• Zalo

Bí mật Olympic: Sao lại chạy ngược kim đồng hồ?

Thể thaoThứ Ba, 07/08/2012 06:20:00 +07:00Google News

(VTC News) - Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao các vận động viên hay cắn huy chương của mình khi nhận giải hay các cuộc chạy đua đều theo hướng ngược kim đồng hồ?

(VTC News) - Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao các vận động viên hay cắn huy chương của mình khi nhận giải hay các cuộc chạy đua đều theo hướng ngược kim đồng hồ?

Trong khi Olympic London đang sôi sục với những màn tranh tài của các vận động viên, thu hút được sự quan tâm của hàng chục triệu người trên thế giới. Nhưng có những thứ mà không phải ai cũng biết bên lề cuộc tranh tài này.

Dưới đây là vài điều nhỏ nhặt mà BBC tổng hợp được về những sự vật, sự việc bên lề của các cuộc thi mà có lẽ rất nhiều người rất ngạc nhiên khi đọc được.

1. Tại sao các vận động viên luôn chạy ngược kim đồng hồ?


Có nhiều giả thuyết đã được đưa ra như chiều quay của Trái Đất ảnh hưởng đến việc di chuyển của các vận động viên nên họ chạy ngược chiều đồng hồ để nhanh hơn. Cũng có người nói đa số các vận động viên thuận chân phải nên vào cua ngược kim đồng hồ sẽ thuận hơn.

Luôn là chạy ngược kim đồng hồ.

Tuy nhiên, lí do của nó rất đơn giản, khi thế vận hội hiện đại mới được tổ chức vài lần, năm 1908 nó được tổ chức tại London và thành viên Hoàng gia đã yêu cầu các vận động viên chạy ngược chiều đồng hồ để họ có tầm hình bao quát hơn.


2. Tại sao là đoàn Great Britain mà không phải đoàn United Kingdom

Về mặt địa lí, Great Britain là để chỉ đảo Anh bao gồm Anh, Xứ Wale và Scotland, trong khi đó United Kingdom còn có phần lãnh thổ Bắc Ireland.

Trong đoàn thể thao Vương quốc Anh dự Olympic vẫn có mặt các vận động viên đến từ Bắc Ireland, tuy nhiên Hiệp hội Olympic Anh quốc đã không chấp nhận việc đổi tên cho dù các nhà lãnh đạo thể thao Bắc Ireland đã không ít lần đề nghị. Đến nay, tên đoàn thể thao Vương quốc Anh vẫn giữ nguyên là Great Britain chứ không đổi thành United Kingdom.

Logo của đoàn thể thao Great Britain 

3. Hình xăm vòng tròn Olympic


Trong thế vận hội năm nay, có lẽ hình xăm các vòng tròn màu sắc của Olympic đã trở thành xu hướng thời trang của các vận động viên. Chúng ta có thể nhận thấy được nó xuất hiện rất nhiều trên cơ thể của những VĐV đến London tranh tài.

Những hình xăm vòng tròng Olympci xuất hiện rất nhiều ở thế vận hội năm nay 

4. Những con tem được sản xuất thần tốc


Mỗi vận động viên Anh đoạt huy chương vàng đều có một con tem riêng cho mình và hộp thư của họ ở quê cũng được sơn vàng.

Ngay sau khi vận động viên nhận huy chương, các nhiếp ảnh gia sẽ gửi ảnh về cho các nhà thiết kế tem của Thư tín Hoàng gia, ở đó chúng được chỉnh sửa và hoàn thiện. Sau đó mẫu tem được gửi đi nhà in và sáng hôm sau, hơn 500 bưu cục trên cả nước sẽ nhận được những con tem có in hình vận động viên đoạt huy chương vàng để bán cho khách hàng.

Tay đua Ben Ainslie của Anh và con tem của anh sau khi giành HCV 

5. Tại sao tiếng Pháp lại là ngôn ngữ chính thức của Olympic

Tại lễ khai mạc Olympic, tất cả các bài phát biểu đều được đọc bằng tiếng Pháp sau đó mới là tiếng Anh. Đó không phải vì tiếng Pháp là ngôn ngữ dành cho ngoại giao như nhiều người nhầm tưởng.

Lí do của nó là Baron de Coubertin, một công dân Pháp quê ở Lausanne là người đầu tiên mang Olympic hiện đại quay trở lại vào những năm 1890 chứ không phải là người Anh. Vì vậy tiếng Pháp được ưu tiên là ngôn ngữ chính trong mọi kì thế vận hội.

Tiếng Pháp là ngôn ngữ chính của các kì Olympic 

6. Các vận động viên rất thích làm dáng trước camera

Điều này có thể dễ dàng nhận ra trong các môn điền kinh, điển hình là chạy ở các cự li khác nhau. Mặc dù có thể trông rất buồn cười ở thời điểm cán đích, khi mà các cơ bắp đang phải vận động hết sức.

Nhưng chẳng lâu sau, các vận động viên luôn nhìn và chỉ tay về phía máy quay. Đó có thể là hành động gầm gừ như một con thú của Yohan Blake hay động tác bắt chước tia chớp của Usain Bolt.

Làm dáng trước máy quay 

7. Ai cũng thích cắn huy chương

Đây là một hành động có lịch sử lâu đời khi các nhà buôn phương Tây dùng cách đó để kiểm tra những đồng vàng. Nó sẽ để lại dấu răng trên đồng tiền nếu là vàng thật và giờ đây cắn và hôn là 2 hành động được các vận động viên sử dụng nhiều nhất với các huy chương của mình.

Tuy nhiên, đôi khi hành động này cũng tạo ra những tình huống đáng cười. Vào thế vận hội mùa đông năm 2010, một vận động viên bắn súng của Đức đã bị mẻ răng sau khi cắn quá mạnh vào chiếc huy chương đồng của mình.

Theo BBC, mỗi chiếc huy chương vàng của Olympic London 2012 có hàm lượng vàng nguyên chất là 1.34%.

Thử vàng ở Olympic 

8. Thẻ đen

Đối với các cầu thủ bóng đá cũng như người hâm mộ túc cầu, thẻ vàng và thẻ đỏ là những vật dụng quá quen thuộc trên sân.

Tuy nhiên, khi đến với Olympic các bạn sẽ được tiếp xúc với một khái niệm mới là thẻ đen. Đây là vận dụng được các trọng tài sử dụng trong 2 môn thể thao cầu lông và đấu kiếm để truất quyền thi đấu của vận động viên.

Thẻ đen truất quyền thi đấu từng được sử dụng trong trận scandal đôi nữ Hàn Quốc - Trung Quốc.

Tùng Đinh

Bình luận
vtcnews.vn