà con nông dân ở huyện Yên Lập, là cơ duyên để ông Trọng gặp được sơn nữ Đinh Thị Bẩy, kém ông gần 60 tuổi, để rồi họ nên vợ, nên chồng, tạo ra mối tình vô cùng kỳ lạ.
Tại cánh rừng Yên Lập, ông Trọng dành tâm sức nghiên cứu, bảo tồn hàng trăm loài cây cỏ làm thuốc, thực phẩm chức năng và thức ăn cho ngựa bạch Tây Tạng.
Vua chúa Trung Quốc đã dùng cao ngựa bạch để chữa bệnh. Cao xương ngựa bạch là một loại thực phẩm giúp tăng cường bồi bổ cho mọi lứa tuổi. Nó giúp trẻ bổ sung canxi, mau lớn, tăng chiều cao, giúp ích cho phụ nữ cho con bú, tiền mãn kinh, giúp người cao tuổi chống loãng xương, đau khớp, vôi hoá cột sống, thoát đĩa đệm…
Tiết ngựa bạch giúp tăng cường hồng cầu, tăng sắt, bổ máu, tăng cường miễn dịch, điều trị nhiễm trùng máu… Óc giúp tăng cường tuần hoàn não, chống suy giảm trí nhớ. Gan giúp tăng cường chức năng gan. Dương vật ngựa bạch chữa liệt dương.
Những viên sỏi trong dạ dày ngựa bạch chữa co giật, điên cuồng, động kinh… Huyết thanh và phổi là "thần dược" trị rất nhiều loại bệnh…
Ngoài việc sử dụng vô vàn dược liệu quý, bí kíp để ông Trọng sung mãn đến tận bây giờ, đó là, ông đã ăn hết cả chục con… ngựa bạch Tây Tạng.
Ông nuôi cả đàn ngựa chỉ để thịt, và nấu cao. Món ăn hàng ngày của ông là thịt ngựa bạch và không ngày nào ông quên nhai vài miếng cao ngựa bạch nguyên chất to bằng bao diêm.
Ông Trọng tiết lộ bí quyết sung mãn mãi mãi của mình: “Bí quyết để thành tiên sinh, để mãi sung mãn của tớ, là phải làm việc hết mình, không để trí óc nhàn rỗi mà sinh ra lười biếng và suy thoái.
Nhưng phải giữ tinh thần thoải mái, không kèn cựa, không thủ đoạn, không bao giờ phải đau khổ, luyến tiếc một thứ gì.
Thức uống hàng ngày của tớ là các loại thảo dược chế thành thực phẩm chức năng. Món ăn hàng ngày đều sạch tuyệt đối, đều là những thứ bổ dưỡng gan, thận.
Gan thận mạnh, thì tất cơ thể sẽ mạnh. Rượu uống cũng đều đậm đặc các vị thuốc quý.
Thực phẩm và thảo dược đều phải là những thứ tinh túy của trời đất, nó sửa chữa cơ thể từ gốc, giúp thể lực cường tráng một cách tự nhiên”.
Có thể nói, bí quyết chăm sóc sức khỏe của cụ ông Nguyễn Hữu Trọng, để trẻ khỏe, sung mãn, đủ sức ‘phục vụ’ vợ trẻ, dù đã ở tuổi 84, đáng để chúng ta học hỏi.
Phong Nguyệt – Thanh Đào
Kỳ 5 (kỳ cuối): Bí kíp sung mãn
Cách đây 30 năm, bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng (xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội) đã chuyên tâm nghiên cứu về thực phẩm chức năng. Ông vốn là bác sĩ, và là người mở trung tâm thẩm mỹ đầu tiên ở Việt Nam. Thế nhưng, về già, ông lại đề cao thực phẩm chức năng, có tác dụng nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật từ gốc.
