(VTC News) – Các đội tuyển Robotics đến từ trường Nguyễn Bỉnh Khiêm là những nhân tố sáng giá cho các giải thưởng.
Các cuộc thi đấu, tuyển lựa rất gắt gao diễn ra từ mấy tháng nay, để lựa chọn 15 thí sinh, chia làm 5 đội, đưa vào lò luyện tăng cường. Thầy Nguyễn Ngọc Tùng cho biết: “Bình thường, câu lạc bộ Robotics học 2 tuần một buổi, nhưng để chuẩn bị cho cuộc thi Robotics Quốc gia sắp tới, sau đó là Robotics Quốc tế tại Philipines, câu lạc bộ đã tăng cường thêm một buổi nữa. Ngay khi tan trường, các em sẽ tập trung tại câu lạc bộ để học. Các em miệt mài tập luyện từ 16h30 đến 18h. Năm nay là năm đầu tiên học sinh trường Đinh Tiên Hoàng tham gia thi đấu ở tầm quốc gia, nên các em cố gắng nhiều lắm.
Quan sát 18 học sinh, tôi thấy mặt mũi em nào cũng sáng láng, toát lên vẻ thông minh, lanh lợi. Nguyễn Hoàng Gia Huy mặc dù mới học lớp 4, và đặc biệt, mới tham gia học robot được 3 tháng, nhưng đã tỏ ra xuất sắc vượt trội. Thầy Tùng cho biết, Gia Huy có năng khiếu bẩm sinh với môn học này. Em lắp ráp robot rất nhanh, có nhiều ý tưởng sáng tạo. Cài đặt, lập trình cho robot cũng là thế mạnh của Gia Huy.
Gia Huy vừa thả robot xuống sa bàn, để robot tự động làm việc, vừa nói như một chuyên gia: “Cái sa bàn này là một cái thành phố, còn robot sẽ làm những công việc để biến nó thành một thành phố thông minh chú ạ. Muốn xây dựng được thành phố thông minh thì robot phải làm rất nhiều việc. Trung tâm phân tích dữ liệu của thành phố sẽ điều khiển robot làm các công việc cụ thể như giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm môi trường, ngăn chặn tội phạm, xây dựng hạ tầng đô thị, nhà ở…”.
Thật khó có thể tin, những phân tích của một cậu bé mới 10 tuổi mà như một kỹ sư thực thụ. Gia Huy cũng chia sẻ mong muốn sẽ trở thành một kỹ sư chế tạo robot thông minh trong tương lai.
Trong số 15 bạn xuất sắc được lựa chọn thi đấu có bạn nữ Trần Thị Như Quỳnh. Khi bạn nam đang lắp ráp robot, thì “chuyên gia nhí” Như Quỳnh dán mắt vào màn hình máy tính để cài đặt phần mềm cho robot.
Bé Như Quỳnh phải tính toán kỹ lưỡng hướng robot đi, tốc độ đi, đoạn đường đi, đường rẽ, thực hiện công việc, rồi quay lại… tỉ mỉ, chính xác từng milimet, rồi nhập phần mềm đã tính toán đó vào robot.
Cài đặt xong phần mền, Như Quỳnh phân tích: “Lắp ráp robot cần nhanh và chính xác, nhưng lập trình robot thì phải chính xác tuyệt đối. Con phải tính toán xem mô tơ quay bao nhiêu vòng để lấy được đồ vật. Nhóm của con đã thực hiện nội dung thi chỉ trong 20 giây. Bọn con đang cố gắng phấn đấu giành chức vô địch để được sang Philippines thi đấu”.
Ngay khi Như Quỳnh cài đặt xong phần mềm cho robot, đồng đội đã bê con robot đặt lên sa bàn và bấm nút. Robot tự hành chạy lòng vòng trên con đường ngoắt ngoéo theo sự cài đặt của bé Quỳnh và thực hiện những công việc trong một thành phố thông minh. Cả đội vây quanh sa bàn hồi hộp chờ robot hoàn thành nhiệm vụ.
Cách Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng không xa, các đội tuyển Robotics của Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc thi Robotics Quốc gia 2013 diễn ra tại Đà Nẵng tới đây.
Các câu lạc bộ Robotics của Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có kinh nghiệm trong đấu trường quốc tế. Năm 2012, các đội tuyển Robotics đến từ trường tiểu học này đã thi đấu tại Mỹ Đình và đoạt 2 giải Tiềm năng và Khuyến khích.
Vì đã được rèn luyện môn Robotics 2 năm qua, lại được cọ sát ở đấu trường quốc tế, nên các em học sinh của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm tỏ ra rất tự tin.
Để lựa chọn được 15 em, tổ chức thành 5 đội tuyển, trong số hàng trăm học sinh đang theo học Robotics trong câu lạc bộ, Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải tổ chức cuộc thi cấp trường hết sức gay cấn. 15 học sinh xuất sắc nhất đã được lựa chọn, để chuẩn bị nguồn lực tốt nhất cho cuộc thi Quốc gia. Ở phía Nam, các đội tuyển đến từ ngôi trường này có lẽ là những nhân tố sáng giá nhất cho các giải thưởng.
