Phát hiện này được công bố trong một bài báo đăng tải trên tạp chí Nature, tuy nhiên nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên vẫn là một bí ẩn.
Các tác giả của nghiên cứu tin rằng việc khám phá ra bí ẩn này có thể giúp các nhà vũ trụ học hiểu rõ hơn về sự tiến hóa các thiên hà như Dải Ngân hà.
Các nhà khoa học trước đây phát hiện ra khí bắn ra từ trung tâm các thiên hà xa hội, nhưng chưa bao giờ quan sát thấy điều tương tự bên trong Dải Ngân hà.
"Thiên hà của chúng ta giống như một phòng thí nghiệm, nơi chúng ta có thể vào và cố gắng tìm hiểu mọi thứ hoạt động như thế nào bằng cách quan sát chúng", tác giả chính của nghiên cứu Enrico Di Teodoro, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Johns Hopkins cho hay.
Việc tìm ra cách thức và lý do vì sao trung tâm Dải Ngân thải ra khí lạnh, dày đặc có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn nguyên nhân các thiên hà ngừng hình thành các ngôi sao mới.
"Các thiên hả có thể khá "giỏi" trong việc tự bắn vào chân mình. Khi bạn đẩy đi 1 một khối lượng lớn, một đang mất đi một số vật chất có thể được sử dụng để hình thành các ngôi sao. Nếu khối lượng đó đủ lớn, thiên hà sẽ không thể hình thành sao nữa", đồng tác giả nghiên cứu Naomi McClure-Griffiths, giáo sư vật lý thiên văn tại Đại học Quốc gia Australia cho hay.
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng luồng khí lạnh phun ra là bằng chứng cho thấy thiên hà tự phá hoại mình.
Tìm ra nguyên nhân luồng khí bị đẩy đi cũng giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các lực tác động ở trung tâm Dải Ngân hà.
"Khí được mô tả trong bài báo mới đây lạnh và cực kỳ đặc. Khí lạnh và nặng rất khó di chuyển", ông Naomi cho hay.
Trung tâm của Dải Ngân hà chứa 1 hố đen khổng lồ có khả năng tạo ra loại lực có thể đẩy các luồng khí lạnh, nhưng bản thân hàng nghìn ngôi sao lớn trong thiên hà của chúng ta cũng có thể tạo ra lực rất mạnh.
Để giải đáp về thứ đã bắn ra những viên đạn khí, các nhà khoa học cho rằng cần phải có thêm nhiều quan sát và phân tích bổ sung.
Bình luận