Hàng chục năm qua người dân xóm Đông Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn thường rỉ tai nhau về những câu chuyện bí ẩn xung quanh 11 ngôi đền “lạ” ở trên núi Đền.
Cho đến bây giờ người dân nơi đây vẫn chưa lý giải được những ngôi đền đó thờ vị thần nào và vì sao trên một ngọn núi nhỏ lại có tới 11 ngôi đền thiêng?!
Những ngôi đền giữ của?
Trong một lần ghé thăm những ngôi đền này, chúng tôi đã được nghe người dân kể lại rất nhiều giai thoại từng xảy ra tại vùng đất này. Họ kể rằng, người trồng cây lên địa phận đền, người trộm cành cây ở đền,... cũng bị “ngài” trừng phạt. Người phàm tục nếu “phạm” đến sự linh thiêng của đền phải dâng hương cầu khấn “ngài” mới chịu tha cho?
Những câu chuyện nhuốm màu sắc tâm linh quanh 11 ngôi đền khiến cho người dân nơi đây ai cũng phải sùng bái. Có nhiều gia đình còn xin đưa về trong khu vườn của mình để thờ cúng.
Được biết, núi Đền nằm trên địa bàn xóm Đông Sơn, xã Giang Sơn Đông có địa hình núi thoai thoải, diện tích khoảng 4 hecta. Theo truyền thuyết kể lại khu vực núi Đền được người Tàu chọn làm địa điểm chôn cất kho báu.
Trước kia do địa hình hoang vu, cây cối rậm rạp, ít người lui tới nên việc xuất hiện nhiều ngôi đền “lạ” khiến cho người dân rất ngạc nhiên. Bà Thái Thị Phấn (86 tuổi) cho biết: “Không biết ngôi đền này có từ bao giờ nhưng từ khi sinh ra, tôi đã thấy nó ở đó rồi. Nghe ông bà kể lại người Tàu xây dựng nó để giữ kho báu.
Trong 11 ngôi đền, ngôi đền Cả có diện tích và cấu trúc lớn nhất. Nó được thiết kế khá đặc biệt, có khắc những hoa văn khá tinh tế. Các ngôi đền còn lại đều có kết cấu y hệt nhau, cùng có hình dạng ô vuông chỉ có một gian, cao khoảng 2m, được làm bằng gỗ lim và gỗ mít, phía trên lợp ngói.
Mỗi ngôi đền đều chia làm hai tầng, tương tự như kiểu nhà sàn. Phần dưới chỉ có bốn cột dựng để chống đỡ. Phía trên được đóng ván kín 3 phía, phía trước cửa mở, bên trong đặt bài vị, bát hương, trong các đền nhỏ còn đặt hai thanh đao”.
Theo người xưa phỏng đoán, những ngôi đền do người thời xưa xây dựng lên để giữ kho báu. Trong các đền đều có một bức tượng hình con chó rất to được đúc bằng gỗ, rỗng bụng. Họ cho rằng chó là biểu tượng của “thần giữ của” hay còn gọi là “thần khuyển”. Khi đổ nước vào, nước sẽ phun ra từ miệng của con chó và đổ xuống đất trúng chỗ nào thì đó là điểm chôn vàng bạc châu báu(?).
Trước kia, có một nhóm người đã đến đây làm lễ cúng bái mấy ngày liền. Sợ họ đào kho báu vàng bạc đi, người dân đã xua đuổi nhóm người này. Vì không lấy được của cải, họ đã tàn phá những ngôi đền. Do không có điều kiện nên người dân không tôn tạo nó nữa. Có một thời gian những ngôi đền này đã bị lãng quên vì không có ai sinh sống ở đó.
Truyền thuyết bí ẩn và linh thiêng
Khi người dân bắt đầu tràn vào khu vực núi Đền khai hoang làm nơi sinh sống và sản xuất, họ mới bắt đầu để ý những ngôi đền này. Điều kỳ lạ, những hộ dân đó chỉ sống được một vài năm thì phải di dời đi chỗ khác vì “ngài” không cho ở. Nghĩ rằng các ngôi đền này linh thiêng, những người đến sau kinh nghiệm hơn trước khi ở đều làm lễ thắp hương cúng vái thì làm ăn rất phát đạt.
“Không biết đó là sự thật hay là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Những người nào “sùng” và làm lễ dâng hương thì “ngài” cho ở lại. Còn những hộ gia đình nào không làm lễ cầu khấn thì hàng đêm “ngài” báo mộng và trừng phạt, buộc phải đi khỏi làng”, bà Phấn cho biết thêm.
