Theo các chuyên gia, có những cách đơn giản để phân biệt thịt bò khô với các sản phẩm làm giả thịt bò khô.
Một cơ sở sản xuất ở TP HCM vừa bị phát hiện tuồn thịt bò khô làm từ phổi lợn ra thị trường tiêu thụ nhằm thu lợi nhuận.
Tuồn thịt bò khô làm từ phổi lợn ra thị trường tiêu thụ nhằm thu lợi nhuận, một cơ sở sản xuất ở TPHCM vừa bị phát hiện đã khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng. Theo các chuyên gia, có những cách đơn giản để phân biệt thịt bò khô với các sản phẩm làm giả thịt bò khô.
Chế biến thịt bò khô từ phổi lợn thối
Mới đây, sau nhiều ngày theo dõi, đoàn liên ngành huyện Bình Chánh (TPHCM) bất ngờ kiểm tra địa chỉ 148C/6 ấp 3, xã An Phú Tây do bà Thạch Thị Sa Rương thuê để sản xuất thịt bò khô trái phép. Thấy một nồi nhôm to đang sôi sùng sục, một thành viên trong đoàn kiểm tra đi tới và mở nắp. Một mùi hôi bốc lên, tỏa ra chung quanh khiến mọi người bịt mũi. Thứ đang được luộc trong nồi nhôm là phổi lợn. Tìm xung quanh lại thấy một thau đựng đầy phổi lợn chưa luộc đang bốc mùi thum thủm, đầy ruồi nhặng bu bám.
Đoàn kiểm tra thu được nhiều chai nhựa đựng một loại nước đen, thơm mùi thịt bò. Cạnh đó là một bao nhỏ in tiếng nước ngoài, bên trong đựng thứ bột màu trắng. Một chiếc nồi nhôm cạnh bên chứa một thứ nước sền sệt màu đen còn bốc khói. Cách chế biến khô bò là pha màu, hương bò (loại nước đựng trong chai nhựa) với chất bảo quản (đựng trong bao nhỏ) rồi nấu lên. Phổi lợn sau khi luộc được nhúng vô nồi nước gồm màu, hương bò và chất bảo quản để thơm mùi bò và sử dụng được lâu.
Theo các chuyên gia, khi mua những thực phẩm đóng gói ăn liền như thịt bò khô, yếu tố đầu tiên phải quan tâm là nguồn gốc, chất lượng sau đó mới đến giá cả. Nếu muốn yên tâm tuyệt đối về chất lượng thì có thể tự làm bò khô tại nhà với những quy trình không quá phức tạp để dùng dần trong những ngày Tết sắp tới.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm cho biết, các chiêu trò sử dụng nguyên liệu làm thịt bò khô có rất nhiều. Trước đây cũng có một vài cơ sở sử dụng thịt lợn chất lượng kém rồi thực hiện tẩm ướp, ép để bán với mác thịt bò khô. Thậm chí nhiều nơi còn cho dây sắn lẫn vào thịt bò. Quy trình tẩm ướp tinh vi đến nỗi người ăn cũng không thể nào phát hiện ra, nhất là khi xé sợi nhỏ để sử dụng. Chiêu trò làm giả thịt bò khô từ phổi lợn có lẽ là mới xuất hiện. Tuy nó có thể không độc hại gì lắm nhưng phổi đã để thối, vi khuẩn đã xâm nhập thì phải bỏ đi, không được làm thực phẩm.
Nhận biết không khó
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nhận biết thịt bò khô thật giả không khó. Thịt bò khô thật sẽ có màu vàng sẫm, sợi dài, to... Thịt giả thường có màu đỏ vừa đến đỏ thẫm, vì người chế biến dùng phẩm màu phù phép để người tiêu dùng không biết đâu thịt lợn sề đâu là thịt bò; sợi nhỏ, ngắn. Thịt bò khô thật rất dai và dẻo, khi bạn dùng tay xé sợi hoặc miếng khô bò thì phải dùng 1 lực khá mạnh.
Dùng tay miết sợi hoặc miếng thịt, nếu thấy có màu đỏ thôi ra tay thì chắc chắn bò ấy là giả. Phân biệt bằng khứu giác và vị giác cũng dễ dàng phát hiện ra. Thịt bò khô thật có mùi nồng rất đặc trưng của thịt bò, nhai vào sẽ có vị cay, ngọt, mặn vừa phải... Thịt bò khô giả có rất ít mùi bò, mùi nồng để lấn át mùi lợn nhưng khi ăn vẫn có thể nhận biết vì mùi lợn rất đặc trưng. Với thịt bò khô từ phổi lợn, thớ thịt sẽ không rõ mà dính kết lại với nhau, có lẫn mùi hôi, có thể dễ dàng nhận biết.
Một yếu tố dễ nhận thấy nữa là về giá. Theo quy trình làm thịt bò khô đơn thuần, hơn 2kg thịt tươi mới ra 1kg thịt khô, trong khi thịt bò tươi nhập tại các lò là đã 180.000đ/kg, mua lẻ ngoài chợ giá bán phải trên 200.000đ/kg. Chỉ riêng tiền nguyên liệu cũng phải tối thiểu là 450.000đ/kg thịt bò khô.
