(VTC News) - Sau dăm lần bảy lượt hỏi han, TS. Nguyễn Việt mới tiết lộ về ngôi mộ Hán mà ông dự đoán có thể lớn nhất Việt Nam.
Kỳ 1: Vùng đất mộ cổ khổng lồ
Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông vốn nổi tiếng là nhà khảo cổ chuyên nghiên cứu về thời kỳ tiền sử. Ông có nhiều năm nghiên cứu về các ngôi mộ cổ, dựng lại khuôn mặt, vóc dáng người Việt.
Bao năm qua, ông cứ úp mở kể về một ngôi mộ khổng lồ, như tòa biệt thự trong lòng đất. Ngôi mộ ấy ông đã nghiên cứu chục năm nay, nhưng chưa công bố, bởi ông sợ sự tò mò, sự thiếu hiểu biết của con người trong ứng xử với di chỉ, sẽ xâm phạm đến ngôi mộ khổng lồ này.
Sau dăm lần bảy lượt hỏi han, ông mới tiết lộ với phóng viên về ngôi mộ mà ông dự đoán, có thể lớn nhất Việt Nam.
Thôn 5, xã Song Khoai (Yên Hưng, Quảng Ninh) nằm dưới chân một dãy núi thấp đột khởi khỏi cánh đồng. Người dân gọi quả núi đó là Dốc Ngắn.
Vốn có chút hiểu biết về mộ Hán, đứng từ xa, nhìn dãy núi thấp mọc lên giữa cánh đồng ấy, tôi chợt nhớ tới lời của nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương rằng, dọc vùng Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, cứ giữa cánh đồng mà có gò đống, thì nhiều khả năng dưới đó có mộ Hán. Gò đống càng to, thì mộ càng lớn.
Những dải núi dọc Chí Linh, Kinh Môn (Hải Dương), kéo dài xuống vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng), rồi dọc dải Đông Triều, Uông Bí (Quảng Ninh), tiếp giáp với đồng bằng, là nơi có rất nhiều mộ Hán vĩ đại. Rất nhiều công trình mồ mả kỳ vĩ, bí ẩn, thậm chí có cả cổ vật quý, còn chìm dưới lòng đất, chưa được khai phá.
Vậy nên, đứng từ xa, nhìn quả núi đất đỏ au ấy trồi lên khỏi cánh đồng, tôi tin rằng, nơi đây người xưa sẽ đặt mộ rất nhiều, thậm chí, sẽ có những lời đồn đại, những huyền thoại ly kỳ, hấp dẫn về mộ Hán.
Vừa vào làng, gặp người đàn ông chở thóc đi xay xát, hỏi chuyện ngôi mộ xây hình vòm khổng lồ (người dân vùng quê thường chỉ gọi mộ Hán là mộ vòm, vì xây hình vòm cuốn), anh này bảo: “Mộ xây như cái cống phải không? Ở đây nhiều lắm. Ngay cạnh nhà tớ cũng có 3 ngôi, một ngôi trong sân nhà tớ luôn”. Nghe lời giới thiệu của anh thật hấp dẫn, tôi liền theo anh về nhà.
Anh là Đinh Văn Thắng, quê gốc ở xã Hiệp Hòa, kế bên. 10 năm trước, xã Song Khoai có dự án xây dựng khu văn hóa thiếu nhi, đặt tại xóm 5, nên đã san gạt khoảnh đất rộng. Còn thừa nhiều đất, nên chia lô bán cho dân. Anh Thắng đã mua một mảnh.
Hồi anh chuyển về, thì khu văn hóa cũng khởi công xây dựng. Theo lời anh, chỉ đào khu đất xây ngôi nhà, mà phát hiện tới 3 ngôi mộ vòm rất lớn trong lòng đất.
Hồi đó, các nhà khoa học ùn ùn về nghiên cứu, thu gom di vật, rồi đi hết. Nhân dân phá bỏ mộ, xây dựng nhà văn hóa, rồi khu mộ cổ bị quên lãng.
Thời điểm đó, anh Thắng cũng đào móng xây nhà, thì trúng ngay vòm cuốn. Anh kêu thợ đào rộng ra, nhưng đào rộng đến 50 mét vuông, vẫn chỉ thấy nóc ngôi mộ.
Biết rằng, đây là ngôi mộ khổng lồ, nên anh lấp lại, không đào nữa, mà xây nhà lùi về phía sau. Ngôi mộ lớn đó hiện giờ vẫn nằm dưới sân và bức tường nhà anh.