Kể từ đó, người dân nơi đây ngày càng tin vào sự linh thiêng của núi Đền. Có người thấy được sự linh thiêng này đã xin đưa đền về trong nhà để “chăm sóc” và thờ phụng mong nhận được sự bình yên. Theo người dân kể lại, bà Đính - người dân xóm Đông Sơn cách đây mấy năm lên núi cải tạo đất để trồng cây củ đậu.
Trong quá trình cuốc đất, bà phát hiện nhiều lớp gạch ngói mới biết đó là nền cũ của một trong những ngôi đền trước đây. Nghĩ người ta đã di dời đền đến chỗ khác, không ảnh hưởng gì nên bà vẫn tiếp tục bón phân và gieo hạt xuống. Tối về bà bỗng dưng đau bụng, đau đầu uống thuốc gì cũng không khỏi. Hai ngày sau, bà Đính được “ngài” báo mộng rằng bà đã mạo phạm đến đền thiêng. Người nhà của bà phải lên vườn dọn lớp phân đã bón và làm lễ dâng hương, bà mới khỏi bệnh.
Không những thế, cách đây khoảng mười năm, có một thanh niên ở làng bên thấy cây sanh ở cạnh đền đẹp nên xin bà Đính về trồng nhưng không được bà đồng ý. Tối hôm đó, anh ta đã đến nhổ trộm đưa về nhà mình trồng. Sau đó, anh ta tự nhiên bị những biểu hiện đau bụng, đau đầu giống như bà Đính. Nghe người ta mách nước, thanh niên này đã mang nhành cây đến trả chỗ cũ và thắp hương cầu vái mới được yên ổn.
“Một trong 11 ngôi đền đó được cha tôi đưa về nhà để thờ cúng. Ngôi đền đó rất linh thiêng. Có hôm do thời tiết quá nắng nóng nên cha tôi đã trải chiếu trước đền để nằm. Nhưng nằm được một tý, cha phải chạy đi. Khi hỏi vì sao cha không nằm ở đó nữa, cha tôi nói, vừa chợp mắt thì “ngài” đã hiện về đuổi đi(?). Không những thế, trước đây ông Hồng Định, người trong làng cũng bị ốm “thập tử nhất sinh”, đi khám khắp nơi không ra bệnh gì. Một hôm ông làm lễ thắp hương xin “ngài”, hôm sau lập tức khỏi ốm ngay và khỏe mạnh cho đến bây giờ”, bà Phấn kể về sự linh thiêng của ngôi đền.
Vào tháng 4/2014, người dân trong vùng đã quyên góp được 40 triệu đồng để xây lại ngôi đền Cả. Nhiều người đi làm ăn xa xứ tin rằng nhờ có “ngài” ở ngôi đền phù hộ nên cuộc sống của họ khấm khá hơn. Và thật kỳ lạ, từ khi tu tạo lại đền, người dân trong làng không còn gặp điều xui xẻo nữa”, ông Hồ Xuân Lam (54 tuổi) - người trực tiếp xây dựng, tu tạo ngôi đền cho biết.
Mặc dù, người dân tôn sùng và trùng tu lại nhưng trên thực tế họ không biết chính xác những ngôi đền này thờ cúng ai. Có người bảo rằng, đền thờ “thần khuyển” nhưng có người lại cho rằng thờ các thiên thần cung nữ.
Là Trưởng ban thờ cúng 11 ngôi đền nhiều năm nay, ông Lê Hồng Châu cho biết: “Lúc trước, nghe người xưa phỏng đoán có thể thờ “thần khuyển” để giữ của. Nhưng gần đây, nhiều người dân trong làng lại cho rằng những ngôi đền này thờ Bạch Y công chúa. Vì vậy, trên thực tế chúng tôi cũng không biết chính xác ngôi đền này thờ phụng ai nhưng rất linh thiêng”.
Truyền thuyết ghi lại rằng Bạch Y công chúa cũng chính là Mẫu Thượng ngàn – là Thiên thần đã được nhân dân thần hóa, lịch sử hóa, luôn trông nom, thuần hóa muôn loài chốn rừng xanh, luôn giúp đỡ, phù trợ các anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ biên cương bờ cõi. Họ thờ thần Bạch Y để cầu được phù trợ, được bình an, tránh được rủi ro, tai nạn và được ban phúc, ban lộc. Vì vậy, ở nhiều nơi, người dân lập điện thờ, thờ phụng bà. Ông Châu cho rằng, có thể ngày xưa người Tàu xây dựng để thờ bà.
