(VTC News) - Để chăn nuôi lợn thành công, hiện nay, người chăn nuôi không chỉ cần đầu tư nhiều chi phí hơn mà còn phải có niềm đam mê và đặc biệt nhanh nhạy hơn trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nếu muốn làm giàu từ nghề.
Câu chuyện của những “tỷ phú nuôi lợn” sau là điển hình cho một thế hệ người chăn nuôi như thế.
Niềm đam mê mãnh liệt với con lợn
Nếu chỉ mới tiếp xúc qua, không ai ngờ người phụ nữ nhỏ bé Nguyễn Thị Kim Phượng (Mỹ Tho – Tiền Giang) là bà chủ của trang trại nuôi lợn với 500 lợn nái và 3.000 lợn thịt. “Khởi nghiệp” chỉ với 1 con lợn, không một đồng vốn và phải mượn đất đóng chuồng tạm bợ, chị lý giải sự thành công của mình: “nuôi lợn muốn khá thì phải “mê” nó”. Cái “mê” của chị chính là sự yêu thương, đặt hết tâm huyết của mình vào đàn lợn, xem chúng như “con” mình và cho lợn ăn những loại thức ăn tốt nhất, ngon nhất”.
Không suôn sẻ như chị Kim Phượng, ngay từ những ngày đầu nuôi lợn, ông Đỗ Văn Hùng (ngụ tại huyện Thống Nhất, Đồng Nai – nơi được mệnh danh là “thủ phủ” chăn nuôi lợn của cả nước) đã quyết định đầu tư nuôi 200 lợn thịt.
Lứa lợn đầu tiên, ông lỗ 300 triệu. Không chùn bước, ông tiếp tục đeo đuổi và năm sau… vẫn lỗ. Lần đầu tiên có lời thì cũng chỉ vỏn vẹn 50 triệu đồng. Nói về cơ ngơi với trại lợn gồm 300 lợn nái và gần 1.200 lợn thịt, ông tâm sự: “Trót mê con lợn quá nên tôi cũng quyết theo đến cùng. Không có đam mê, có lẽ tôi đã bỏ cuộc ngay tại thời điểm cả giới chăn nuôi lao đao vì dịch tai xanh, lở mồm long móng”.
Đi đầu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật
Học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuật là bí quyết thành công quan trọng nhất của hai trại chăn nuôi tư nhân này.
Thật ấn tượng khi chị Phượng dẫn chúng tôi thăm phòng thí nghiệm lưu trữ tinh lợn, máy siêu âm cho lợn nái,...
Thậm chí chị còn lắp đặt cả hệ thống camera để theo dõi các biểu hiện của lợn. Ngoài ra, chị còn cài đặt chương trình quản lý lợn, bấm thẻ cho lợn nái và quản lý lợn vô cùng tỉ mỉ ngay từ lúc lợn còn trong bụng mẹ đến khi xuất chuồng.
Lợn của trại chị Phượng cũng được thương lái đánh giá rất cao với trọng lượng xuất chuồng luôn đạt từ 120kg - 130kg (cao hơn khoảng 20kg so với mức xuất chuồng trung bình) nhưng vẫn đảm bảo nạc nhiều, mông nở, lưng rãnh, da hồng hào, khỏe mạnh.
Chị chia sẻ bí quyết là ngoài tiêm phòng nghiêm ngặt, 80% yếu tố còn lại là do dinh dưỡng. Được biết, trại lợn của chị Phượng đã sử dụng cám Anco nhiều năm qua và gần đây có sử dụng cám có hệ men tiêu hóa Bio-Zeem™ đã thu được những kết quả vượt trội.
“Tôi thấy phân lợn không còn hôi như mọi khi nữa. Đó là vì các dưỡng chất được lợn tiêu hóa hấp thụ gần như hoàn toàn, chất dinh dưỡng sót lại trong phân rất ít. Lợn ăn nhiều, mạnh khỏe và giảm hẳn tình trạng ăn không tiêu hay tỷ lệ mắc các bệnh đường ruột”.
Sau tháng đầu tiên thì lô lợn thử nghiệm đạt trọng lượng mong đợi trước 7 ngày. Chị ước tính những lứa lợn sau có thể xuất chuồng sớm từ 11-14 ngày và sẽ tiết kiệm một lượng cám đáng kể.
Theo ông Đỗ Văn Hùng, người gắn bó với cám Con Cò trên 15 năm qua cũng đã dùng thử cám mới có Bio-Zeem™ cho đàn lợn, chia sẻ: “Tôi quan niệm, để lợn khỏe ngoài tiêm ngừa các loại bệnh dịch, lợn cần có sức đề kháng tốt để không bị các bệnh thông thường như bệnh đường ruột, bệnh hô hấp.
Mà muốn lợn có sức đề kháng tốt thì hệ tiêu hóa lợn phải khỏe bằng cách thường xuyên bổ sung men tiêu hóa cho lợn. Tôi thấy cám có men tiêu hóa Bio-Zeem™ rất hiệu quả, tiện lợi không chỉ giúp tôi bỏ qua bước trộn men vào cám thủ công trước đây mà còn tiết kiệm được tiền men.”
