Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng những thói quen tốt dưới đây.
Những món ăn truyền thống có mặt trên mâm cơm ngày Tết đều là những món ngon, bổ dưỡng, được chế biến cầu kì. Việc ăn liên tiếp những món có hàm lượng đạm cao khiến cơ thể không thể hấp thụ được hết là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như đầy bụng, ngán ăn, trung tiện nhiều, khó tiêu, thậm chí là đau bụng, đi ngoài không đều đặn khiến cơ thể mệt mỏi.
Chị Hiền (40 tuổi, Vĩnh Phúc) chia sẻ: "Bốn, năm ngày Tết, ngày nào chị dày công chuẩn bị cho cả gia đình nhiều món ngon. Nhưng chỉ được đúng bữa chiều 30, ngày mùng 1 là chị vẫn còn cảm giác ngon miệng. Sang đến mùng 3, cứ nhìn thấy thịt gà, giò lợn,… là chị không muốn động đũa nữa".
Cùng chung mối băn khoăn, sau khi ra Tết, gia đình chị Nhung (33 tuổi, Hà Nội) hầu như chỉ ăn các món dễ tiêu hóa như cá, rau xanh, đậu phụ. “Tết xong, chỉ nghĩ đến thịt thà đã thấy ngán, chính ra ăn rau lại thấy ngon cơm mà nhẹ bụng hơn.” – Chị chia sẻ. “ Nhiều khi sắm tết, chị còn phải mua thêm sữa chua, men tiêu hóa để sẵn trong nhà phòng trường hợp ông xã hay các con bị đầy bụng, khó tiêu”.
Hạn chế uống bia rượu, nước ngọt có gas, thay thế bằng nước trái cây
Tết đến, trên bàn tiếp khách hay mâm cơm nhà nào cũng có thêm các loại bia, rượu, nước ngọt - đa phần là nước ngọt có gas. Việc sử dụng nhiều các đồ uống loại này không chỉ để lại những tác hại lâu dài cho sức khỏe mà còn là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa trong dịp Tết thêm trầm trọng.
Ngoài việc chuẩn bị sẵn các loại men tiêu hóa cho cả gia đình, chị Nhung còn rất tỉ mỉ trong việc lựa chọn các loại đồ uống trong dịp Tết: “Thay vì chọn mua các loại nước ngọt có gas như đa số mọi người, chị chọn nước trái cây, vừa để tiếp khách, vừa để gia đình sử dụng. Nước trái cây chứa nhiều loại vitamin, tốt hơn cho sức khỏe mà hương vị cũng rất thơm ngon, dễ uống. Gần đây, chị biết đến dòng sản phẩm PushMax chanh leo của Tập đoàn Hương Sen. Tuy là nước trái cây đóng lon nhưng hương vị thơm ngon chẳng kém gì nước chanh leo tươi, cả chị và các con đều rất thích".
Lượng vitamin và các khoáng chất có nhiều trong các loại nước trái cây phần nào giúp bù đắp lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất bị thiếu hụt trong những ngày Tết, giúp quá trình tiêu hóa trở nên thuận lợi hơn.
Ăn thêm sữa chua giúp hệ tiêu hóa khỏe hơn
Sữa chua là sản phẩm thu được khi lên men lactic sữa động vật. Nhờ quá trình lên men lactic, một phần protein trong sữa phân giải thành các axit amin, các chất đường bột chuyển hóa thành đường lactoza dễ tiêu hóa, rất tốt cho dạ dày, đường ruột. Ngoài ra, trong sữa chua còn chứa rất nhiều lợi khuẩn có tác dụng như một loại vắc xin tự nhiên giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của các bệnh về tiêu hóa.
Một cốc sữa chua sau khi ăn khoảng 1 – 2 tiếng có tác dụng như một loại men tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn, tránh được tình trạng khó tiêu, đầy bụng do thói quen ăn uống không lành mạnh ngày Tết, cho ngày Tết vui và khỏe mạnh hơn.
Ngày Tết đừng quên tập thể dục
Đa phần mọi người đều tăng 1 – 2 kg sau Tết. Một phần nguyên nhân của tình trạng này là do thói quen ăn uống thường nhật bị phá vỡ cộng với việc hạn chế vận động. Thay vì để cơ thể phải đối mặt với tình trạng quá cân rồi mới tính cách giảm cân, chị Hà (28 tuổi, Hà Nội) thường cố gắng duy trì thói quen tập thể dục trong những ngày Tết. Việc tập thể dục đều đặn giúp chị yên tâm ăn uống những món ngon mà không phải lo lắng nghĩ cách lấy lại vóc dáng sau khi ra Tết.
Xuân mới, khởi đầu mới. Hãy bắt đầu năm mới bằng những thói quen tốt cho sức khỏe. Chúc bạn và gia đình sẽ có một cái Tết thật vui và khỏe mạnh.
Bình luận