Nguồn: Hà Hằng(Người đưa tin)
Cho đến bây giờ người dân nơi đây vẫn chưa lý giải được những ngôi đền đó thờ vị thần nào và vì sao trên một ngọn núi nhỏ lại có tới 11 ngôi đền thiêng?!
Những ngôi đền giữ của?
Trong một lần ghé thăm những ngôi đền này, chúng tôi đã được nghe người dân kể lại rất nhiều giai thoại từng xảy ra tại vùng đất này. Họ kể rằng, người trồng cây lên địa phận đền, người trộm cành cây ở đền,... cũng bị “ngài” trừng phạt. Người phàm tục nếu “phạm” đến sự linh thiêng của đền phải dâng hương cầu khấn “ngài” mới chịu tha cho?
Những câu chuyện nhuốm màu sắc tâm linh quanh 11 ngôi đền khiến cho người dân nơi đây ai cũng phải sùng bái. Có nhiều gia đình còn xin đưa về trong khu vườn của mình để thờ cúng.
Được biết, núi Đền nằm trên địa bàn xóm Đông Sơn, xã Giang Sơn Đông có địa hình núi thoai thoải, diện tích khoảng 4 hecta. Theo truyền thuyết kể lại khu vực núi Đền được người Tàu chọn làm địa điểm chôn cất kho báu.
Hai trong số những ngôi đền trên núi |
Trong 11 ngôi đền, ngôi đền Cả có diện tích và cấu trúc lớn nhất. Nó được thiết kế khá đặc biệt, có khắc những hoa văn khá tinh tế. Các ngôi đền còn lại đều có kết cấu y hệt nhau, cùng có hình dạng ô vuông chỉ có một gian, cao khoảng 2m, được làm bằng gỗ lim và gỗ mít, phía trên lợp ngói.
Mỗi ngôi đền đều chia làm hai tầng, tương tự như kiểu nhà sàn. Phần dưới chỉ có bốn cột dựng để chống đỡ. Phía trên được đóng ván kín 3 phía, phía trước cửa mở, bên trong đặt bài vị, bát hương, trong các đền nhỏ còn đặt hai thanh đao”.
Theo người xưa phỏng đoán, những ngôi đền do người thời xưa xây dựng lên để giữ kho báu. Trong các đền đều có một bức tượng hình con chó rất to được đúc bằng gỗ, rỗng bụng. Họ cho rằng chó là biểu tượng của “thần giữ của” hay còn gọi là “thần khuyển”. Khi đổ nước vào, nước sẽ phun ra từ miệng của con chó và đổ xuống đất trúng chỗ nào thì đó là điểm chôn vàng bạc châu báu(?).
Trước kia, có một nhóm người đã đến đây làm lễ cúng bái mấy ngày liền. Sợ họ đào kho báu vàng bạc đi, người dân đã xua đuổi nhóm người này. Vì không lấy được của cải, họ đã tàn phá những ngôi đền. Do không có điều kiện nên người dân không tôn tạo nó nữa. Có một thời gian những ngôi đền này đã bị lãng quên vì không có ai sinh sống ở đó.
Truyền thuyết bí ẩn và linh thiêng
Khi người dân bắt đầu tràn vào khu vực núi Đền khai hoang làm nơi sinh sống và sản xuất, họ mới bắt đầu để ý những ngôi đền này. Điều kỳ lạ, những hộ dân đó chỉ sống được một vài năm thì phải di dời đi chỗ khác vì “ngài” không cho ở. Nghĩ rằng các ngôi đền này linh thiêng, những người đến sau kinh nghiệm hơn trước khi ở đều làm lễ thắp hương cúng vái thì làm ăn rất phát đạt.
“Không biết đó là sự thật hay là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Những người nào “sùng” và làm lễ dâng hương thì “ngài” cho ở lại. Còn những hộ gia đình nào không làm lễ cầu khấn thì hàng đêm “ngài” báo mộng và trừng phạt, buộc phải đi khỏi làng”, bà Phấn cho biết thêm.