Anh Thắng bảo, hồi đào mở rộng, xuyên cả ra ngõ, thì lại chạm ngay ngôi mộ vòm cuốn nữa ở dưới ngõ. Một ông trong xóm đục lỗ chui vào, lấy được cái hũ rất đẹp, đựng tàn tro và than đen. Ông này đổ hết than tro, rồi mang hũ về.
Sau, chính anh Thắng cùng người dân trong vùng lấp ngôi mộ lại, để người chết đỡ tủi.
Theo lời anh Thắng, khu vực này có thể từng là nghĩa địa khổng lồ, nên đào chỗ nào cũng sẽ thấy mộ vòm cuốn thời xưa. Anh cũng không biết đó là loại mộ gì, chỉ biết rằng, người dân thôn 5 thường gọi là “Hố Vàng”, bởi họ tin rằng, người Tàu xây dựng những công trình đó để… chôn vàng.
Tôi hỏi về ngôi mộ khổng lồ ở phía chân núi, anh Thắng bảo: “Mình mới về đây nên không nắm rõ, chưa tận mắt, nhưng người dân ở đây, đặc biệt các cụ già kể nhiều chuyện ly kỳ về Hố Vàng lắm. Mình cũng chỉ nghe vậy, và biết vậy, chứ không nắm được gì”. Anh Thắng chỉ đường cho tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Quang Vinh, trưởng thôn 5.
Hỏi ông Nguyễn Quang Vinh, ông Vinh xác nhận có… Hố Vàng ở ngay chân núi và nhiệt tình dẫn tôi đến tận nơi.
Tôi khá bất ngờ, khi Hố Vàng lại nằm ở chái bếp nhà dân. Miệng Hố Vàng được xây quây lại bằng gạch và đổ nắp bê tông. Phía trên nắp bê tông là đống rơm. Ngay cạnh là gốc cây buộc trâu, phân trâu bốc mùi xú uế.
Một cô gái trẻ bụng to, giới thiệu là con gái chủ nhà, về thăm mẹ đẻ ra tiếp khách. Cô bảo, hồi còn nhỏ đã nghe các cụ kể đó là Hố Vàng, chỗ người Tàu chôn vàng. Tuy nhiên, các cụ bảo Hố Vàng đã bị yểm bùa, người ta chôn sống trinh nữ để giữ kho vàng, nên không ai dám đến.
Mặc dù lớn lên cạnh Hố Vàng, nhưng đến giờ cô vẫn sợ, chẳng dám đến gần, chứ đừng nói đến chuyện chui xuống Hố Vàng ấy.
Cả nhà cô ai cũng sợ. Mấy người hàng xóm thấy chúng tôi còn chạy sang kể rằng, thường xuyên nhìn thấy một cô gái mặc áo trắng, da trắng muốt, tóc đen, mắt đỏ, ngồi trên nắp Hố Vàng. Có đêm còn thấy cô gái ấy bay lượn trong vườn nhà mình.
Trẻ con ở quanh xóm đều được nghe chuyện về “ma nữ” trông giữ Hố Vàng, nên tuyệt nhiên không dám bén mảng đến gần.
Tôi dọn đống rơm chất trên nắp bê tông, thì lộ ra nắp hầm. Nhấc chiếc nắp bê tông, hố sâu hun hút, tối đen như mực hiện ra. Ông Vinh sai mấy thanh niên trong xóm đi kiếm chiếc thang dài cùng chiếc đèn pin để tôi xuống.
Ông Vinh từ chối xuống hầm mộ, bởi ông sợ dưới đó có khí độc. Khi tôi phân tích rằng, hầm mộ đã được mở từ lâu, lại có khe hở, nên khí độc nếu có sẽ đều thoát ra ngoài rồi, thì ông Vinh lại bày tỏ nỗi sợ… thần giữ của.
Việc sợ hãi hầm mộ, mà người dân gọi là Hố Vàng này đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân, thành nỗi sợ mơ hồ rất khủng khiếp. Ai cũng tin rằng, Hố Vàng được trông giữ bởi một người con gái, và nếu ai xâm phạm, sẽ bị trừng phạt.
Sau khi tôi tụt xuống, lại trèo lên, thấy an toàn, thì ông Vinh mới bám thang xuống cùng.