Thế nhưng, trên thị trường, không khó để tìm mua loại thịt bò khô có giá từ 150.000 - 200.000đ/kg, thấp hơn giá nguyên liệu đầu vào. Không riêng bò khô, nhiều thực phẩm khác cũng có giá rẻ bất thường như cá khô, mực khô tẩm gia vị... Không ai kinh doanh mà lại nhận phần lỗ về mình, nên với những loại thực phẩm có giá rẻ khó tin như thế, hãy cẩn trọng.
Nguồn:kiến thức
Một cơ sở sản xuất ở TP HCM vừa bị phát hiện tuồn thịt bò khô làm từ phổi lợn ra thị trường tiêu thụ nhằm thu lợi nhuận.
Tuồn thịt bò khô làm từ phổi lợn ra thị trường tiêu thụ nhằm thu lợi nhuận, một cơ sở sản xuất ở TPHCM vừa bị phát hiện đã khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng. Theo các chuyên gia, có những cách đơn giản để phân biệt thịt bò khô với các sản phẩm làm giả thịt bò khô.
Chế biến thịt bò khô từ phổi lợn thối
Mới đây, sau nhiều ngày theo dõi, đoàn liên ngành huyện Bình Chánh (TPHCM) bất ngờ kiểm tra địa chỉ 148C/6 ấp 3, xã An Phú Tây do bà Thạch Thị Sa Rương thuê để sản xuất thịt bò khô trái phép. Thấy một nồi nhôm to đang sôi sùng sục, một thành viên trong đoàn kiểm tra đi tới và mở nắp. Một mùi hôi bốc lên, tỏa ra chung quanh khiến mọi người bịt mũi. Thứ đang được luộc trong nồi nhôm là phổi lợn. Tìm xung quanh lại thấy một thau đựng đầy phổi lợn chưa luộc đang bốc mùi thum thủm, đầy ruồi nhặng bu bám.
Cách phân biệt thịt bò làm từ phổi lợn |
Theo các chuyên gia, khi mua những thực phẩm đóng gói ăn liền như thịt bò khô, yếu tố đầu tiên phải quan tâm là nguồn gốc, chất lượng sau đó mới đến giá cả. Nếu muốn yên tâm tuyệt đối về chất lượng thì có thể tự làm bò khô tại nhà với những quy trình không quá phức tạp để dùng dần trong những ngày Tết sắp tới.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học – Công nghệ Thực phẩm cho biết, các chiêu trò sử dụng nguyên liệu làm thịt bò khô có rất nhiều. Trước đây cũng có một vài cơ sở sử dụng thịt lợn chất lượng kém rồi thực hiện tẩm ướp, ép để bán với mác thịt bò khô. Thậm chí nhiều nơi còn cho dây sắn lẫn vào thịt bò. Quy trình tẩm ướp tinh vi đến nỗi người ăn cũng không thể nào phát hiện ra, nhất là khi xé sợi nhỏ để sử dụng. Chiêu trò làm giả thịt bò khô từ phổi lợn có lẽ là mới xuất hiện. Tuy nó có thể không độc hại gì lắm nhưng phổi đã để thối, vi khuẩn đã xâm nhập thì phải bỏ đi, không được làm thực phẩm.
Nhận biết không khó
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nhận biết thịt bò khô thật giả không khó. Thịt bò khô thật sẽ có màu vàng sẫm, sợi dài, to... Thịt giả thường có màu đỏ vừa đến đỏ thẫm, vì người chế biến dùng phẩm màu phù phép để người tiêu dùng không biết đâu thịt lợn sề đâu là thịt bò; sợi nhỏ, ngắn. Thịt bò khô thật rất dai và dẻo, khi bạn dùng tay xé sợi hoặc miếng khô bò thì phải dùng 1 lực khá mạnh.
Dùng tay miết sợi hoặc miếng thịt, nếu thấy có màu đỏ thôi ra tay thì chắc chắn bò ấy là giả. Phân biệt bằng khứu giác và vị giác cũng dễ dàng phát hiện ra. Thịt bò khô thật có mùi nồng rất đặc trưng của thịt bò, nhai vào sẽ có vị cay, ngọt, mặn vừa phải... Thịt bò khô giả có rất ít mùi bò, mùi nồng để lấn át mùi lợn nhưng khi ăn vẫn có thể nhận biết vì mùi lợn rất đặc trưng. Với thịt bò khô từ phổi lợn, thớ thịt sẽ không rõ mà dính kết lại với nhau, có lẫn mùi hôi, có thể dễ dàng nhận biết.
Một yếu tố dễ nhận thấy nữa là về giá. Theo quy trình làm thịt bò khô đơn thuần, hơn 2kg thịt tươi mới ra 1kg thịt khô, trong khi thịt bò tươi nhập tại các lò là đã 180.000đ/kg, mua lẻ ngoài chợ giá bán phải trên 200.000đ/kg. Chỉ riêng tiền nguyên liệu cũng phải tối thiểu là 450.000đ/kg thịt bò khô.
Thế nhưng, trên thị trường, không khó để tìm mua loại thịt bò khô có giá từ 150.000 - 200.000đ/kg, thấp hơn giá nguyên liệu đầu vào. Không riêng bò khô, nhiều thực phẩm khác cũng có giá rẻ bất thường như cá khô, mực khô tẩm gia vị... Không ai kinh doanh mà lại nhận phần lỗ về mình, nên với những loại thực phẩm có giá rẻ khó tin như thế, hãy cẩn trọng.
Nguồn:kiến thức
Bình luận