Hiện nguồn gốc và lai lịch bộ xương kỳ lạ này vẫn là một bí ẩn vì chưa có bất cứ cơ quan chức năng nào khai quật và nghiên cứu.
Một bộ xương người bị thạch nhũ bao trùm, ước tính có tuổi đời hàng nghìn năm, nằm ngay lối vào của một hang đá, vô tình được một người dân phát hiện đã gây chấn động thị trấn Minh Tân, Kinh Môn, Hải Dương thời gian qua. Hiện nguồn gốc và lai lịch bộ xương kỳ lạ này vẫn đang là một bí ẩn vì chưa có bất cứ cơ quan chức năng nào khai quật và nghiên cứu. Trong khi đó, bộ xương lại đang có nguy cơ bị "biến mất" do việc khai thác đá của các công ty xi măng gần đó.
Trong một lần trò chuyện, sư thầy Thích Đàm Mơ - trụ trì chùa Nhẫm Dương thuộc xã Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương đã kể cho chúng tôi nghe về một bộ xương hóa thạch đã bị thạch nhũ bao trùm, tồn tại trong một hang đá, cách chùa chừng 4km.
Trước những thông tin đầy thú vị mà vị sư già kể, chúng tôi đã quyết định tìm đến tận nơi để xem rõ thực hư. Với sự dẫn dắt của anh Trần Khắc Quyền - cán bộ văn hóa thị trấn Minh Tân, phải băng qua hàng chục đoạn đường núi quanh co, nham nhở, bụi bay mịt mù... chúng tôi mới đến được hang đá có chứa bộ xương hóa thạch kỳ lạ.
Người dân gọi tên khu núi đá nơi đây là khu Vạn Lò và hang động có chứa bộ xương hóa thạch là hang Dê. Sở dĩ có tên gọi này là vì trước đây, hang động này được người dân ở thị trấn Minh Tân tận dụng làm hang nuôi dê. Tuy nhiên, kể từ ngày phát hiện ra bộ xương hóa thạch, hang đã bị bỏ hoang.
Chính vì không có người ở nên hang Dê trở thành một nơi hoang lạnh, vắng vẻ đến rợn người. Để đi được vào hang Dê, chúng tôi phải len qua một ngôi nhà đá cũ kỹ đã mất phần mái, một chiếc giếng đá nhỏ đã cạn nước, hàng chục cây nhãn và na cằn cỗi lẫn trong hàng trăm loại cỏ hoang. Xung quanh khu vực này, không hề có bóng dáng của bất kỳ một nhà dân nào.
Theo giải thích của anh Trần Khắc Quyền: Khu vực này có rất nhiều núi đá tự nhiên đẹp. Tuy nhiên, do các khu núi đá này đã được bán cho nhà máy xi măng Hoàng Thạch để khai thác đá làm xi măng nên cảnh quan đã bị phá vỡ đi rất nhiều. Thêm vào đó, bom mìn nổ liên tục làm đất đá văng khắp nơi nên các đoạn đường đi vào khu vực này đều trở nên nguy hiểm. Đó cũng là lý do khiến khu vực hang Dê trở nên hoang vắng, tiêu điều.
Cảnh tượng hiện ra trước mắt khi chúng tôi vừa đặt chân đến đây là một hang động tương đối nhỏ, không rộng và sâu như tưởng tượng ban đầu. Bên trái hang động là một bệ thờ nhỏ bằng bê tông, bên trong bệ thờ vẫn còn nguyên một nải chuối xanh, mấy quả cam và lọ hoa tươi.
Theo suy đoán của anh Quyền thì đây có lẽ là lễ vật của người dân nào đó ở dưới thị trấn hoặc của gia đình người đã vô tình tìm thấy khối xương hóa thạch này. Điều đặc biệt, quan sát kỹ thì trong lòng hang chỉ duy nhất chỗ có bộ xương hóa thạch là có sự xuất hiện của thạch nhũ, còn lại là đá xanh kết tinh.
Anh Quyền cho hay, khối xương hóa thạch này do một người dân tên là Trương Văn Nỏ (51 tuổi) chuyên chế tác đá cảnh ở Bích Nhôi thuộc thị trấn Minh Tân tìm thấy cách đây 2 năm. Ông Nỏ trong một lần cùng con trai đi tìm đá mồ côi (đá tự nhiên có dáng đẹp) để về làm cảnh thì vô tình phát hiện trước cửa hang Dê này có một khối thạch nhũ rất đẹp. Hai cha con mừng như vớ được vàng nên từ sáng sớm tinh mơ đã lặng lẽ vác búa đinh, đục, cuốc... lên đây định bụng sẽ đào xong khối đá này về khi trời vừa sáng.