Theo thầy Nguyễn Ngọc Tùng, hai em Lê Vinh Điển và Đinh Phạm Bá Thi có năng khiếu vượt trội. Mặc dù mới học lớp 3, song Điển và Thi đã có hai năm học môn Robotics. Hai em là đội trưởng của hai đội, thành thạo cả lắp ráp lẫn lập trình. Hai em đều có niềm đam mê cực độ với môn học sáng tạo robot và có khát vọng chiến thắng trong cuộc thi sắp tới.
Hai em từng được thi đấu Quốc tế ở Mỹ Đình năm 2012, cọ sát với các thí sinh rất giỏi của nước bạn, nên hai em là niềm hy vọng lớn của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như đội tuyển Robotics nước nhà trong đấu trường quốc tế sắp tới.
Em Lê Vinh Điển, đội trưởng đội Hai Sao tự tin cho biết: “Đội Hai Sao tụi con đã chuẩn bị rất kỹ để giành giải cao trong cuộc thi lần này. Tụi con đã tập đi tập lại và thuần thục lắm rồi, chỉ chờ được thi đấu thôi. Đội Hai Sao sẽ quyết tâm giành giải nhất để còn thi đấu quốc tế nữa”.
Cô Lê Thị Ngọc Điệp, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết: “Không phải ngẫu nhiên mà có hàng trăm học sinh hào hứng tham gia các câu lạc bộ Robotics. Phải công nhận rằng, tham gia môn này, các em được rèn kỹ năng phán đoán, tổng hợp, phát triển tư duy sáng tạo rất tốt. Có thể nói, hoạt động giáo dục Robotics đã kích thích học sinh yêu thích môn khoa học, say mê nghiên cứu khoa học”.
Theo cô Điệp, để lựa chọn được 15 học sinh trong tổng số 200 em sinh hoạt trong câu lạc bộ Robotics, hàng năm nhà trường đều phải tổ chức thi cấp trường. Năm nay là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT tổ chức cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 7 của tất cả trường tiểu học, THCS đã tham gia các khóa học Robotics của Liên doanh DTT-EDUSPEC, nên học sinh rất hào hứng tham gia và nhà trường sẽ tạo điều kiện hết sức cho các em thi đấu.
Trong những ngày nước rút, 5 đội tuyển Robotics của trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM) đang tập trung hết sức để chuẩn bị cho cuộc thi Robotics Quốc Gia 2013 sẽ diễn ra tại Đà Nẵng vào ngày 3/11 tới đây.
Thời gian không còn nhiều, nên không khí luyện tập diễn ra rất tập trung, căng thẳng. Sự có mặt của chúng tôi không làm các “chiến binh nhí” phân tâm. Thứ các em quan tâm, đặt hết tâm trí lúc này là đống linh kiện tạo lên một con robot tự hành.
Được biết, Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng mới đưa hoạt động giáo dục Robotics vào trường từ năm học 2013. Mặc dù mới đưa môn học này vào, nhưng đã có cả trăm học sinh tham gia, học tập rất hào hứng.
Học sinh Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP.HCM) lắp ráp robot |
Các cuộc thi đấu, tuyển lựa rất gắt gao diễn ra từ mấy tháng nay, để lựa chọn 15 thí sinh, chia làm 5 đội, đưa vào lò luyện tăng cường. Thầy Nguyễn Ngọc Tùng cho biết: “Bình thường, câu lạc bộ Robotics học 2 tuần một buổi, nhưng để chuẩn bị cho cuộc thi Robotics Quốc gia sắp tới, sau đó là Robotics Quốc tế tại Philipines, câu lạc bộ đã tăng cường thêm một buổi nữa. Ngay khi tan trường, các em sẽ tập trung tại câu lạc bộ để học. Các em miệt mài tập luyện từ 16h30 đến 18h. Năm nay là năm đầu tiên học sinh trường Đinh Tiên Hoàng tham gia thi đấu ở tầm quốc gia, nên các em cố gắng nhiều lắm.
Quan sát 18 học sinh, tôi thấy mặt mũi em nào cũng sáng láng, toát lên vẻ thông minh, lanh lợi. Nguyễn Hoàng Gia Huy mặc dù mới học lớp 4, và đặc biệt, mới tham gia học robot được 3 tháng, nhưng đã tỏ ra xuất sắc vượt trội. Thầy Tùng cho biết, Gia Huy có năng khiếu bẩm sinh với môn học này. Em lắp ráp robot rất nhanh, có nhiều ý tưởng sáng tạo. Cài đặt, lập trình cho robot cũng là thế mạnh của Gia Huy.
Thầy Tùng hướng dẫn các em trong đội tuyển cài đặt phần mềm |
Thật khó có thể tin, những phân tích của một cậu bé mới 10 tuổi mà như một kỹ sư thực thụ. Gia Huy cũng chia sẻ mong muốn sẽ trở thành một kỹ sư chế tạo robot thông minh trong tương lai.
