Khoảng 22h ngày 2/1, Tổ công tác Đội CSGT tuần tra dẫn đoàn thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM ra quân, lập chốt trên đường ngã tư Phạm Văn Đồng – Lê Quang Định (quận Bình Thạnh) kiểm tra, xử lý các phương tiện vi phạm về nồng độ cồn sau khi Nghị định 100/2019 có hiệu lực.
Sau hơn 1 giờ chốt chặn, nhiều tài xế lái xe máy có nghi vấn sử dụng rượu, bia khi lái xe được mời vào đo nồng độ cồn. Trong 10 trường hợp được mời vào thì 4 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Anh Lê Đồng S. (quê Quảng Trị) có nồng độ cồn 0,25mg/lít khí thở. Với vi phạm này, anh bị phạt 2,5 triệu đồng, tước bằng lái 7 ngày.
Anh S. nói có biết luật cấm người uống bia rượu lái xe nhưng hôm nay sinh nhật bạn nên uống 3 chai bia.
Anh Ngô Nhơn T. (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) có nồng độ cồn 0,22mig/lít.
Khi được hỏi về Nghị định 100/2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/ không, đa số tài xế vi phạm đều trả lời có biết.
Người phụ nữ này được đo nồng độ cồn, kết quả không vi phạm.
Đặc biệt, có đôi nam nữ phóng xe bỏ chạy khi bị CSGT yêu cầu dừng xe kiểm tra nồng độ cồn, dẫn đến va chạm với xe khác. Nạn nhân ngã sóng soài giữa đường nhưng đôi nam nữ này vẫn dựng xe lên rồi tăng ga bỏ chạy tiếp.
CSGT truy đuổi, đưa 2 người này về kiểm tra nòng độ cồn. Kết quả, nam thanh niên có nồng độ cồn 0,23mg/lít. Với vi phạm này, anh ta sẽ bị phạt 2,5 triệu đồng, tạm giữ xe 7 ngày.
Chỉ số nồng độ cồn hiện trên máy.
Trong quá trình lập biên bản, CSGT đối chiếu lại nghị định mới.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, những người uống rượu, bia (dù ít) lái xe đều bị xử phạt. Với người lái ô tô, mức phạt cao nhất là 40 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.
Với người đi xe máy, mức phạt cao nhất là 8 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng. Người đi xe đạp, xe thô sơ sẽ bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.
Bình luận