(VTC News)- Theo kết luận thanh tra của Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐ-TB-XH), ngoài những sai phạm trong tuyển sinh, tuyển dụng, trường ĐH Lao động Xã hội còn mắc hàng loạt sai phạm tài chính.
Kết luận thanh tra của Bộ LĐ-TB-XH đã khẳng định nội dung cố cáo trường ĐH Lao động Xã hội sử dụng tiền học phí không đúng quy định, không nộp kho bạc theo quy định.
Trường giải trình do nguồn kinh phí được ngân sách cấp hạn hẹp, nhu cầu chi lớn, số tiền sinh viên nộp không tập trung nên thu chủ yếu đáp ứng nhu cầu chi trực tiếp do đó không nộp vào Kho bạc theo quy định.
Trường thực hiện việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức và người lao động khi chưa cân đối thu - chi (chi trước) là chưa phù hợp với quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Trường giải trình do nguồn kinh phí được ngân sách cấp hạn hẹp, nhu cầu chi lớn, số tiền sinh viên nộp không tập trung nên thu chủ yếu đáp ứng nhu cầu chi trực tiếp do đó không nộp vào Kho bạc theo quy định.
Trường thực hiện việc chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, viên chức và người lao động khi chưa cân đối thu - chi (chi trước) là chưa phù hợp với quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngoài những sai phạm trong tuyển sinh, tuyển dụng, trường ĐH LĐXH còn mắc nhiều sai phạm trong chi tiêu tài chính (Ảnh minh họa) |
Bênh cạnh đó, việc nhà trường chi tiền cho ông Nguyễn Anh Tấn, bà Nguyễn Thị Huệ và ông Lê Văn Chính đi học ở nước ngoài không đúng quy định.
Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường quy định hỗ trợ 100% học phí mức cao nhất trong khung học phí theo quy định của Thủ tướng Chính phủ cho các giảng viên, cán bộ của Trường học nghiên cứu sinh.
Căn cứ các chứng từ, sổ kế toán, ông Nguyễn Anh Tấn đã được Trường hỗ trợ 32.355.000đồng, bà Nguyễn Thị Huệ được trường hỗ trợ 73.879.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi có ý kiến của Bộ GD&ĐT về việc chưa có cơ sở để công nhận bằng tiến sĩ của ông Nguyễn Anh Tấn và bà Nguyễn Thị Huệ thì cả hai cán bộ này đã nộp lại toàn bộ số tiền hỗ trợ nêu trên.
Đối với trường hợp của ông Lê Văn Chính được Trường Kỹ nghệ I (nay là cơ sở Sơn Tây thuộc Trường Đại học Lao động – Xã hội) hỗ trợ số tiền 5.000.000đồng. Tuy nhiên, sau khi có ý kiến của Bộ GD&ĐT về việc chưa có cơ sở để công nhận bằng Thạc sỹ đối với ông Lê Văn Chính, ông Lê Văn Chính đã nộp lại cơ sở Sơn Tây số tiền 5 triệu đồng.
Ngoài ra, việc thanh toán tiền biên soạn giáo trình đối với ông Nguyễn Tiệp cũng có nhiều sai phạm.
Ông Nguyễn Tiệp là chủ biên và đồng chủ biên 6 cuốn giáo trình. Kết quả kiểm tra cho thấy, tổng giá trị thanh toán cho ông Nguyễn Tiệp là 316.820.000 đồng, chi sai (thừa) cho ông Nguyễn Tiệp 9.300.000 đồng.
Về mặt tài chính, nhà trường vẫn tiếp tục có sai phạm khi trường ĐH LĐXH còn sử dụng Biên lai thu học phí tự in khi chưa có văn bản đồng ý của Cục Thuế Hà Nội là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, trao đổi với báo chí trước khi có kết luận thanh tra, nguyên Hiệu trưởng ĐH Lao động Xã hội, ông Nguyễn Tiệp khẳng định những sai phạm của trường là không lớn.
Bộ LĐ-TB-XH yêu cầu nhà trường kiểm điểm trách nhiệm nghiêm túc, nhanh chóng trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày lãnh đạo Bộ ký quyết định (14/11/2011).
Tin liên quan
Phạm Thịnh
Bình luận