Kể từ đó, người dân nơi đây ngày càng tin vào sự linh thiêng của núi Đền. Có người thấy được sự linh thiêng này đã xin đưa đền về trong nhà để “chăm sóc” và thờ phụng mong nhận được sự bình yên. Theo người dân kể lại, bà Đính - người dân xóm Đông Sơn cách đây mấy năm lên núi cải tạo đất để trồng cây củ đậu.
Trong quá trình cuốc đất, bà phát hiện nhiều lớp gạch ngói mới biết đó là nền cũ của một trong những ngôi đền trước đây. Nghĩ người ta đã di dời đền đến chỗ khác, không ảnh hưởng gì nên bà vẫn tiếp tục bón phân và gieo hạt xuống. Tối về bà bỗng dưng đau bụng, đau đầu uống thuốc gì cũng không khỏi. Hai ngày sau, bà Đính được “ngài” báo mộng rằng bà đã mạo phạm đến đền thiêng. Người nhà của bà phải lên vườn dọn lớp phân đã bón và làm lễ dâng hương, bà mới khỏi bệnh.
Không những thế, cách đây khoảng mười năm, có một thanh niên ở làng bên thấy cây sanh ở cạnh đền đẹp nên xin bà Đính về trồng nhưng không được bà đồng ý. Tối hôm đó, anh ta đã đến nhổ trộm đưa về nhà mình trồng. Sau đó, anh ta tự nhiên bị những biểu hiện đau bụng, đau đầu giống như bà Đính. Nghe người ta mách nước, thanh niên này đã mang nhành cây đến trả chỗ cũ và thắp hương cầu vái mới được yên ổn.
“Một trong 11 ngôi đền đó được cha tôi đưa về nhà để thờ cúng. Ngôi đền đó rất linh thiêng. Có hôm do thời tiết quá nắng nóng nên cha tôi đã trải chiếu trước đền để nằm. Nhưng nằm được một tý, cha phải chạy đi. Khi hỏi vì sao cha không nằm ở đó nữa, cha tôi nói, vừa chợp mắt thì “ngài” đã hiện về đuổi đi(?). Không những thế, trước đây ông Hồng Định, người trong làng cũng bị ốm “thập tử nhất sinh”, đi khám khắp nơi không ra bệnh gì. Một hôm ông làm lễ thắp hương xin “ngài”, hôm sau lập tức khỏi ốm ngay và khỏe mạnh cho đến bây giờ”, bà Phấn kể về sự linh thiêng của ngôi đền.
Vào tháng 4/2014, người dân trong vùng đã quyên góp được 40 triệu đồng để xây lại ngôi đền Cả. Nhiều người đi làm ăn xa xứ tin rằng nhờ có “ngài” ở ngôi đền phù hộ nên cuộc sống của họ khấm khá hơn. Và thật kỳ lạ, từ khi tu tạo lại đền, người dân trong làng không còn gặp điều xui xẻo nữa”, ông Hồ Xuân Lam (54 tuổi) - người trực tiếp xây dựng, tu tạo ngôi đền cho biết.
Mặc dù, người dân tôn sùng và trùng tu lại nhưng trên thực tế họ không biết chính xác những ngôi đền này thờ cúng ai. Có người bảo rằng, đền thờ “thần khuyển” nhưng có người lại cho rằng thờ các thiên thần cung nữ.
Là Trưởng ban thờ cúng 11 ngôi đền nhiều năm nay, ông Lê Hồng Châu cho biết: “Lúc trước, nghe người xưa phỏng đoán có thể thờ “thần khuyển” để giữ của. Nhưng gần đây, nhiều người dân trong làng lại cho rằng những ngôi đền này thờ Bạch Y công chúa. Vì vậy, trên thực tế chúng tôi cũng không biết chính xác ngôi đền này thờ phụng ai nhưng rất linh thiêng”.
Truyền thuyết ghi lại rằng Bạch Y công chúa cũng chính là Mẫu Thượng ngàn – là Thiên thần đã được nhân dân thần hóa, lịch sử hóa, luôn trông nom, thuần hóa muôn loài chốn rừng xanh, luôn giúp đỡ, phù trợ các anh hùng dân tộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ biên cương bờ cõi. Họ thờ thần Bạch Y để cầu được phù trợ, được bình an, tránh được rủi ro, tai nạn và được ban phúc, ban lộc. Vì vậy, ở nhiều nơi, người dân lập điện thờ, thờ phụng bà. Ông Châu cho rằng, có thể ngày xưa người Tàu xây dựng để thờ bà.
Nguồn: Hà Hằng(Người đưa tin)
Bình luận