Để thực hiện được khát vọng của mình, ông đã bỏ tiền mua đất để trồng trọt các loại thảo dược. Ông gom được tới ngót 100 ha đất rừng ở huyện Mỹ Đức, khu vực chùa Hương. Ông mua thêm 2 héc ta đất ven sông Đáy, ngay cạnh đại lộ Thăng Long.
Thời điểm đó, thế giới lên cơn sốt với hoạt chất mangiferin chiết xuất từ cây xoài. Ông Trọng đã trồng xoài kín mảnh đất bên sông Đáy. Nhiều năm trời ông nghiên cứu, chiết xuất từ quả xoài, lá xoài, hoa xoài, vỏ cây xoài thành hoạt chất.
Ông Trọng và vợ con |
Ông nhìn thấy xu hướng của tương lai là sẽ sử dụng thực phẩm chức năng như đồ ăn, thức uống hàng ngày để làm đẹp, tăng cường sức khỏe, chống lại bệnh tật… nên ông dành những năm tháng cuối đời để nghiên cứu loại thực phẩm này.
Theo ông Trọng, việc giữ được sức khỏe phi thường đến tận tuổi 84, theo ông, là vì ngoài việc ông dùng thực phẩm chức năng hàng ngày, ông còn được ăn quá nhiều loại cao quý.
Bố ông Trọng là trùm nấu cao hổ, rồi ông cũng có 40 năm nấu cao hổ. Từ ngày Nhà nước cấm buôn bán hổ, ông chuyển sang nấu cao ngựa bạch Tây Tạng để dùng.
Ông Trọng vốn có thời gian đam mê chụp ảnh. Ông bỏ hàng trăm triệu bạc, số tiền rất lớn cách đây mấy chục năm để mua máy ảnh. Ông sắm hai chiếc ô tô, một chiếc đi ở phố, một chiếc leo núi, để phục vụ đam mê chụp ảnh cho mình.
Ngày đó, trong nước không còn chỗ nào thỏa mãn đam mê chụp ảnh của ông, nên ông ra nước ngoài chụp. Ông đi khắp Trung Quốc, đi dọc Vạn Lý Trường Thành, lạc sang cả Tây Tạng để xem các thiền sư kiết già ép xác trong các hang động để thân thể trở thành xá lị.
Ông Trọng trong một chuyến chụp ảnh bãi đá cổ Sapa |
Ngựa bạch Tây Tạng sống trên độ cao 3.000 - 5.000m so với mặt nước biển, ăn những loại thảo dược quý, trong đó, món khoái khẩu của chúng là nấm linh chi mọc trên phân dê, nên mọi thứ của con ngựa đều biến thành những biệt dược hiếm có ở đời.
Bởi thế, hàng ngàn năm nay, Tây Tạng vẫn là nguồn cung cấp ngựa bạch chủ yếu cho Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đài Loan… Người ta nhập để làm thực phẩm chức năng, chế biến các vị thuốc quý cho người giàu sử dụng.
Trong những ngày ở Tây Tạng, ông Trọng tìm đọc nhiều sách cổ về con ngựa bạch Tây Tạng và ông mê ngựa bạch luôn.
Và rồi, một ngày, người ta thấy ông Trọng cổ đeo lỉnh kỉnh máy ảnh, ống kính, lôi thôi nhếch nhác dắt theo mấy con ngựa bạch qua cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai).
Ông Trọng trở thành người đầu tiên đưa ngựa bạch Tây Tạng về Việt Nam. Mấy chú ngựa bạch được ông đưa về vườn xoài rộng 2 ha ở km 12 đường Láng - Hoà Lạc thả.
Đoạn đường 5.000km từ Tây Tạng về Việt Nam khiến đàn ngựa gầy tong gầy teo và như vậy, những hoạt chất bổ dưỡng trong cơ thể chúng đã vơi đi ít nhiều.