Còn tiếp…
Phong Nguyệt
Kỳ 1: Vùng đất mộ cổ khổng lồ
Tiến sĩ Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông vốn nổi tiếng là nhà khảo cổ chuyên nghiên cứu về thời kỳ tiền sử. Ông có nhiều năm nghiên cứu về các ngôi mộ cổ, dựng lại khuôn mặt, vóc dáng người Việt.
Bao năm qua, ông cứ úp mở kể về một ngôi mộ khổng lồ, như tòa biệt thự trong lòng đất. Ngôi mộ ấy ông đã nghiên cứu chục năm nay, nhưng chưa công bố, bởi ông sợ sự tò mò, sự thiếu hiểu biết của con người trong ứng xử với di chỉ, sẽ xâm phạm đến ngôi mộ khổng lồ này.
Sau dăm lần bảy lượt hỏi han, ông mới tiết lộ với phóng viên về ngôi mộ mà ông dự đoán, có thể lớn nhất Việt Nam.
Thôn 5, xã Song Khoai (Yên Hưng, Quảng Ninh) nằm dưới chân một dãy núi thấp đột khởi khỏi cánh đồng. Người dân gọi quả núi đó là Dốc Ngắn.
Vốn có chút hiểu biết về mộ Hán, đứng từ xa, nhìn dãy núi thấp mọc lên giữa cánh đồng ấy, tôi chợt nhớ tới lời của nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hải Dương rằng, dọc vùng Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, cứ giữa cánh đồng mà có gò đống, thì nhiều khả năng dưới đó có mộ Hán. Gò đống càng to, thì mộ càng lớn.
Ngôi mộ Hán khổng lồ ở Bảo tàng Hải Dương |
Những dải núi dọc Chí Linh, Kinh Môn (Hải Dương), kéo dài xuống vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng), rồi dọc dải Đông Triều, Uông Bí (Quảng Ninh), tiếp giáp với đồng bằng, là nơi có rất nhiều mộ Hán vĩ đại. Rất nhiều công trình mồ mả kỳ vĩ, bí ẩn, thậm chí có cả cổ vật quý, còn chìm dưới lòng đất, chưa được khai phá.
Vậy nên, đứng từ xa, nhìn quả núi đất đỏ au ấy trồi lên khỏi cánh đồng, tôi tin rằng, nơi đây người xưa sẽ đặt mộ rất nhiều, thậm chí, sẽ có những lời đồn đại, những huyền thoại ly kỳ, hấp dẫn về mộ Hán.
Vừa vào làng, gặp người đàn ông chở thóc đi xay xát, hỏi chuyện ngôi mộ xây hình vòm khổng lồ (người dân vùng quê thường chỉ gọi mộ Hán là mộ vòm, vì xây hình vòm cuốn), anh này bảo: “Mộ xây như cái cống phải không? Ở đây nhiều lắm. Ngay cạnh nhà tớ cũng có 3 ngôi, một ngôi trong sân nhà tớ luôn”. Nghe lời giới thiệu của anh thật hấp dẫn, tôi liền theo anh về nhà.
Anh là Đinh Văn Thắng, quê gốc ở xã Hiệp Hòa, kế bên. 10 năm trước, xã Song Khoai có dự án xây dựng khu văn hóa thiếu nhi, đặt tại xóm 5, nên đã san gạt khoảnh đất rộng. Còn thừa nhiều đất, nên chia lô bán cho dân. Anh Thắng đã mua một mảnh.
Hồi anh chuyển về, thì khu văn hóa cũng khởi công xây dựng. Theo lời anh, chỉ đào khu đất xây ngôi nhà, mà phát hiện tới 3 ngôi mộ vòm rất lớn trong lòng đất.
Ngôi mộ Hán vẫn nằm dưới sân nhà anh Thắng |
Hồi đó, các nhà khoa học ùn ùn về nghiên cứu, thu gom di vật, rồi đi hết. Nhân dân phá bỏ mộ, xây dựng nhà văn hóa, rồi khu mộ cổ bị quên lãng.
Thời điểm đó, anh Thắng cũng đào móng xây nhà, thì trúng ngay vòm cuốn. Anh kêu thợ đào rộng ra, nhưng đào rộng đến 50 mét vuông, vẫn chỉ thấy nóc ngôi mộ.
Biết rằng, đây là ngôi mộ khổng lồ, nên anh lấp lại, không đào nữa, mà xây nhà lùi về phía sau. Ngôi mộ lớn đó hiện giờ vẫn nằm dưới sân và bức tường nhà anh.