Tuy nhiên, chỉ mới khoảng 5 nhát cuốc đầu tiên, những thạch nhũ rất cứng từ khối đá bị vỡ vụn, rơi ra. Trong ánh sáng lờ mờ buổi sớm mai, anh con trai cứ nghĩ đó là đá hoặc rễ cây nên vẫn tiếp tục dùng đục để đục. Đục được một lúc thì người cha phát hiện có một số răng người có màu trắng rơi ra cùng thạch nhũ.
Lúc này cả hai cha con mới hoảng hồn dừng tay, cầm đèn pin soi lên đống thạch nhũ vừa rơi ra thì quả đúng là răng người. Dọi đèn pin vào khối thạch nhũ thì khối thạch nhũ đã xuất hiện nhiều vết rạn nứt để lộ những ống xương trắng. Quá sợ hãi, cả hai cha con ông Nỏ dừng tay...
Xương của người Việt cổ?
Bỏ dở câu chuyện, anh Quyền đến bên bệ thờ, rút ba nén hương thắp vào bát hương còn đầy ắp chân hương. Xong việc, anh chỉ tay về phía dưới bệ thờ và kể tiếp: "Ngày xưa, người chăn dê ở đây hàng bao nhiêu năm nhưng vẫn không hề biết trong khối thạch nhũ này là một bộ xương người.
Ngày mới phát hiện ra, người dân hiếu kỳ kéo nhau đến đây xem đông lắm. Cả thị trấn đang yên bình bỗng trở nên xôn xao. Sau này, có thể vì sợ điều gì đó nên cha con ông Nỏ đã tự tay xây bệ thờ này để thờ người quá cố. Ngay dưới bệ thờ này chính là bộ xương đã bị bao trùm thạch nhũ. Từ ngày có bệ thờ, người dân ở dưới thị trấn vẫn mang hương hoa đến đây thắp hương".
Như để có thêm bằng chứng cho những lời kể của mình, anh Quyền dắt chúng tôi đến xưởng chế tác đá của ông Trương Văn Nỏ. Lúc chúng tôi đến, ông Nỏ vẫn đang dang dở việc chế tác đá, người ông bám từng lớp bụi dày từ mặt đến chân.
Ông Nỏ cho hay, lúc nhìn thấy xương và răng rơi ra từ khối đá thì cả hai cha con ông không dám đào bới gì thêm nhưng vẫn nhặt từng mảnh thạch nhũ rơi ra xem kỹ lưỡng. Xương khi rơi ra vẫn bám rất chặt vào thạch nhũ.
Và từ những gì quan sát thấy, ông Nỏ nhận định, trong khối thạch nhũ tồn tại hai bộ xương của một người đàn ông và một người đàn bà. Sở dĩ nhận định như thế là vì có hai loại xương khác nhau, một loại xương có màu trắng rất nặng (xương đàn ông) và một loại xương màu thâm rất nhẹ (xương đàn bà).
Lúc đầu ông Nỏ và gia đình định khai quật bộ xương này lên cho vào tiểu sành rồi mang vào an táng phía sau một chùa gần nhà. Nhưng trong một lần GS. Nguyễn Lân Cường công tác qua đây, hay biết câu chuyện, giáo sư đã khuyên ông nên để nguyên hiện trường để sau này các đoàn khảo cổ có thể về nghiên cứu nên ông Nỏ đã để lại.
"Tôi chỉ dám xây cái bệ thờ lên trên để có chỗ hương khói người ta cho tử tế mà thôi. Với lại, việc khai quật cũng sợ làm chấn động đến hai người nằm ở đó nữa. Bây giờ, ngày rằm hay mùng một là vợ con tôi và những người dân quanh vùng vẫn đến thắp hương đầy đủ" - ông Nỏ nói.
Ông Nỏ cũng thật thà thừa nhận, từ khi phát hiện ra hai bộ hài cốt và xây xong bệ thờ gia đình ông làm ăn khấm khá hẳn lên. Bản thân ông cũng từng chứng kiến nhiều sự việc rất kỳ lạ dù ông hoàn toàn không tin vào mấy chuyện tâm linh.