Nếu nuôi chúng ở vườn xoài, dù có đủ thức ăn, có béo mập lên, thì giá trị dược liệu cũng không còn nhiều, vì vậy ông Trọng lại lang bạt khắp các vùng núi cao, núi thấp, núi gần, núi xa để tìm nơi có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với con ngựa bạch Tây Tạng.
Sau nhiều ngày lang thang, ông cũng tìm được một cánh rừng thuộc huyện Yên Lập (Phú Thọ) đáp ứng đầy đủ yếu tố để con ngựa bạch Tây Tạng sinh trưởng, phát huy công dụng dược liệu.
Trong khu rừng này có vô vàn những loài thảo dược quý hiếm, bổ dưỡng mà bà con người Mường ở đây vẫn thu hái chế biến thành các bài thuốc quý.
Khi đó, huyện Yên Lập đã giao cho ông Trọng hỗ trợ nhân dân chăm sóc, quản lý 1.000ha rừng ở độ cao trên dưới 1.000m.
Những ngày làm việc với bà con nông dân ở huyện Yên Lập, là cơ duyên để ông Trọng gặp được sơn nữ Đinh Thị Bẩy, kém ông gần 60 tuổi, để rồi họ nên vợ, nên chồng, tạo ra mối tình vô cùng kỳ lạ.
Ông Trọng nuôi nhiều ngựa bạch ở Yên Lập |
Vua chúa Trung Quốc đã dùng cao ngựa bạch để chữa bệnh. Cao xương ngựa bạch là một loại thực phẩm giúp tăng cường bồi bổ cho mọi lứa tuổi. Nó giúp trẻ bổ sung canxi, mau lớn, tăng chiều cao, giúp ích cho phụ nữ cho con bú, tiền mãn kinh, giúp người cao tuổi chống loãng xương, đau khớp, vôi hoá cột sống, thoát đĩa đệm…
Tiết ngựa bạch giúp tăng cường hồng cầu, tăng sắt, bổ máu, tăng cường miễn dịch, điều trị nhiễm trùng máu… Óc giúp tăng cường tuần hoàn não, chống suy giảm trí nhớ. Gan giúp tăng cường chức năng gan. Dương vật ngựa bạch chữa liệt dương.
Những viên sỏi trong dạ dày ngựa bạch chữa co giật, điên cuồng, động kinh… Huyết thanh và phổi là "thần dược" trị rất nhiều loại bệnh…
Ngoài việc sử dụng vô vàn dược liệu quý, bí kíp để ông Trọng sung mãn đến tận bây giờ, đó là, ông đã ăn hết cả chục con… ngựa bạch Tây Tạng.
Ông Trọng sử dụng nhiều thực phẩm từ ngựa bạch |
Ông Trọng tiết lộ bí quyết sung mãn mãi mãi của mình: “Bí quyết để thành tiên sinh, để mãi sung mãn của tớ, là phải làm việc hết mình, không để trí óc nhàn rỗi mà sinh ra lười biếng và suy thoái.
Nhưng phải giữ tinh thần thoải mái, không kèn cựa, không thủ đoạn, không bao giờ phải đau khổ, luyến tiếc một thứ gì.
Thức uống hàng ngày của tớ là các loại thảo dược chế thành thực phẩm chức năng. Món ăn hàng ngày đều sạch tuyệt đối, đều là những thứ bổ dưỡng gan, thận.
Gan thận mạnh, thì tất cơ thể sẽ mạnh. Rượu uống cũng đều đậm đặc các vị thuốc quý.
Thực phẩm và thảo dược đều phải là những thứ tinh túy của trời đất, nó sửa chữa cơ thể từ gốc, giúp thể lực cường tráng một cách tự nhiên”.
Có thể nói, bí quyết chăm sóc sức khỏe của cụ ông Nguyễn Hữu Trọng, để trẻ khỏe, sung mãn, đủ sức ‘phục vụ’ vợ trẻ, dù đã ở tuổi 84, đáng để chúng ta học hỏi.
Phong Nguyệt – Thanh Đào
Bình luận