• Zalo

Bị căng cơ đùi, cầu thủ Olympic Việt Nam Duy Mạnh phải mất bao lâu để hồi phục?

Sức khỏeThứ Ba, 28/08/2018 15:09:00 +07:00Google News

Ở hiệp phụ thứ 2 (phút 115) trận đấu với Olympic Syria tại ASIAD 2018, Duy Mạnh bị chấn thương nằm sân trong sự lo lắng, bất an của người hâm mộ.

Tuy nhiên, theo thông tin từ ban huấn luyện đội tuyển Olympic Việt Nam, Duy Mạnh chỉ bị căng cơ đùi nên không đáng ngại. Nhưng để đảm bảo sức khỏe cho cầu thủ của mình, HLV Park Hang Seo vẫn yêu cầu các bác sĩ phải theo dõi kỹ sức khỏe của Duy Mạnh.

Vậy, căng cơ là gì, cần làm gì để nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường khi bị căng cơ đùi.

Căng cơ là gì?

Căng cơ quá mức là tình trạng các thớ cơ căng dãn hơn bình thường, vượt quá giới hạn chịu đựng của cơ. Căng cơ thường thấy ở những nơi có các vận động xoay tròn hoặc uốn cong như ở vùng thắt lưng, cổ, tay và chân.

1 3

Duy Mạnh lăn xả trong một pha bóng. 

Căng cơ là chứng đau ở các bắp thịt, có thể khởi đau tức khắc hoặc là sau đó vài giờ. Các vùng bị đau có khuynh hướng bị sưng lên và cũng có thể xuất hiện những vết bầm tím.

Chứng căng cơ xảy ra khi dồn ép nhiều sức lực vào một bắp thịt, cố sức để với lấy một vật gì đó quá xa hoặc khi nâng nhấc một vật nặng ...

Khi bị căng cơ, bạn phải dừng ngay lao động, tập luyện sau đó dùng túi đá ướp chườm lạnh ngay tại chỗ 10 - 15 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 1 giờ, lặp lại nhiều lần trong ngày.

Căng cơ đùi bao lâu sẽ hồi phục

Căng cơ đùi là tình trạng cầu thủ Duy Mạnh của đội tuyển Olympic Việt Nam gặp phải trong trận đấu tối 27/8. 

Căng cơ đùi nhẹ thường hồi phục sau 2 – 3 ngày, tuy nhiên có trường hợp kéo dài hơn 1 tuần mới hồi phục.

123

Duy mạnh phải nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia y tế vì bị căng cơ đùi do hoạt động nhiều.

Thực tế cho thấy, căng cơ đùi thường khởi phát đột ngột nên khó để có thể phòng ngừa từ trước.

Tuy vậy, ngay sau khi gặp phải triệu chứng căng cơ, người bệnh cần phải được thực hiện một số biện pháp như: Dừng mọi hoạt động thể thao đang vận động, dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ đùi đang bị căng cứng và sử dụng khăn lạnh để chườm lên đùi tầm 10 -15 phút mỗi lần cách nhau khoảng 1-2 tiếng.

Theo các chuyên gia y tế, cách sơ cứu trên sẽ giúp giảm đau và hạn chế biến chứng cho người bị căng cơ đùi.

Tuy nhiên, với những người có tuần hoàn kém hay vùng da đang gặp vấn đề (nổi phát ban, trầy xước, có vết thương hở…) không nên chườm lạnh. Ngoài ra, cũng không nên chườm lạnh quá lâu trong 1 lần, vì có thể gây đông máu.

Khi bạn đột ngột bị căng cơ, tốt nhất không nên tiếp tục vận động tránh làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh cũng không nên chườm nóng, dùng rượu hay dầu nóng xoa bóp sẽ khiến cơ và dây chằng bị xơ cứng, mất khả năng đàn hồi và dễ tích tụ máu bầm.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng không được dùng tay nắn bóp mạnh vùng cơ đang bị đau nhức.

Video: Olympic Việt Nam được thưởng nóng ngay tại khách sạn sau chiến tích lịch sử

>>> Đọc thêm: Rách mí mắt, Tiền vệ Quang Hải đội tuyển Olympic Việt Nam có gặp nguy hiểm không?

Phạm Quý
Bình luận
vtcnews.vn