Một bộ xương người bị thạch nhũ bao trùm, ước tính có tuổi đời hàng nghìn năm, nằm ngay lối vào của một hang đá, vô tình được một người dân phát hiện đã gây chấn động thị trấn Minh Tân, Kinh Môn, Hải Dương thời gian qua. Hiện nguồn gốc và lai lịch bộ xương kỳ lạ này vẫn đang là một bí ẩn vì chưa có bất cứ cơ quan chức năng nào khai quật và nghiên cứu. Trong khi đó, bộ xương lại đang có nguy cơ bị "biến mất" do việc khai thác đá của các công ty xi măng gần đó.
Trong một lần trò chuyện, sư thầy Thích Đàm Mơ - trụ trì chùa Nhẫm Dương thuộc xã Duy Tân, Kinh Môn, Hải Dương đã kể cho chúng tôi nghe về một bộ xương hóa thạch đã bị thạch nhũ bao trùm, tồn tại trong một hang đá, cách chùa chừng 4km.
Anh Trần Khắc Quyền - cán bộ văn hóa thị trấn Minh Tân bên cạnh bệ thờ nhỏ do ông Nỏ xây nên. |
Trước những thông tin đầy thú vị mà vị sư già kể, chúng tôi đã quyết định tìm đến tận nơi để xem rõ thực hư. Với sự dẫn dắt của anh Trần Khắc Quyền - cán bộ văn hóa thị trấn Minh Tân, phải băng qua hàng chục đoạn đường núi quanh co, nham nhở, bụi bay mịt mù... chúng tôi mới đến được hang đá có chứa bộ xương hóa thạch kỳ lạ.
Người dân gọi tên khu núi đá nơi đây là khu Vạn Lò và hang động có chứa bộ xương hóa thạch là hang Dê. Sở dĩ có tên gọi này là vì trước đây, hang động này được người dân ở thị trấn Minh Tân tận dụng làm hang nuôi dê. Tuy nhiên, kể từ ngày phát hiện ra bộ xương hóa thạch, hang đã bị bỏ hoang.
Chính vì không có người ở nên hang Dê trở thành một nơi hoang lạnh, vắng vẻ đến rợn người. Để đi được vào hang Dê, chúng tôi phải len qua một ngôi nhà đá cũ kỹ đã mất phần mái, một chiếc giếng đá nhỏ đã cạn nước, hàng chục cây nhãn và na cằn cỗi lẫn trong hàng trăm loại cỏ hoang. Xung quanh khu vực này, không hề có bóng dáng của bất kỳ một nhà dân nào.
Theo giải thích của anh Trần Khắc Quyền: Khu vực này có rất nhiều núi đá tự nhiên đẹp. Tuy nhiên, do các khu núi đá này đã được bán cho nhà máy xi măng Hoàng Thạch để khai thác đá làm xi măng nên cảnh quan đã bị phá vỡ đi rất nhiều. Thêm vào đó, bom mìn nổ liên tục làm đất đá văng khắp nơi nên các đoạn đường đi vào khu vực này đều trở nên nguy hiểm. Đó cũng là lý do khiến khu vực hang Dê trở nên hoang vắng, tiêu điều.
Cảnh tượng hiện ra trước mắt khi chúng tôi vừa đặt chân đến đây là một hang động tương đối nhỏ, không rộng và sâu như tưởng tượng ban đầu. Bên trái hang động là một bệ thờ nhỏ bằng bê tông, bên trong bệ thờ vẫn còn nguyên một nải chuối xanh, mấy quả cam và lọ hoa tươi.
Theo suy đoán của anh Quyền thì đây có lẽ là lễ vật của người dân nào đó ở dưới thị trấn hoặc của gia đình người đã vô tình tìm thấy khối xương hóa thạch này. Điều đặc biệt, quan sát kỹ thì trong lòng hang chỉ duy nhất chỗ có bộ xương hóa thạch là có sự xuất hiện của thạch nhũ, còn lại là đá xanh kết tinh.
Anh Quyền cho hay, khối xương hóa thạch này do một người dân tên là Trương Văn Nỏ (51 tuổi) chuyên chế tác đá cảnh ở Bích Nhôi thuộc thị trấn Minh Tân tìm thấy cách đây 2 năm. Ông Nỏ trong một lần cùng con trai đi tìm đá mồ côi (đá tự nhiên có dáng đẹp) để về làm cảnh thì vô tình phát hiện trước cửa hang Dê này có một khối thạch nhũ rất đẹp. Hai cha con mừng như vớ được vàng nên từ sáng sớm tinh mơ đã lặng lẽ vác búa đinh, đục, cuốc... lên đây định bụng sẽ đào xong khối đá này về khi trời vừa sáng.