Anh Thắng bảo, hồi đào mở rộng, xuyên cả ra ngõ, thì lại chạm ngay ngôi mộ vòm cuốn nữa ở dưới ngõ. Một ông trong xóm đục lỗ chui vào, lấy được cái hũ rất đẹp, đựng tàn tro và than đen. Ông này đổ hết than tro, rồi mang hũ về.
Sau, chính anh Thắng cùng người dân trong vùng lấp ngôi mộ lại, để người chết đỡ tủi.
Ngôi mộ nằm cạnh chuồng bò, dưới đống rơm |
Theo lời anh Thắng, khu vực này có thể từng là nghĩa địa khổng lồ, nên đào chỗ nào cũng sẽ thấy mộ vòm cuốn thời xưa. Anh cũng không biết đó là loại mộ gì, chỉ biết rằng, người dân thôn 5 thường gọi là “Hố Vàng”, bởi họ tin rằng, người Tàu xây dựng những công trình đó để… chôn vàng.
Tôi hỏi về ngôi mộ khổng lồ ở phía chân núi, anh Thắng bảo: “Mình mới về đây nên không nắm rõ, chưa tận mắt, nhưng người dân ở đây, đặc biệt các cụ già kể nhiều chuyện ly kỳ về Hố Vàng lắm. Mình cũng chỉ nghe vậy, và biết vậy, chứ không nắm được gì”. Anh Thắng chỉ đường cho tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Quang Vinh, trưởng thôn 5.
Hỏi ông Nguyễn Quang Vinh, ông Vinh xác nhận có… Hố Vàng ở ngay chân núi và nhiệt tình dẫn tôi đến tận nơi.
Tôi khá bất ngờ, khi Hố Vàng lại nằm ở chái bếp nhà dân. Miệng Hố Vàng được xây quây lại bằng gạch và đổ nắp bê tông. Phía trên nắp bê tông là đống rơm. Ngay cạnh là gốc cây buộc trâu, phân trâu bốc mùi xú uế.
Ngôi mộ bị thủng trên nóc |
Một cô gái trẻ bụng to, giới thiệu là con gái chủ nhà, về thăm mẹ đẻ ra tiếp khách. Cô bảo, hồi còn nhỏ đã nghe các cụ kể đó là Hố Vàng, chỗ người Tàu chôn vàng. Tuy nhiên, các cụ bảo Hố Vàng đã bị yểm bùa, người ta chôn sống trinh nữ để giữ kho vàng, nên không ai dám đến.
Mặc dù lớn lên cạnh Hố Vàng, nhưng đến giờ cô vẫn sợ, chẳng dám đến gần, chứ đừng nói đến chuyện chui xuống Hố Vàng ấy.
Cả nhà cô ai cũng sợ. Mấy người hàng xóm thấy chúng tôi còn chạy sang kể rằng, thường xuyên nhìn thấy một cô gái mặc áo trắng, da trắng muốt, tóc đen, mắt đỏ, ngồi trên nắp Hố Vàng. Có đêm còn thấy cô gái ấy bay lượn trong vườn nhà mình.
Trẻ con ở quanh xóm đều được nghe chuyện về “ma nữ” trông giữ Hố Vàng, nên tuyệt nhiên không dám bén mảng đến gần.
Tôi dọn đống rơm chất trên nắp bê tông, thì lộ ra nắp hầm. Nhấc chiếc nắp bê tông, hố sâu hun hút, tối đen như mực hiện ra. Ông Vinh sai mấy thanh niên trong xóm đi kiếm chiếc thang dài cùng chiếc đèn pin để tôi xuống.
Ông Vinh từ chối xuống hầm mộ, bởi ông sợ dưới đó có khí độc. Khi tôi phân tích rằng, hầm mộ đã được mở từ lâu, lại có khe hở, nên khí độc nếu có sẽ đều thoát ra ngoài rồi, thì ông Vinh lại bày tỏ nỗi sợ… thần giữ của.
Việc sợ hãi hầm mộ, mà người dân gọi là Hố Vàng này đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân, thành nỗi sợ mơ hồ rất khủng khiếp. Ai cũng tin rằng, Hố Vàng được trông giữ bởi một người con gái, và nếu ai xâm phạm, sẽ bị trừng phạt.
Sau khi tôi tụt xuống, lại trèo lên, thấy an toàn, thì ông Vinh mới bám thang xuống cùng.
Còn tiếp…
Video khai quật mộ cổ 1.200 tuổi
Phong Nguyệt
Bình luận