• Zalo

Bi kịch V.Hải Phòng: Đừng hỏi, chuyện 'người lớn'

Thể thaoThứ Năm, 20/09/2012 03:56:00 +07:00Google News

Quá nhiều những vô lý nhưng khi tìm hiểu thì lại chẳng biết ai là người quyết định, chịu trách nhiệm cả.

5 năm từ XM.Hải Phòngđến V.Hải Phòng, mùa nào cũng thay máu và cho một loạt cầu thủ ra đi để lấy mớivề. Đến mùa giải này, người ta mới giật mình nhận ra một thực tế: Nhiều thờiđiểm, ở Lạch Tray mà V.Hải Phòng là chủ nhà, họ không có cầu thủ “người HảiPhòng” nào trên sân, trừ đội trưởng Minh Châu vốn ăn tập từ nhỏ nhưng là ngườiQuảng Ninh.

>> Kì 1: Bi kịch V.Hải Phòng: Chữa cháy, chết cháy&một tấm bia

Ở cuộc họp mổ xẻ thấtbại của V.Hải Phòng gần đây Lãnh đạo câu lạc bộ đã đưa ra kết luận: bộ phậnđiều hành mà đứng đầu là Giám đốc điều hành Bùi Đình Hùng và phó GĐ Phạm Thanh Tuấn, nhữngngười vốn chỉ đi theo đội bóng hỗ trợ chứ không có thực quyền gì và thậm chícòn không có trong danh sách chia thưởng, bị “ép” phải đứng ra xin nhận tráchnhiệm và điều chuyển công việc.

Ông Hải 'lơ' không trục nổi con tàu đắm

Người ta cũng chẳng biết đổ lỗi cho ai, khi HLVNguyễn Đình Hưng – người cùng đứng ra lấy người, chuẩn bị lực lượng và chuyênmôn trước V.League 2012 đã được cho nghỉ từ đầu mùa. HLV Lê Thụy Hải thì cũng“bỏ chạy” sau khi hết giải và làm sao có thể trút tội lên đầu ông, khi chínhChủ tịch Trần Duy Sơn đích thân mời ông Hải về, trao quyền sinh quyền sát và rasức bảo vệ. 

Ở cuộc họp bàn giữa SởThể thao với lãnh đạo thành phố về tương lai bóng đá cách đây không lâu, ngườita đưa ra 2 phương án để khắc phục hậu quả sau khi V.Hải Phòng xuống hạng: Bỏtiền ra mua suất V.League và nuôi một đội bóng mới toanh song song với đội hạngNhất vẫn do Vicem chịu trách nhiệm.

Thế nhưng trước những câu hỏi như  ai mua, mua như thế nào, tiền ở đâu ra và aisẽ chịu trách nhiệm điều hành, quản lý… thì tất cả nhìn nhau rồi im lặng.

 Đội trưởng Minh Châu chỉ thi đấu bằng tinh thần
Kỳ lạ, có rất nhiềunhững câu chuyện lạ lùng chỉ có ở Hải Phòng như thế. Và bao năm nay, nhữngchuyện vô lý vẫn ngang nhiên tồn tại trong lòng bóng đá Hải Phòng. Chẳng ai cótrách nhiệm và có muốn truy trách nhiệm cũng khó vì chẳng biết bấu víu, túm vàoai.

Câu chuyện thứ nhất:Sống chết mặc bay

Không ở đâu lại có nhiềuchuyện đau lòng và bất công như bóng đá Hải Phòng, khi công tác đào tạo trẻ vàcách mà người ta đối xử với bóng đá trẻ giống như một đứa con ghẻ.

Khi XM.Hải Phòng vào làmbóng đá, có một điều khoản khá kỳ dị: Họ chỉ nhận và chịu trách nhiệm về đội 1.Xi măng không nhận các tuyến trẻ và chỉ đến khi gia đình của mấy chục cầu thủcó con ăn tập bao năm đến lứa tuổi 19, 20 thì bị ném ra đường nên nộp đơn kêucứu khắp nơi, họ mới chấp nhận nuôi đội U.21. Còn tất cả từ các lứa trẻ bêndưới do Trung tâm đào tạo bóng đá thuộc Sở TDTT quản lý.

