(VTC News) - Cơ hội giảm giá xăng có còn sau khi thuế suất thuế nhập khẩu xăng dầu trong nước được nâng lên mức 40%?
Bắt đầu từ ngày hôm nay, mức thuế nhập khẩu của mặt hàng xăng là 40% theo quyết định từ thông tư số 6/2015 của Bộ Tài chính vừa ban hành vào ngày 20/1. Đây là mức thuế tối đa trong khung thuế nhập khẩu xăng dầu theo quy định của Quốc hội và cam kết với WTO.
Theo tính toán, với lần tăng thuế kịch trần lần này sẽ khiến cho mỗi lít xăng phải "cõng" tổng cộng 9.000 đồng chi phí thuế và đẩy giá xăng dầu cơ sở tiến sát giá hiện hành.
Đây là lần thứ 3 liên tiếp trong vòng 45 ngày Bộ Tài chính điều chỉnh tăng đột biến về thuế xăng dầu khi giá dầu trên thế giới đã xuống còn 45 - 47 USD/thùng.
Mặc dù trước đó, theo thông tin từ báo Dân Việt, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã khẳng định sẽ không tăng lên kịch trần (tức 40%) mà chỉ giữ ở mức 35% để dành dư địa cho điều hành giá, giúp giảm các chi phí đầu vào của nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế.
Nhưng giờ đây, đó sẽ là câu chuyện khi giá dầu phục hồi về mức từ 60 - 75 USD/thùng. Còn khi dầu thô tăng lên mức 75 - 95 USD/thùng thì các mặt hàng xăng và dầu hoả sẽ chịu mức thuế 25%, dầu diezen và madut chịu thuế 20%.
Với trường hợp dầu thô ở mức từ 95 USD/thùng trở lên thì mặt hàng xăng và dầu hỏa sẽ được giảm thuế ở mức thuế suất 20% và mặt hàng dầu diezen và madut chịu thuế 15%.
Như vậy với lần điều chỉnh tăng thuế kịch trần này thì nhiều nguồn thông tin cho rằng sẽ không xảy ra kịch bản tiếp tục giảm giá dầu trong ngày hôm nay, tức sau 15 ngày kể từ lần giảm giá xăng gần nhất vào ngày 6/1.
Tuy nhiên theo thông tin đăng tải trên Infonet thì Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải lại khẳng định "chắc chắn giá xăng sẽ giảm trong chiều nay (21/1) và mức giảm không phải ít".
Trước đó ngày 19/1, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ một loạt giải pháp mới để đối phó với kịch bản giá dầu giảm. Tuy nhiên, trao đổi với báo chí chiều 21/1, Bộ Trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, việc giá dầu thô giảm mạnh khiến ngân sách Nhà nước giảm thu nhưng về lâu dài cũng đem lại yếu tố tích cực giúp giảm giá bán hàng hóa trong nước.
Theo tính toán, biến động mạnh về giá dầu thời gian vừa qua đã khiến ngân sách giảm thu khoảng 70.000 tỷ đồng.
>> ĐỌC TIẾP... Bắt đầu từ ngày hôm nay, mức thuế nhập khẩu của mặt hàng xăng là 40% theo quyết định từ thông tư số 6/2015 của Bộ Tài chính vừa ban hành vào ngày 20/1. Đây là mức thuế tối đa trong khung thuế nhập khẩu xăng dầu theo quy định của Quốc hội và cam kết với WTO.
Theo tính toán, với lần tăng thuế kịch trần lần này sẽ khiến cho mỗi lít xăng phải "cõng" tổng cộng 9.000 đồng chi phí thuế và đẩy giá xăng dầu cơ sở tiến sát giá hiện hành.
Đây là lần thứ 3 liên tiếp trong vòng 45 ngày Bộ Tài chính điều chỉnh tăng đột biến về thuế xăng dầu khi giá dầu trên thế giới đã xuống còn 45 - 47 USD/thùng.
Mặc dù trước đó, theo thông tin từ báo Dân Việt, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã khẳng định sẽ không tăng lên kịch trần (tức 40%) mà chỉ giữ ở mức 35% để dành dư địa cho điều hành giá, giúp giảm các chi phí đầu vào của nền kinh tế, kích thích tăng trưởng kinh tế.
Nhưng giờ đây, đó sẽ là câu chuyện khi giá dầu phục hồi về mức từ 60 - 75 USD/thùng. Còn khi dầu thô tăng lên mức 75 - 95 USD/thùng thì các mặt hàng xăng và dầu hoả sẽ chịu mức thuế 25%, dầu diezen và madut chịu thuế 20%.
Với trường hợp dầu thô ở mức từ 95 USD/thùng trở lên thì mặt hàng xăng và dầu hỏa sẽ được giảm thuế ở mức thuế suất 20% và mặt hàng dầu diezen và madut chịu thuế 15%.
Như vậy với lần điều chỉnh tăng thuế kịch trần này thì nhiều nguồn thông tin cho rằng sẽ không xảy ra kịch bản tiếp tục giảm giá dầu trong ngày hôm nay, tức sau 15 ngày kể từ lần giảm giá xăng gần nhất vào ngày 6/1.
Tuy nhiên theo thông tin đăng tải trên Infonet thì Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải lại khẳng định "chắc chắn giá xăng sẽ giảm trong chiều nay (21/1) và mức giảm không phải ít".
Trước đó ngày 19/1, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ một loạt giải pháp mới để đối phó với kịch bản giá dầu giảm. Tuy nhiên, trao đổi với báo chí chiều 21/1, Bộ Trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay, việc giá dầu thô giảm mạnh khiến ngân sách Nhà nước giảm thu nhưng về lâu dài cũng đem lại yếu tố tích cực giúp giảm giá bán hàng hóa trong nước.
Theo tính toán, biến động mạnh về giá dầu thời gian vừa qua đã khiến ngân sách giảm thu khoảng 70.000 tỷ đồng.
Video: Cây xăng gian lận, móc túi người tiêu dùng
Huyền Trân
Bình luận