Trong số 15 bạn xuất sắc được lựa chọn thi đấu có bạn nữ Trần Thị Như Quỳnh. Khi bạn nam đang lắp ráp robot, thì “chuyên gia nhí” Như Quỳnh dán mắt vào màn hình máy tính để cài đặt phần mềm cho robot.
Bé Như Quỳnh phải tính toán kỹ lưỡng hướng robot đi, tốc độ đi, đoạn đường đi, đường rẽ, thực hiện công việc, rồi quay lại… tỉ mỉ, chính xác từng milimet, rồi nhập phần mềm đã tính toán đó vào robot.
Cài đặt xong phần mền, Như Quỳnh phân tích: “Lắp ráp robot cần nhanh và chính xác, nhưng lập trình robot thì phải chính xác tuyệt đối. Con phải tính toán xem mô tơ quay bao nhiêu vòng để lấy được đồ vật. Nhóm của con đã thực hiện nội dung thi chỉ trong 20 giây. Bọn con đang cố gắng phấn đấu giành chức vô địch để được sang Philippines thi đấu”.
Dù mới đưa hoạt động giáo dục Robotics vào trường, nhưng học sinh trường Đinh Tiên Hoàng đã khá thuần thục môn học này |
Ngay khi Như Quỳnh cài đặt xong phần mềm cho robot, đồng đội đã bê con robot đặt lên sa bàn và bấm nút. Robot tự hành chạy lòng vòng trên con đường ngoắt ngoéo theo sự cài đặt của bé Quỳnh và thực hiện những công việc trong một thành phố thông minh. Cả đội vây quanh sa bàn hồi hộp chờ robot hoàn thành nhiệm vụ.
Cách Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng không xa, các đội tuyển Robotics của Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc thi Robotics Quốc gia 2013 diễn ra tại Đà Nẵng tới đây.
Các câu lạc bộ Robotics của Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có kinh nghiệm trong đấu trường quốc tế. Năm 2012, các đội tuyển Robotics đến từ trường tiểu học này đã thi đấu tại Mỹ Đình và đoạt 2 giải Tiềm năng và Khuyến khích.
Vì đã được rèn luyện môn Robotics 2 năm qua, lại được cọ sát ở đấu trường quốc tế, nên các em học sinh của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm tỏ ra rất tự tin.
Đội tuyển trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc thi Robotics Quốc gia 2013 |
Để lựa chọn được 15 em, tổ chức thành 5 đội tuyển, trong số hàng trăm học sinh đang theo học Robotics trong câu lạc bộ, Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phải tổ chức cuộc thi cấp trường hết sức gay cấn. 15 học sinh xuất sắc nhất đã được lựa chọn, để chuẩn bị nguồn lực tốt nhất cho cuộc thi Quốc gia. Ở phía Nam, các đội tuyển đến từ ngôi trường này có lẽ là những nhân tố sáng giá nhất cho các giải thưởng.
Theo thầy Nguyễn Ngọc Tùng, hai em Lê Vinh Điển và Đinh Phạm Bá Thi có năng khiếu vượt trội. Mặc dù mới học lớp 3, song Điển và Thi đã có hai năm học môn Robotics. Hai em là đội trưởng của hai đội, thành thạo cả lắp ráp lẫn lập trình. Hai em đều có niềm đam mê cực độ với môn học sáng tạo robot và có khát vọng chiến thắng trong cuộc thi sắp tới.
Hai em từng được thi đấu Quốc tế ở Mỹ Đình năm 2012, cọ sát với các thí sinh rất giỏi của nước bạn, nên hai em là niềm hy vọng lớn của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như đội tuyển Robotics nước nhà trong đấu trường quốc tế sắp tới.
Em Lê Vinh Điển, đội trưởng đội Hai Sao tự tin cho biết: “Đội Hai Sao tụi con đã chuẩn bị rất kỹ để giành giải cao trong cuộc thi lần này. Tụi con đã tập đi tập lại và thuần thục lắm rồi, chỉ chờ được thi đấu thôi. Đội Hai Sao sẽ quyết tâm giành giải nhất để còn thi đấu quốc tế nữa”.
Cô Lê Thị Ngọc Điệp, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết: “Không phải ngẫu nhiên mà có hàng trăm học sinh hào hứng tham gia các câu lạc bộ Robotics. Phải công nhận rằng, tham gia môn này, các em được rèn kỹ năng phán đoán, tổng hợp, phát triển tư duy sáng tạo rất tốt. Có thể nói, hoạt động giáo dục Robotics đã kích thích học sinh yêu thích môn khoa học, say mê nghiên cứu khoa học”.
Theo cô Điệp, để lựa chọn được 15 học sinh trong tổng số 200 em sinh hoạt trong câu lạc bộ Robotics, hàng năm nhà trường đều phải tổ chức thi cấp trường. Năm nay là năm đầu tiên Bộ GD-ĐT tổ chức cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 7 của tất cả trường tiểu học, THCS đã tham gia các khóa học Robotics của Liên doanh DTT-EDUSPEC, nên học sinh rất hào hứng tham gia và nhà trường sẽ tạo điều kiện hết sức cho các em thi đấu.
Song Hồ
Bình luận