Niềm vui hiếm hỏi ở Hải Phòng (Ảnh: Quang Minh)

Khi XM.Hải Phòng chơikiểu trên tiền và khiến cả làng bóng đá Việt sốc với kiểu “họp trước, sau trậngì cũng có tiền”, một HLV làm trẻ từng quy đổi mà như ước ao về những bữa ăn,quần áo hay đôi giầy, quả bóng cho các cháu so với những bát yến hồng trángmiệng mà không ít cầu thủ đội 1 bỏ dở.

Khi mà đội 1 được chăm lo đến tận răng,đi đá bóng toàn ở khách sạn 5 sao thì những câu chuyện cười ra nước mắt đạiloại mấy lứa trẻ tranh nhau tập ở cái mặt sân xấu hơn mặt ruộng khiến bao cháugãy chân, 2 lần Hải Phòng chịu nộp phạt vì rút lui không tham dự vòng loại các giải trẻdo thiếu người và thiếu tiền, đội U.21 đi đá giữa trưa hè chế độ chỉ có 1 thùngnước suối hay thấy U.17, U.19 Hải Phòng ra sân nhiều đối thủ tưởng đội “Liênhiệp quốc” do thấy đủ cả màu áo của M.U, AC Milan, tuyển Anh lẫn XM.Hải Phòngdo không có đồng phục… kể cả ngày không hết.

Có lãnh đạo của Sở Thể thao đã thốtlên trong cuộc họp chính thức: “ Bóng đá Hải Phòng hiện tại tụt hậu hơn cả… TháiBình, Hải Dương ”.

Không có tiền, không ailo và các HLV đi hết trong khi các tuyến trẻ không đủ đầu vào hay chỉ hoạt độngduy trì cho có do phụ huỳnh sợ con hỏng không cho theo tập, cầu thủ trẻ nếukhông rơi rụng thì gia đình tự bỏ tiền xin cho con đi đội khác đầu quân. Và rấtkhó tin là đến tận bây giờ, cả Hải Phòng không có nổi một cái sân tập đủ tiêuchuẩn về kích thước và mặt cỏ cho các tuyến trẻ.

Câu chuyện thứ hai: Cánhcửa bị bít và cái mặt ruộng Lạch Tray

Năm 2008 khi Xi măng HảiPhòng được chuyển giao quyền quản lý, điều hành đội bóng, việc đầu tiên họ làmlà bịt cánh cửa thông giữa Sở TDTT với khuôn viên sân Lạch Tray. Mọi liên hệvới “chế độ cũ” bị cắt đứt và thậm chí người ta còn yêu cầu nếu ai muốn theoXM.hải Phòng thì chấp nhận bỏ hết, kể cả biên chế.

Sân Lạch Tray xuống cấp trầm trọng

Bởi bị cách ly khỏi mọihoạt động bóng đá đỉnh cao nên mối quan hệ giữa Xi măng và Sở TDTT như mặttrăng mặt trời. Thế nên mới có chuyện khi bết bát ở cuối mùa 2011, V.Hải Phòngbung tiền, cầu cứu các mối quan hệ cũ và đội bóng được cứu bởi ban chống xuốnghạng rồi người của bóng đá khôi phục quyền lực, cuộc chiến được đẩy lên một nấcmới. V.Hải Phòng bị làm khó dễ, đến mức cả tuần chỉ được tập làm quen sân LạchTray 2 buổi như một đội khách bình thường.

Chuyện về cái sân LạchTray mùa này nát bét cùng dàn đèn sáng có vài bóng, căn nguyên cũng bởi ngườilớn “đánh nhau”. V.Hải Phòng chỉ được giao quản lý mặt sân, đến mùa này bị đòilại nên muốn bỏ tiền ra sửa cũng không được trong khi lại nhất quyết không chitiền cho phía Sở xử lý. Thế nên cứ mặc kệ và chỉ đến khi VPF cảnh báo có thểcấm V.Hải Phòng thi đấu sân nhà, người ta mới chấp nhận sửa cho tử tế.   