Như vậy, dù con đường đến với nghề chăn nuôi khác nhau nhưng mẫu số thành công chung của hai hộ chăn nuôi “tỷ phú” này ngoài niềm đam mê đều nằm ở sự chủ động: chủ động cập nhật kiến thức mới, chủ động tăng cường sức đề kháng cho lợn ngay từ những bữa ăn hàng ngày.
MaSan
Câu chuyện của những “tỷ phú nuôi lợn” sau là điển hình cho một thế hệ người chăn nuôi như thế.
Niềm đam mê mãnh liệt với con lợn
Nếu chỉ mới tiếp xúc qua, không ai ngờ người phụ nữ nhỏ bé Nguyễn Thị Kim Phượng (Mỹ Tho – Tiền Giang) là bà chủ của trang trại nuôi lợn với 500 lợn nái và 3.000 lợn thịt. “Khởi nghiệp” chỉ với 1 con lợn, không một đồng vốn và phải mượn đất đóng chuồng tạm bợ, chị lý giải sự thành công của mình: “nuôi lợn muốn khá thì phải “mê” nó”. Cái “mê” của chị chính là sự yêu thương, đặt hết tâm huyết của mình vào đàn lợn, xem chúng như “con” mình và cho lợn ăn những loại thức ăn tốt nhất, ngon nhất”.
Chính niềm đam mê mãnh liệt với nghề đã giúp các “tỷ phú” nuôi lợn vượt qua những thời điểm khó khăn nhất |
Lứa lợn đầu tiên, ông lỗ 300 triệu. Không chùn bước, ông tiếp tục đeo đuổi và năm sau… vẫn lỗ. Lần đầu tiên có lời thì cũng chỉ vỏn vẹn 50 triệu đồng. Nói về cơ ngơi với trại lợn gồm 300 lợn nái và gần 1.200 lợn thịt, ông tâm sự: “Trót mê con lợn quá nên tôi cũng quyết theo đến cùng. Không có đam mê, có lẽ tôi đã bỏ cuộc ngay tại thời điểm cả giới chăn nuôi lao đao vì dịch tai xanh, lở mồm long móng”.
Không được đào tạo bài bản trường lớp nhưng chính niềm đam mê đã thôi thúc ông Đỗ Văn Hùng tìm tòi và học hỏi không ngừng |
Học hỏi và áp dụng khoa học kỹ thuật là bí quyết thành công quan trọng nhất của hai trại chăn nuôi tư nhân này.
Thật ấn tượng khi chị Phượng dẫn chúng tôi thăm phòng thí nghiệm lưu trữ tinh lợn, máy siêu âm cho lợn nái,...
Thậm chí chị còn lắp đặt cả hệ thống camera để theo dõi các biểu hiện của lợn. Ngoài ra, chị còn cài đặt chương trình quản lý lợn, bấm thẻ cho lợn nái và quản lý lợn vô cùng tỉ mỉ ngay từ lúc lợn còn trong bụng mẹ đến khi xuất chuồng.
Chị Phượng nuôi lợn “mát tay” – mông nở, nạc nhiều, da hồng hào - nhờ nhanh nhạy áp dụng khoa học kỹ thuật |
Chị chia sẻ bí quyết là ngoài tiêm phòng nghiêm ngặt, 80% yếu tố còn lại là do dinh dưỡng. Được biết, trại lợn của chị Phượng đã sử dụng cám Anco nhiều năm qua và gần đây có sử dụng cám có hệ men tiêu hóa Bio-Zeem™ đã thu được những kết quả vượt trội.
“Tôi thấy phân lợn không còn hôi như mọi khi nữa. Đó là vì các dưỡng chất được lợn tiêu hóa hấp thụ gần như hoàn toàn, chất dinh dưỡng sót lại trong phân rất ít. Lợn ăn nhiều, mạnh khỏe và giảm hẳn tình trạng ăn không tiêu hay tỷ lệ mắc các bệnh đường ruột”.
Sau tháng đầu tiên thì lô lợn thử nghiệm đạt trọng lượng mong đợi trước 7 ngày. Chị ước tính những lứa lợn sau có thể xuất chuồng sớm từ 11-14 ngày và sẽ tiết kiệm một lượng cám đáng kể.
Thành công của chị Phượng đến từ sự việc chú trọng vào vấn đề dinh dưỡng cho lợn |
Mà muốn lợn có sức đề kháng tốt thì hệ tiêu hóa lợn phải khỏe bằng cách thường xuyên bổ sung men tiêu hóa cho lợn. Tôi thấy cám có men tiêu hóa Bio-Zeem™ rất hiệu quả, tiện lợi không chỉ giúp tôi bỏ qua bước trộn men vào cám thủ công trước đây mà còn tiết kiệm được tiền men.”
Ông Đỗ Văn Hùng quan niệm cần chủ động tăng cường sức đề kháng cho lợn ngay từ bữa ăn hằng ngày |
MaSan
Bình luận