(VTC News) - Ngày 13/5/2016, Dự án Hỗ trợ Chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu EU-MUTRAP và Đại sứ quán Bỉ tổ chức tọa đàm chính sách về tổ chức và điều phối về an toàn thực phẩm.
Nội dung cụ thể là trao đổi về kinh nghiệm tổ chức hoạt động của Cơ quan An toàn Thực phẩm Liên bang của Bỉ.
Tọa đàm nhằm trao đổi chi tiết với hai khách mời là đại diện của Cơ quan An toàn Thực phẩm Bỉ: Ông Leslie Lambregts (Trưởng Ban Hợp tác Quốc tế) và Ông Jean-François Heymans (Bác sỹ Thú y Trưởng), cùng các đại diện của các cơ quan chức năng của Việt Nam.
“Bỉ đã từng gặp vấn đề về an toàn thực phẩm, vì thế rất chú trọng tới vấn đề này. Chúng ta cũng có thể thấy rằng an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu của người dân Việt Nam cũng như Chính phủ Việt Nam”, Đại sứ Jehanne Roccas nói.
Giám đốc Dự án EU-MUTRAP, Ông Bùi Huy Sơn, cũng chia sẻ: “Việc kết nối các cơ quan liên quan nhằm trao đổi cách thức nâng cao hiệu quả điều phối xử lý các vấn đề về an toàn thực phẩm thông qua xem xét kinh nghiệm thực tiễn của Bỉ là ý tưởng đúng đắn, kịp thời.
Ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam ngày càng phát triển sẽ làm thay đổi bối cảnh chung và rõ ràng sẽ yêu cầu thay đổi cách thức hoạt động của các cơ quan Chính phủ để đảm bảo thực thi các quy tắc và tiêu chuẩn. Kinh nghiệm của Bỉ là một ví dụ tham khảo rất có giá trị”.
Cơ quan An toàn Thực phẩm Bỉ được thành lập sau khi Bỉ phát hiện ra gà bị nhiễm độc dioxin. Sau sự cố này, hàng loạt thịt gà đã bị tiêu hủy, gây thiệt hại kinh tế lên tới 500 triệu USD và hàng trăm nông dân đã bị ảnh hưởng.
Từ hơn 15 năm nay, cơ quan này đã kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất thực phẩm ở Bỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng Bỉ.
Bỉ là thành viên của Liên minh Châu Âu nên thực phẩm của Bỉ cần đạt chuẩn mực nghiêm ngặt mà Liên minh châu Âu đề ra. Cơ quan An toàn Thực phẩm Bỉ bao gồm các bộ phận chức năng liên quan, nhưng tất cả các bộ phận này đều thuộc các Bộ khác nhau của Bỉ.
Dự án EU-MUTRAP có ngân sách 16,5 triệu Euro, trong đó Liên minh Châu Âu đóng góp chủ yếu (15 triệu Euro) và Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản của dự án. Dự án nhằm hỗ trợ Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thương mại toàn cầu.
Mục tiêu cụ thể của dự án là hỗ trợ Bộ Công Thương tiến hành thuận lợi hóa thương mại và đầu tư quốc tế thông qua việc tăng cường năng lực hoạch định chính sách, tham vấn chính sách, đàm phán và thực thi các cam kết liên quan, đặc biệt là trong quan hệ với EU.
Tùng Đinh
Nội dung cụ thể là trao đổi về kinh nghiệm tổ chức hoạt động của Cơ quan An toàn Thực phẩm Liên bang của Bỉ.
Tọa đàm nhằm trao đổi chi tiết với hai khách mời là đại diện của Cơ quan An toàn Thực phẩm Bỉ: Ông Leslie Lambregts (Trưởng Ban Hợp tác Quốc tế) và Ông Jean-François Heymans (Bác sỹ Thú y Trưởng), cùng các đại diện của các cơ quan chức năng của Việt Nam.
Tọa đàm chính sách về tổ chức và điều phối về an toàn thực phẩm - Ảnh: Đại sứ quán Bỉ tại Việt Nam |
Giám đốc Dự án EU-MUTRAP, Ông Bùi Huy Sơn, cũng chia sẻ: “Việc kết nối các cơ quan liên quan nhằm trao đổi cách thức nâng cao hiệu quả điều phối xử lý các vấn đề về an toàn thực phẩm thông qua xem xét kinh nghiệm thực tiễn của Bỉ là ý tưởng đúng đắn, kịp thời.
Ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam ngày càng phát triển sẽ làm thay đổi bối cảnh chung và rõ ràng sẽ yêu cầu thay đổi cách thức hoạt động của các cơ quan Chính phủ để đảm bảo thực thi các quy tắc và tiêu chuẩn. Kinh nghiệm của Bỉ là một ví dụ tham khảo rất có giá trị”.
Cơ quan An toàn Thực phẩm Bỉ được thành lập sau khi Bỉ phát hiện ra gà bị nhiễm độc dioxin. Sau sự cố này, hàng loạt thịt gà đã bị tiêu hủy, gây thiệt hại kinh tế lên tới 500 triệu USD và hàng trăm nông dân đã bị ảnh hưởng.
Từ hơn 15 năm nay, cơ quan này đã kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất thực phẩm ở Bỉ nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng Bỉ.
Bỉ là thành viên của Liên minh Châu Âu nên thực phẩm của Bỉ cần đạt chuẩn mực nghiêm ngặt mà Liên minh châu Âu đề ra. Cơ quan An toàn Thực phẩm Bỉ bao gồm các bộ phận chức năng liên quan, nhưng tất cả các bộ phận này đều thuộc các Bộ khác nhau của Bỉ.
Dự án EU-MUTRAP có ngân sách 16,5 triệu Euro, trong đó Liên minh Châu Âu đóng góp chủ yếu (15 triệu Euro) và Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản của dự án. Dự án nhằm hỗ trợ Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thương mại toàn cầu.
Mục tiêu cụ thể của dự án là hỗ trợ Bộ Công Thương tiến hành thuận lợi hóa thương mại và đầu tư quốc tế thông qua việc tăng cường năng lực hoạch định chính sách, tham vấn chính sách, đàm phán và thực thi các cam kết liên quan, đặc biệt là trong quan hệ với EU.
Tùng Đinh
Bình luận