Câu chuyện thứ ba: Tráchnhiệm? Chẳng ông nào tên là trách nhiệm

“Tôi xin khẳng định, tôikhông phải người lấy các cầu thủ về ở đội bóng…”. Lần đầu tiên và cũng là duynhất, HLV Nguyễn Đình Hưng lên tiếng về những lùm xùm quanh việc cho đi mộtloạt để lấy về ồ ạt như cách tiêu tiền hiệu quả nhất, cũng đúng là ngày ôngnhận quyết định sa thải.

HLV Nguyễn Đình Hưng thất bại thảm hại ở V.Hải Phòng (Ảnh:VSI)

Khi V.Hải Phòng sốt vólo trụ hạng mùa 2011, họ đã bỏ ra cả đống tiền ký xong với 3 ngoại binh củaSLNA.

Người có nhiều đóng góp nhất trong chiến dịch trụ hạng là trung vệ BậtHiếu dù còn hợp đồng và muốn gắn bó với đội bị đẩy ra đi, cũng giống rất nhiềucầu thủ trẻ, có khả năng đào tạo, sử dụng bao năm mới đào tạo được lại được bậtđèn xanh hay cho ra đường để nhường chỗ cho những Văn Ngân, Hoàng Đức, HữuHùng… về Lạch Tray với những bản hợp đồng tiền tỷ.

Quá nhiều những vô lý nhưngkhi tìm hiểu thì lại chẳng biết ai là người quyết định, chịu trách nhiệm cả.

Trách nhiệm, đó là thứmà ở Hải Phòng người ta sợ nhất. Thế nên mới có chuyện lập chiến dịch giải cứuV.Hải Phòng mùa này, lãnh đạo bật đèn xanh cho tăng cường lực lượng và chấpnhận bung tiền khi cò Đại của Sài Gòn.XT ngỏ ý cho mượn Nsi và Nguyễn Rogeriovới cái giá 20 tỷ.

Tinh thần là thế khi bắt tay vào, tất cả những bên liên quanđều rụt lại. Bởi tiền đâu ra và tiêu như thế nào, khi người nào quyết sẽ phảichịu trách nhiệm. Cuối cùng, V.Hải Phòng lấy về được Anh Tuấn nhờ N.Sài Gònbuông và lão tướng Văn Hiển do chi phí thấp. 

Và câu chuyện buồn:V.Hải Phòng không còn là của Hải Phòng

5 năm từ XM.Hải Phòngđến V.Hải Phòng, mùa nào cũng thay máu và cho một loạt cầu thủ ra đi để lấy mớivề. Đến mùa giải này, người ta mới giật mình nhận ra một thực tế: Nhiều thờiđiểm, ở Lạch Tray mà V.Hải Phòng là chủ nhà, họ không có cầu thủ “người HảiPhòng” nào trên sân, trừ đội trưởng Minh Châu vốn ăn tập từ nhỏ nhưng là ngườiQuảng Ninh.

Ai đưa V.Hải Phòng 'về với đất' (Ảnh: VTC)

Rơi rớt hết từ trụ cột,đá chính đến dự bị và nhìn vào đội hình với 3/4 thường xuyên ra sân là những cầuthủ đâu đâu, người ta chẳng còn nhận ra đó là đội bóng của Hải Phòng. Và cáichất Hải Phòng ít nhiều cũng giống như một thương hiệu, cuối cùng cũng hết.

Đóquả thực là nỗi đau, hệt như nỗi đau của chảo lửa Lạch Tray ngày nào giờ vắngnhư Chùa bà Đanh sau những trận thua mất mặt, mất hết cả thể diện lẫn tự trọngngay trên sân nhà. Nó cũng giống nỗi đau những CĐV ngông cuồng kéo lên Hà Nộitrận đấu cuối để “trẩy hội ùn ùn kéo Kiên “nùn” xuống hạng” phải gậm nhấm khibẽ bàng ra về với 5 bàn thua và nhận ra thực tế: làm sao có thể đòi hỏi danhdự, tự hào hay khả năng chiến đấu ở những cầu thủ đá thuê mà quan trọng nhất làtiền chứ không phải màu cờ sắc áo.

KỲ 3: Bóng đá “nhiệm kỳ”và cái giá phải trả


Bạch Đàn-Giang Anh(Thể thao 24h)

Bình luận
vtcnews.vn