Dưới bệ thờ này chính là nơi bộ xương tồn tại trong suốt một thời gian dài. |
Tuy nhiên, chỉ mới khoảng 5 nhát cuốc đầu tiên, những thạch nhũ rất cứng từ khối đá bị vỡ vụn, rơi ra. Trong ánh sáng lờ mờ buổi sớm mai, anh con trai cứ nghĩ đó là đá hoặc rễ cây nên vẫn tiếp tục dùng đục để đục. Đục được một lúc thì người cha phát hiện có một số răng người có màu trắng rơi ra cùng thạch nhũ.
Lúc này cả hai cha con mới hoảng hồn dừng tay, cầm đèn pin soi lên đống thạch nhũ vừa rơi ra thì quả đúng là răng người. Dọi đèn pin vào khối thạch nhũ thì khối thạch nhũ đã xuất hiện nhiều vết rạn nứt để lộ những ống xương trắng. Quá sợ hãi, cả hai cha con ông Nỏ dừng tay...
Xương của người Việt cổ?
Bỏ dở câu chuyện, anh Quyền đến bên bệ thờ, rút ba nén hương thắp vào bát hương còn đầy ắp chân hương. Xong việc, anh chỉ tay về phía dưới bệ thờ và kể tiếp: "Ngày xưa, người chăn dê ở đây hàng bao nhiêu năm nhưng vẫn không hề biết trong khối thạch nhũ này là một bộ xương người.
Ngày mới phát hiện ra, người dân hiếu kỳ kéo nhau đến đây xem đông lắm. Cả thị trấn đang yên bình bỗng trở nên xôn xao. Sau này, có thể vì sợ điều gì đó nên cha con ông Nỏ đã tự tay xây bệ thờ này để thờ người quá cố. Ngay dưới bệ thờ này chính là bộ xương đã bị bao trùm thạch nhũ. Từ ngày có bệ thờ, người dân ở dưới thị trấn vẫn mang hương hoa đến đây thắp hương".
Như để có thêm bằng chứng cho những lời kể của mình, anh Quyền dắt chúng tôi đến xưởng chế tác đá của ông Trương Văn Nỏ. Lúc chúng tôi đến, ông Nỏ vẫn đang dang dở việc chế tác đá, người ông bám từng lớp bụi dày từ mặt đến chân.
Ông Nỏ cho hay, lúc nhìn thấy xương và răng rơi ra từ khối đá thì cả hai cha con ông không dám đào bới gì thêm nhưng vẫn nhặt từng mảnh thạch nhũ rơi ra xem kỹ lưỡng. Xương khi rơi ra vẫn bám rất chặt vào thạch nhũ.
Và từ những gì quan sát thấy, ông Nỏ nhận định, trong khối thạch nhũ tồn tại hai bộ xương của một người đàn ông và một người đàn bà. Sở dĩ nhận định như thế là vì có hai loại xương khác nhau, một loại xương có màu trắng rất nặng (xương đàn ông) và một loại xương màu thâm rất nhẹ (xương đàn bà).
Lúc đầu ông Nỏ và gia đình định khai quật bộ xương này lên cho vào tiểu sành rồi mang vào an táng phía sau một chùa gần nhà. Nhưng trong một lần GS. Nguyễn Lân Cường công tác qua đây, hay biết câu chuyện, giáo sư đã khuyên ông nên để nguyên hiện trường để sau này các đoàn khảo cổ có thể về nghiên cứu nên ông Nỏ đã để lại.
"Tôi chỉ dám xây cái bệ thờ lên trên để có chỗ hương khói người ta cho tử tế mà thôi. Với lại, việc khai quật cũng sợ làm chấn động đến hai người nằm ở đó nữa. Bây giờ, ngày rằm hay mùng một là vợ con tôi và những người dân quanh vùng vẫn đến thắp hương đầy đủ" - ông Nỏ nói.
Ông Nỏ cũng thật thà thừa nhận, từ khi phát hiện ra hai bộ hài cốt và xây xong bệ thờ gia đình ông làm ăn khấm khá hẳn lên. Bản thân ông cũng từng chứng kiến nhiều sự việc rất kỳ lạ dù ông hoàn toàn không tin vào mấy chuyện tâm linh.
Hà Tùng Long – GĐ&XH
Bình luận